- Mặc định
- Lớn hơn
Trở thành đầu bếp là một trong những lựa chọn nghề phổ biến của các bạn trẻ ngày nay. Để theo đuổi con đường đầu bếp, bạn phải nỗ lực rèn luyện kiến thức, kỹ năng và cả những đức tính tốt cần thiết. Bên cạnh đó, một vài đầu bếp vẫn khiến cho nhiều người thắc mắc rằng “tại sao đầu bếp thường nóng tính?”, liệu có phải nghề đầu bếp có những nỗi khổ riêng nào hay không.
Tìm hiểu về yêu cầu công việc của nghề đầu bếp
Cũng như các ngành nghề khác, nghề đầu bếp có những tiêu chuẩn và yêu cầu công việc riêng. Trở thành đầu bếp có thể là quyết định dễ dàng nhưng để trở thành đầu bếp giỏi thì bạn cần đáp ứng rất nhiều yêu cầu như:
Tinh thần làm việc cần cù, siêng năng, chịu khó học hỏi
Không riêng gì với nghề đầu bếp, nghề nào cũng đều cần tinh thần làm việc cần cù, siêng năng học hỏi không ngừng. Thường xuyên tham gia các khóa học nghề nấu ăn chuyên nghiệp để nâng cao tay nghề. Bên cạnh đó, không gian làm việc nóng bức cùng áp lực từ công việc đòi hỏi người đầu bếp chuyên nghiệp phải chịu khó, kiên nhẫn trong công việc.
Khả năng cảm nhận bằng vị giác cao, thao tác khéo léo
Người đầu bếp giỏi là người có sự nhạy cảm trong vị giác, có khả năng nêm nếm tốt. Song song với đó là thao tác khéo léo, tỉ mỉ trong từng công đoạn chế biến để tạo nên những món ăn hấp dẫn.
Phát triển sự sáng tạo
Nhu cầu ăn uống của thực khách ngày càng thay đổi liên tục. Đầu bếp cần phát triển sự sáng tạo của bản thân để chế biến những món ăn ngon và mới lạ hơn giúp đáp ứng nhu cầu này.
Chấp nhận mọi gian khổ, vất vả
Nghề đầu bếp là nghề không tránh khỏi được nhiều nỗi khổ riêng trong công việc. Vì vậy, khi bạn muốn theo đuổi nghề đầu bếp đồng nghĩa với việc bạn phải chấp nhận mọi gian khổ, vất vả như đi sớm về khuya, áp lực công việc…
Những nỗi khổ – tâm sự của nghề bếp ít ai biết
Nhiều người lựa chọn trở thành đầu bếp vì đây là nghề đang có cơ hội việc làm cao, mức lương cao cũng như dễ học, dễ làm. Nhưng nghề nào cũng có hai mặt, bên cạnh những lợi ích thì nghề đầu bếp cũng có nhiều nỗi khổ riêng mà không phải ai cũng biết. Những khó khăn của nghề nấu ăn thường gặp phải là một trong những nguyên nhân tại sao đầu bếp thường nóng tính:
Công việc ảnh hưởng đến sức khoẻ
Có thể nhiều người chưa biết, công việc của các đầu bếp làm lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ. Người đầu bếp thường làm việc với tần suất cao bao gồm sáng, trưa, chiều, tối. Chưa kể vào những ngày lễ, đầu bếp phải làm gấp đôi, gấp 3 công việc để kịp đáp ứng nhu cầu ăn uống tại các quán ăn, nhà hàng.
- Có khả năng bị đau bao tử: Vì tính chất công việc bận rộn nên đầu bếp không có chế độ ăn uống đều độ, dễ dẫn đến việc đau bao tử.
- Bị thừa cân hoặc béo phì: Cùng với việc ăn uống không đúng giờ, chế độ ăn uống không khoa học hay thậm chí là ăn cho đủ bữa, ăn qua loa dễ dẫn đến việc đầu bếp mắc bệnh béo phì.
- Ảnh hưởng đến cột sống, nhức mỏi cổ, vai gáy triền miên: Tính chất công việc của đầu bếp là phải đứng nấu ăn. Do đó, làm lâu dài sẽ ảnh hưởng đến cột sống hay đau cổ vai gáy là điều đương nhiên.
- Ảnh hưởng đến “sức khoẻ” của chân: Thường xuyên làm việc với tần suất trên 12 tiếng/ 1 ngày, hiện tượng thường thấy tại các đầu bếp là hiện tượng phù chân do đứng quá lâu.
- Vị giác bị thay đổi: Nấu ăn và nêm nếm thức ăn hằng ngày khiến người đầu bếp bị thay đổi vị giác vào cuối ngày. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng hương vị món ăn.
- Da thường xuyên bị tổn thương: Công việc của đầu bếp là chiên xào đồ ăn, tiếp xúc với dao kéo nhiều nên việc bị dầu ăn bắn vào người, vào da khiến da thường bị phỏng, tổn thương do dao, kéo là chuyện khó tránh.
Không gian làm việc bí bách
Không gian làm việc của đầu bếp thường rất nhỏ dễ tạo cảm giác bí bách, khó chịu khi làm việc. Ngoài ra, khi làm đầu bếp bạn phải chấp nhận được sự nóng từ gian bếp toả ra. Thậm chí, mỗi khi nấu ăn bị dầu ăn hay dao kéo làm bị thương, đầu bếp còn không có thời gian để kịp xử lý vết thương ngay lập tức.
Không có thời gian riêng dành cho bản thân, gia đình
Sự hy sinh trong nghề nghiệp lớn nhất của người đầu bếp chính là việc không có thời gian riêng cho bản thân và cho gia đình. Người đầu bếp làm việc bận rộn hơn 12 tiếng/ 1 ngày nên tìm kiếm thời gian để đi spa chăm sóc da, mua sắm, đi chơi cùng bạn bè hay du lịch cùng gia đình là điều xa xỉ. Đặc biệt là vào những ngày lễ tết, các quán ăn nhà hàng phải phục vụ số lượng khách rất nhiều. Điều này khiến đầu bếp phải tăng ca, làm việc thâu đêm.
“Không cùng tiếng nói” với bộ phận bàn
Bộ phần bàn là bộ phận nhận đơn hàng, chốt món cụ thể từ khách hàng và đưa thông tin cho đầu bếp nấu nướng. Vì công việc có sự tương tác lẫn nhau nên đầu bếp thường xuyên xảy ra mâu thuẫn cũng là chuyện khó tránh khỏi.
Một vài trường hợp phổ biến có thể kể đến như phục vụ nhầm lẫn món ăn nên đầu bếp phải làm lại món khác, phục vụ dồn quá nhiều đơn hàng một lúc khiến đầu bếp không kịp trở tay hay khách hàng chỉ tip cho bộ phần bàn mà quên đi đầu bếp…
Những nỗi khổ này cũng có thể là lý do bắt nguồn cho vấn đề tại sao đầu bếp thường nóng tính. Và để biết được nguyên do thực sự, chúng ta cùng theo dõi phần dưới đây trong bài viết.
Lo lắng khách hàng phàn nàn
Đứng trên cương vị là một người đầu bếp, người trực tiếp chế biến món ăn cho khách hàng thì việc lo lắng vì sợ khách hàng phàn nàn về món ăn là lẽ đương nhiên. Mặc dù trực tiếp không nghe những lời phàn nàn nhưng khi có những ý kiến chê món ăn không hợp khẩu vị, bị mặn hay quá nhạt, đầu bếp sẽ cảm thấy buồn và áp lực.
Tại sao đầu bếp thường nóng tính?
Đầu bếp được cho rằng là những người trầm tính, kiên nhẫn và chịu khó. Nhưng có nhiều người nhận thấy rằng đầu bếp thường nóng tính và tự đặt ra câu hỏi rằng “Lý do tại sao đầu bếp thường nóng tính?”. Đây là sự thật hay chỉ là “lời đồn đại” không có căn cứ.
Trên thực tế, đầu bếp phải làm việc trong một môi trường khá khắc nghiệt và áp lực. Nên để nói đầu bếp bị nóng tính khi làm việc là không hề sai. Điều này chỉ xảy ra trên khuôn khổ công việc, sau giờ làm họ vẫn vui vẻ và hoà đồng với những người đồng nghiệp. Ngoài ra, yêu cầu công việc của một người đầu bếp cần sự tỉ mỉ, cẩn thận nên bản chất của đầu bếp vẫn là những người có đầy sự kiên nhẫn và chịu khó trong công việc.
Trừ trường hợp một vài đầu bếp có bản chất nóng tính, ngoài ra còn một số lý do có thể giải thích như sau:
Áp lực từ công việc
Đối với những quán ăn đông khách hay nhà hàng lớn, người đầu bếp phải đứng bếp với tần suất lớn, thông thường hơn 12 tiếng/ 1 ngày. Đây cũng chính là lý do khiến các đầu bếp không giữ được bình tĩnh và nóng tính.
Khiến tinh thần tỉnh táo
Một trong những lý do tại sao đầu bếp thường nóng tính chính là giúp tinh thần của chính mình và đồng nghiệp tình táo hơn. Khi quá tập trung để nhớ tất cả những công thức món ăn, liều lượng gia vị, nguyên liệu cần thiết cho món ăn, cách trình bày… sẽ khiến đầu óc của người đầu bếp dễ nhầm lẫn. Lúc này những lời lớn tiếng hối thúc sẽ giúp đồng nghiệp lấy lại sự tập trung và làm đúng công việc.
Hối thúc đồng nghiệp
Những ngày lễ tết khiến các đơn hàng tăng cao, tần suất lên đơn hay lên món ăn phải nhanh hơn. Đầu bếp phải hối thúc các khâu soạn nguyên liệu, chế biến, trình bày, vệ sinh khu bếp liên tục để đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách hàng. Điều này cũng có thể được xem là sự nóng tính đến từ các đầu bếp.
Xem thêm: Vì sao đầu bếp Nhật không đeo bao tay khi chế biến món ăn?
Giảm tải căng thẳng, lo lắng trong công việc
Không gian làm việc bí bách, thời gian làm việc nhiều cùng tâm lý lo sợ khách hàng không ưng ý món ăn dễ khiến đầu bếp căng thẳng, lo lắng, stress. Vậy nên đừng hỏi tại sao đầu bếp thường nóng tính, những lời to tiếng hay bực tức có thể giúp đầu bếp giải tỏa căng thẳng một cách hiệu quả, lấy lại tinh thần làm việc.
Thường xuyên gặp mâu thuẫn với bộ phận khác
Vì hay xảy ra mâu thuẫn với phục vụ bàn, người đầu bếp thường có xu hướng nóng tính trong cách giải quyết và lời ăn tiếng nói.
Đầu bếp có nên nóng tính hay không?
Nói chung, người đầu bếp thường có xu hướng nóng tính vì tính chất công việc và một vài lý do có lợi ích trong công việc. Do đó, để nói đầu bếp có nóng tính hay không còn tùy trường hợp.
Hầu hết nhiều người làm việc tại vị trí đầu bếp đều thông cảm và thấu hiểu cho nhau bởi tính nóng giận này. Họ chỉ xảy ra mâu thuẫn và nóng giận trong lúc làm việc và không để bụng hay tức giận lâu dài. Đó cũng chính là tính cách tốt của người đầu bếp.
Tuy nhiên, người đầu bếp chỉ nên dừng lại việc nóng tính hay to tiếng ở mức cho phép để không làm tổn thương đến đồng nghiệp, người thân. Bên cạnh đó, đầu bếp có thể lạm dụng sự nóng tính và gây ra mâu thuẫn lớn nếu không biết kiềm chế cảm xúc trong công việc.
Vấn đề tại sao đầu bếp thường nóng tính được giải thích bởi tính chất và nỗi khổ riêng xuất phát từ công việc của người đầu bếp. Tuy nhiên sự nóng tính nên được dừng lại cho phép nếu bạn không muốn gây tổn thương cho bạn bè, đồng nghiệp. Nóng tính quá mức dẫn đến sự mâu thuẫn cao trong công việc, điều này có thể khiến đầu bếp bị đánh giá không hay về mặt đạo đức nghề nghiệp.