- Mặc định
- Lớn hơn
Công nghiệp làm đẹp làm đẹp đang ngày càng phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam mở ra nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn. Để hoạt động kinh doanh diễn ra hợp pháp, bền vững trong lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp, bạn cần nắm rõ các điều kiện kinh doanh dịch vụ chăm sóc sắc đẹp theo quy định của pháp luật.
5 Điều kiện kinh doanh dịch vụ chăm sóc sắc đẹp
Để kinh doanh dịch vụ chăm sóc sắc đẹp tuân thủ luật pháp, bạn cần đảm bảo 5 điều kiện kinh doanh đó là: Điều kiện về an ninh, trật tự; Điều kiện về cơ sở vật chất; Điều kiện về trang thiết bị kỹ thuật; Điều kiện về nhân sự; Điều kiện về chủ cơ sở kinh doanh. Cụ thể:
Điều kiện về an ninh, trật tự
Đây là điều kiện kinh doanh dịch vụ chăm sóc sắc đẹp cần thiết, không chỉ là yêu cầu pháp lý mà còn là yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn và trải nghiệm tốt cho khách hàng. Theo quy định, điều kiện đảm bảo an ninh, trật tự sẽ bao gồm các khía cạnh như:
- Phòng chống tệ nạn: Cơ sở kinh doanh phải có các biện pháp ngăn chặn các hoạt động mại dâm, mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy và các tệ nạn xã hội khác.
- Đảm bảo an toàn cho khách hàng và nhân viên: Đảm bảo môi trường làm việc, sử dụng dịch vụ an toàn, không có các hành vi gây rối, bạo lực…
- Tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy: Cơ sở kinh doanh phải trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy chữa cháy, có lối thoát hiểm an toàn, thường xuyên tổ chức tập huấn về phòng cháy chữa cháy cho nhân viên.
- Bảo vệ môi trường: Cơ sở kinh doanh cần đảm bảo xử lý chất thải đúng quy định để tránh gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
Điều kiện về cơ sở vật chất
Theo Điều 38 Nghị định 109/2016/NĐ/CP, cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sắc đẹp cần đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất bao gồm:
- Đảm bảo vệ sinh: Cơ sở kinh doanh phải đảm bảo luôn sạch sẽ, gọn gàng, không có mùi hôi. Các phòng vệ sinh, phòng tắm, giường massage, ghế, khăn tắm, gối… phải đảm bảo được vệ sinh, tiệt trùng sau mỗi lần sử dụng. Đồng thời cơ sở kinh doanh cần có hệ thống xử lý chất thải đúng quy định, không gây ô nhiễm môi trường.
- Bảng quy định chung: Tại các phòng dịch vụ, phòng trị liệu, massage, xông hơi… đều phải có quy trình thực hiện, các quy định chung được dán và bố trí tại nơi dễ quan sát.
- Tủ thuốc, dụng cụ y tế: Cơ sở kinh doanh phải có tủ thuốc, các loại thuốc cấp cứu và dụng cụ y tế thông thường như ống nghe, nhiệt kế, bơm kim tiêm… nhằm sử dụng cho các tình huống cần thiết.
- Diện tích phòng: Đảm bảo cơ sở kinh doanh phải có diện tích tối thiểu theo quy định, tùy thuộc vào loại hình dịch vụ và số lượng khách hàng dự kiến phục vụ. Thường diện tích tối thiểu cho một cơ sở chăm sóc sắc đẹp là khoảng 30m2, mỗi phòng từ 4m2, trần nhà cao trên 2,5m.
- Thiết kế và bố trí không gian: các khu vực chức nhắc từ phòng tiếp tân, phòng chờ, phòng dịch vụ, khu vệ sinh… cần được phân chia rõ ràng. Đảm bảo các phòng dịch vụ được thiết kế thông thoáng, có đầy đủ ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo. Thiết kế lối thoát hiểm rõ ràng đảm bảo an toàn cho cả khách hàng và nhân viên.
Điều kiện về trang thiết bị kỹ thuật
Một trong những điều kiện kinh doanh dịch vụ chăm sóc sắc đẹp không thể thiếu đó là điều kiện về trang thiết bị kỹ thuật. Điều kiện này đảm bảo chất lượng dịch vụ, an toàn cho khách hàng và tuân thủ các quy định pháp luật. Một số yêu cầu cụ thể của điều kiện này có thể kể đến như:
- Trang thiết bị chuyên dụng phải phù hợp với loại hình dịch vụ, đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Thường xuyên vệ sinh, tiệt trùng các thiết bị sau mỗi lần sử dụng.
- Nếu cơ sở kinh doanh có cung cấp các dịch vụ như tiêm filler, laser… cần đảm bảo các thiết bị được cấp phép sử dụng bởi Bộ Y Tế, được vận hành bởi nhân viên có chuyên môn, có chứng chỉ hành nghề phù hợp. Đồng thời cần tuân thủ các quy định về bảo quản và kiểm định định kỳ các thiết bị y tế.
Điều kiện về nhân sự
Cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sắc đẹp cần đảm bảo các điều kiện cần thiết về nhân sự trong kinh doanh dịch vụ nhằm đảm bảo chất lượng và sự an toàn cho khách hàng. Cụ thể, nhân sự trong cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sắc đẹp cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Trình độ chuyên môn: Nhân viên phải có trình độ chuyên môn, có kỹ năng và kiến thức phù hợp với các dịch vụ mà cơ sở đó cung cấp. Đồng thời phải đảm bảo nhân sự có chứng chỉ hành nghề và thường xuyên được đào tạo, cập nhật các kiến thức mới nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ.
- Điều kiện về sức khỏe: Nhân viên cần được thăm khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo không mắc các bệnh truyền nhiễm gây ảnh hưởng đến khách hàng.
- Thái độ phục vụ: Cần chuyên nghiệp và lịch sự, thân thiện và tôn trọng khách hàng. Có kỹ năng giao tiếp tốt để lắng nghe và tư vấn cho khách hàng hiệu quả.
- Số lượng nhân viên: Đảm bảo số lượng nhân viên đủ phục vụ khách hàng chu đáo, không để khách chờ đợi quá lâu.
Điều kiện về chủ cơ sở kinh doanh
Đối với chủ cơ sở là hộ kinh doanh, điều kiện tiên quyết là phải có chứng chỉ hành nghề spa. Riêng đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh không yêu cầu chứng chỉ nhưng khi làm thủ tục xin cấp phép con, chủ doanh nghiệp sẽ phải xuất trình các giấy tờ chứng minh trình độ chuyên môn đối với các lĩnh vực kinh doanh.
Thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ chăm sóc sắc đẹp
Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ chăm sóc sắc đẹp có thể khác nhau tùy thuộc vào loại hình dịch vụ cụ thể mà bạn cung cấp. Để xin giấy phép kinh doanh các ngành nghề chăm sóc sắc đẹp, bạn cần thực hiện các bước như sau:
Bước 1 – Đăng ký kinh doanh: Ở bước này bạn cần lựa chọn hình thức kinh doanh bao gồm Hộ kinh doanh cá thể hoặc Doanh nghiệp (các công ty TNHH, Công ty cổ phần…).
Đối với hộ kinh doanh cá thể bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
- Bản sao y công chứng CMND/CCCD/Hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh.
- Các giấy tờ khác như giấy chứng nhận quyền sử dụng địa điểm kinh doanh hoặc hợp đồng thuê mặt bằng.
- Nơi nộp hồ sơ: cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/ huyện, nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Đối với doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp.
- Danh sách thành viên/ cổ đông.
- Điều lệ công ty.
- Bản sao y công chứng CMND/CCCD của các thành viên/ cổ đông, người đại diện pháp luật.
- Nơi tiếp nhận hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Hồ sơ đăng ký kinh doanh thường sẽ được giải quyết trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Bước 2: Xin giấy phép hoạt động kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Một số dịch vụ trong ngành chăm sóc sắc đẹp đặc thù như: Dịch vụ massage, phun xăm thẩm mỹ, dịch vụ cần sử dụng thiết bị y tế… sẽ cần yêu cầu có giấy phép kinh doanh riêng.
Thủ tục xin giấy phép con này sẽ bao gồm các hồ sơ sau:
- Giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh hoạt động dịch vụ.
- 2 bản sao y công chứng giấy phép kinh doanh.
- 2 bản sao y công chứng hợp đồng thuê mặt bằng, địa điểm.
- Các loại giấy tờ chứng minh đủ điều kiện kinh doanh bao gồm bằng cấp, chứng chỉ, cơ sở vật chất…
- Thời gian trả hồ sơ: 7 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Bạn muốn hiểu rõ thêm việc kinh doanh mở spa, đừng ngại hãy để chúng tôi giúp bạn.
Mã ngành nghề kinh doanh chăm sóc da
Theo quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 07 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành hệ thống ngành nghề kinh doanh. Các mã ngành được đăng ký kinh doanh liên quan đến dịch vụ chăm sóc sắc đẹp bao gồm:
- Mã 961 – 9610 – 96100: Bao gồm các dịch vụ tắm hơi, massage và các dịch vụ tăng cường sức khỏe tương tự. Các loại dịch vụ trong ngành bao gồm: Dịch vụ tắm hơi, dịch vụ massage, các dịch vụ thẩm mỹ không phẫu thuật.
- Mã ngành 9631 – 96310: Là nhóm dịch vụ trong lĩnh vực cắt tóc, làm đầu, gội đầu với các dịch vụ cắt tóc, gội đầu, uốn, nhuộm, duỗi, ép, cắt tỉa cạo râu, massage mặt, làm móng, trang điểm.
Hy vọng nội dung bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về điều kiện kinh doanh dịch vụ chăm sóc sắc đẹp. Việc nắm vững các điều kiện là bước đệm quan trọng giúp bạn xây dựng cơ sở kinh doanh vững chắc, tuân thủ pháp luật. Hãy tuân thủ đầy đủ các quy định, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để đạt được thành công bền vững