- Mặc định
- Lớn hơn
Làm sao biết da mặt dày hay mỏng là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ. Việc nhận ra được làn da mỏng manh sớm sẽ giúp các chị em chăm sóc da tốt hơn. Vậy, dấu hiệu của làn da mỏng là như thế nào? Nguyên nhân khiến da mặt bị mỏng? Cách chăm sóc ra sao để da khỏe mạnh hơn? Seoul Academy sẽ giải đáp cho bạn tất tần tật ngay trong bài viết dưới đây.
Làm sao biết da mặt dày hay mỏng?
Làm sao biết da mặt dày hay mỏng? Hay da mỏng là da như thế nào? Câu trả lời đó là nhìn vào biểu hiệu bên ngoài của làn da. Làn da dày hay mỏng mỏng rất dễ nhận biết bằng mắt thường.
Dấu hiệu da mặt mỏng là gì?
Các dấu hiệu thường gặp của da mặt mỏng như:
Nổi gân máu
Da mỏng nổi mạch máu là tình trạng dễ dàng quan sát và nhận ra bằng mắt thường nhất. Những người sở hữu làn da mỏng thường có có mạch máu, gân xanh nổi lên. Nhìn rõ được các mao mạch xen kẽ nhau dưới lớp da mặt.
Da thường xuyên ửng đỏ
Làn da mỏng rất dễ bị ửng đỏ kể cả với tác nhân bình thường ở bên ngoài. Đặc biệt sẽ dễ ửng đỏ, nổi mẩn hơn khi gặp sự thay đổi thời tiết hay môi trường.
Da dễ tổn thương
Da mỏng rất yếu, vì thế rất dễ tổn thương ngay khi va chạm nhẹ. Và lưu lại dấu vết của sự va chạm khá lâu. Bạn có thể thử dùng đầu móng tay ấn nhẹ vào da. Nếu vết móng tay bị lưu lại, qua vài phút mới bình thường thì da bạn là da mỏng.
Căng, khô ráp
Da mỏng có lớp biểu bì không dày và lượng chất béo ở lớp hạ bì cũng ít hơn mức bình thường. Nên da thường xuyên bị căng, khô ráp, dễ ngứa ngáy khó chịu. Nếu không cấp ẩm đầy đủ, da còn dễ bị bong tróc, nứt nẻ.
Một số biểu hiện khác
Da mỏng còn có một số dấu hiệu nhận biết khác như lỗ chân lông to, da không đều màu, xỉn màu,… Hơi khó nhận ra hơn so với các dấu hiệu ở trên và cũng ít gặp hơn.
Trên đây là những dấu hiệu nhận biết và câu trả lời cho làm sao biết da mặt dày hay mỏng. Nếu không có những dấu hiệu trên đây, tức bạn không thuộc những người có làn da mỏng manh.
Da mỏng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và giới tính. Đây là chất da yếu và rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng bởi tác động bên ngoài.
Dấu hiệu da mặt dày là gì?
Trong khi đó da dày là làn da có số lượng lớp biểu bì dày hơn so với mức bình thường của từng vùng da và quá trình hình thành lớp sừng cũng nhanh hơn.
Ví dụ như da mặt thường sẽ có từ 4 đến 8 lớp tế bào sừng. Da mặt dày sẽ có hơn số lớp này (từ 9 lớp trở lên), khi sờ vào có cảm giác thô ráp và cứng. Một số vùng da thường xuyên bị dày lên như: lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, gót chân, cùi tay hay những vùng da thường xuyên bị tác động nhiều.
Để nhận mọi giải đáp thắc mắc, hãy để lại thông tin cho chúng tôi
Nguyên nhân khiến da mặt bị mỏng
Khi đã quan sát và trả lời được câu hỏi làm sao biết da mặt dày hay mỏng rồi. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những nguyên nhân khiến da mặt bị mỏng. Từ đó, tìm ra cách khắc phục làn da yếu, giúp da khỏe mạnh hơn.
Có 7 nguyên nhân chính dẫn đến da mặt mỏng và yếu, từ bên trong lẫn bên ngoài cơ thể.
- Lão hóa: Đây là nguyên nhân đầu tiên phải kể đến khi nói về da bị mỏng và yếu, lộ mao mạch. Theo thời gian, lượng collagen và elastin trong da ngày càng giảm đi. Chính vì thế mà da ngày càng mỏng dần và yếu hơn.
- Tác động từ môi trường xung quanh: Tác nhân gây hại hàng đầu phải kể đến đó là ánh nắng Mặt Trời. Tia UVA và UVB có thể bào mòn và phá vỡ cấu trúc tế bào của da một cách nhanh chóng. Ngoài ra, ánh nắng Mặt Trời còn khiến da bị thâm, nám, tàn nhang,… và nhanh lão hóa hơn.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc điều trị bệnh có thể có tác dụng phụ không mong muốn. Tác động xấu đến làn da như gây mụn hay làm mỏng, khiến da yếu đi. Các loại thuốc đó như Corticosteroid, Aspirin, thuốc chứa Steroid, thuốc làm loãng máu,…
- Thói quen sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh: Một số thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng như chế độ ăn uống không khoa học sẽ khiến làn da của bạn ngày càng yếu đi. Phải kể đến đó là: Sử dụng nhiều chất kích thích, ăn uống không điều độ, ít vận động lười tập thể dục thể thao.
- Dưỡng da không đúng cách, sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng: Việc dùng sản phẩm dưỡng da không rõ nguồn gốc, kém chất lượng cũng gây ảnh hưởng xấu về sau. Bởi chúng chứa nhiều hóa chất, gây bào mòn da, khiến da bị kích ứng và mỏng hơn.
- Do bị mụn: Mụn sau khi hết sẽ để lại sẹo, thâm và những đốm tàn nhang. Ngoài ra việc thường xuyên bị mụn cũng khiến da ngày càng yếu và mỏng manh hơn. Bạn có thể để ý rằng, những vùng da mụn sau khi hết thường sẽ mỏng hơn so với bình thường. Đây cũng chính là một dấu hiệu nhận biết cho câu hỏi làm sao biết da mặt dày hay mỏng.
- Cơ địa, di truyền: Một số người có cơ địa da mỏng từ khi sinh ra, thường là di truyền từ gen của gia đình. Lượng collagen và elastin trong làn da thường thấp và ngày càng giảm đi nhanh chóng theo thời gian. Chính vì thế mà da của những người này sẽ ngày càng mỏng manh theo thời gian.
Nguyên nhân này thường hiếm gặp hơn so với những nguyên nhân đã kể trên. Cũng là nguyên nhân khó khắc phục nhất trong tất cả.
Da mỏng yếu nên làm gì?
Có thể thấy, da mỏng đi rất dễ nhận biết. Và nguyên nhân khiến da mỏng có thể đến từ di truyền hay chịu ảnh hưởng xấu từ các yếu tố bên ngoài. Nếu không tính đến việc di truyền, thì nếu da mỏng da các nguyên nhân còn lại thì chúng ta nên làm gì để cải thiện và phục hồi da.
Trước khi tiến hành quá trình chăm sóc và phục hồi, chúng ta cần phải ngưng sử dụng toàn bộ các sản phẩm chứa nhiều thành phần chứa nhiều chất tẩy trắng da, các chất tác động mạnh đến da như BHA, Retinol, Tretinoin, …
Song song đó, hãy tìm hiểu những sản phẩm chứa thành phần hỗ trợ phục hồi, tăng sinh collagen và elastin cho da như: Vitamin B5, Niacinamide – Ceramide; Hyaluronic acid; Glycerin, Vitamin E, …
Da mặt dày phải làm sao?
Khác với da mặt mỏng và yếu, da mặt dày không ảnh hưởng nhiều đến làm da nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ. Thật may mắn khi da mặt dày rất dễ xử lý và cải thiện. Để da quay về trạng thái ban đầu bạn cần:
- Thực hiện tẩy tế bào chết 2 – 3 lần/ tuần.
- Bảo vệ da mặt bằng kem chống nắng và đồ bảo hộ, không để da tiếp xúc dưới ánh nắng quá nhiều.
- Không dùng tay sờ lên mặt quá nhiều.
- Skincare cho da và sử dụng sản phẩm dưỡng da phù hợp.
- Thực hiện chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh
Chăm sóc da mỏng, yếu, nhạy cảm như thế nào?
Sau khi đã trả lời câu hỏi làm sao biết da mặt dày hay mỏng và những nguyên nhân của vấn đề này rồi. Hãy cùng tìm hiểu về cách chăm sóc để khắc phục làn da mỏng yếu, giúp chúng khôi phục độ dày và đàn hồi ngay sau đây!
Đầu tiên, bạn phải điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt và ăn uống của mình. Bỏ đi những thói quen kém lành mạnh và áp dụng chế độ ăn uống khoa học như sau:
- Ngủ đủ giấc theo nhu cầu của cơ thể (có thể nhiều hoặc ít hơn 8 giờ/ngày).
- Không thức khuya, ngủ muộn. Hãy tạo cho bạn một đồng hồ sinh học đúng đắn.
- Không hút thuốc, uống rượu, bia hay sử dụng chất kích thích.
- Cân bằng hàm lượng của mỗi loại thực phẩm trong khẩu phần ăn. Đừng nạp riêng một nhóm chất để tránh bị dư thừa.
- Tăng cường rau củ, hoa quả và các loại ngũ cốc. Hạn chế ăn thịt đỏ, tăng cường ăn thịt trắng (cá, gà, vịt).
- Bổ sung thêm thực phẩm chứa nhiều acid omega -3, peptide collagen, acid gamma linolenic và các loại vitamin A, C, E,… cho cơ thể.
- Hạn chế lượng đường và muối trong khẩu phần ăn.
- Hạn chế dùng thuốc
- Thử đắp mặt nạ ở vùng da phía trong tay trước nếu sợ bị dị ứng. Chỉ nên đắp mặt nạ khoảng 1 – 2 lần mỗi tuần để tránh phản tác dụng.
Học nghề chăm sóc da với các chuyên gia đầu ngành. Đăng ký ngay
Hy vọng bài viết được chia sẻ bởi Seoul Academy đã giúp bạn hiểu được làm sao biết da mặt dày hay mỏng. Hãy tìm về da của bản thân ngay hôm nay để nhận biết và có cách khắc phục kịp thời. Để làn da không bị mỏng, yếu, trở nên khỏe mạnh và xinh đẹp hơn. Chúc bạn thành công trong việc khắc phục làn da mỏng của mình!