- Default
- Bigger
Hiện nay, đang là mùa cao điểm của tuyển sinh đại học, cao đẳng, không ít bạn trẻ đang thắc mắc về quá trình nhập học. Hay các vấn đề như xác nhận nhập học đại học là gì? Liệu xác nhận nhập học rồi có hủy được không? Sau đây là một số thông tin giúp bạn nắm rõ hơn về vấn đề này.
Giấy xác nhận nhập học đại học là gì?
Nhập học đại học là quá trình sau khi thí sinh có giấy báo trúng tuyển của đơn vị trường đại học mình đăng ký, trực tiếp đến đơn vị đó làm thủ tục nhập học. Giấy xác nhận nhập học là loại văn bản thông báo đến thí sinh trúng tuyển nguyện vọng mà mình đã đăng ký ở đơn vị trường học.
Giấy xác nhận nhập học gồm các thông tin quan trọng về việc nhập học, bao gồm:
- Thông tin cá nhân: Tên của sinh viên, ngày sinh, địa chỉ, số điện thoại và các thông tin liên hệ khác.
- Thông tin về chương trình học: Tên của chương trình học, ngành học, khoa hoặc bộ mà sinh viên đã được chấp nhận vào.
- Mã số sinh viên: Mã số định danh duy nhất của sinh viên trong hệ thống của trường.
- Lịch học và thời gian học: Thông tin về lịch học, các môn học, giảng đường, và thời gian bắt đầu của các khóa học.
- Học phí và thông tin tài chính: Chi phí học phí, hạn chót thanh toán, và các thông tin về tài chính liên quan.
- Hướng dẫn về thủ tục nhập học: Hướng dẫn về cách đăng ký môn học, lấy thẻ sinh viên, và hoàn tất các thủ tục nhập học khác.
Giấy xác nhận nhập học đại học là phần quan trọng của quá trình nhập học và hỗ trợ sinh viên trong việc biết cách bắt đầu chương trình học của họ. Sinh viên thường được yêu cầu mang theo giấy này khi tham gia các buổi hướng dẫn nhập học và khi thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến việc học tập tại trường đại học.
Thời gian xác nhận nhập học đại học 2024
Việc xác nhận nhập học đợt 1 trong năm 2023 cần được thực hiện trước 17 giờ ngày 24 tháng 8, các cơ sở đào tạo đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển đợt 1. Đây là thông tin quan trọng để thí sinh biết được kết quả xét tuyển của mình. Sau khi biết kết quả, thí sinh cần thực hiện việc xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tuy nhiên, các thí sinh cần lưu ý rằng mỗi trường đại học sẽ có kế hoạch nhập học riêng. Các thông tin về thời gian và cách thức nhập học sẽ được trường thông báo qua email, số điện thoại hoặc giấy báo trúng tuyển.
Do đó, sau khi xác nhận nhập học trên hệ thống, thí sinh cần thường xuyên kiểm tra email để cập nhật thông tin liên quan đến tài khoản nhập học và quy trình nhập học cụ thể từ trường mà mình trúng tuyển. Ngoài việc xác nhận nhập học trực tuyến thì đây cũng là khoảng thời gian mà thí sinh cần chuẩn bị hồ sơ nhập học.
Reference: Bạn có biết xét tuyển đợt 1 đợt 2 là gì? Các lưu ý cần biết
Cách xác nhận nhập học đại học trực tuyến 2024
Quá trình xác nhận nhập học đại học trực tuyến năm 2024 là bước quan trọng trong hành trình học tập của các thí sinh trúng tuyển. Sau đây sẽ là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện quy trình này.
- Bước 1: Truy cập vào Cổng thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các thí sinh truy cập vào trang web: https://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn/
- Bước 2: Đăng nhập tài khoản. Lưu ý: Điền đúng số CMND/ CCCD, mã đăng nhập và mã xác nhận.
- Bước 3: Tra cứu kết quả tuyển sinh
- Bước 4: Xem kết quả xét tuyển
Sau khi chọn tra cứu kết quả, hệ thống sẽ hiển thị kết quả xét tuyển cho từng nguyện vọng đã đăng ký. Kết quả của nguyện vọng ưu tiên sẽ được xếp đầu tiên.
- Bước 5: Xác nhận nhập học. Thí sinh chọn nguyện vọng trường đã đỗ và chọn ô “Xác nhận nhập học”
- Bước 6: Kiểm tra lại kết quả xác nhận nhập học. Tại nguyện vọng mà thí sinh đã xác nhận nhập học, mục “Trạng thái” sẽ hiển thị “Đã nhập học.”
Lưu ý: Thí sinh không thể tự hủy xác nhận nhập học trực tuyến sau khi đã thực hiện quá trình này. Trong trường hợp cần hủy hoặc có vấn đề gì cần xử lý thì thí sinh hãy liên hệ trực tiếp với trường đại học mà mình đã đỗ.
Thủ tục xác nhận nhập học là gì?
Thủ tục xác nhận nhập học là toàn bộ mọi giấy tờ, thông tin có liên quan thí sinh được cung cấp cho đơn vị trường học đó. Thủ tục nhập học gồm các loại giấy tờ sau:
- Giấy báo nhập học
- Sơ yếu lý lịch của học sinh – sinh viên trúng tuyển có xác nhận của chính quyền địa phương
- Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời. Trường hợp đối với những thí sinh tốt nghiệp ở những năm trước thì phải có bằng tốt nghiệp bản chính
- Học bạ THPT bản sao có xác nhận của chính quyền địa phương
- Căn cước công dân, giấy tạm trú tạm vắng, sổ đoàn viên
- Giấy khai sinh bản sao
- Giấy khám sức khỏe
- Bản sao các loại giấy tờ thuộc diện các đối tượng ưu tiên
Xác nhận nhập học rồi có hủy được không?
Có rất nhiều thí sinh ngay sau khi biết điểm chuẩn, thường phân vân, lưỡng lự khi lựa chọn xác nhận nhập học. Nhiều sinh viên thường nộp vào các trường top sau để chọn giải pháp an toàn. Sau đó lại đổi nguyện vọng khi thấy các trường top trên tuyển sinh bổ sung. Vậy xác nhận nhập học rồi có hủy được không?
Để hạn chế thí sinh ảo ngày càng cao và lượng thí sinh chắc chắn sẽ học ở trường mình đăng ký. Cho nên, Bộ GD&ĐT đã quy định, cho phép chỉ trong 5 ngày sau khi nhà trường công bố điểm chuẩn thí sinh phải nộp giấy trúng tuyển vào trường đó.
Trường hợp thí sinh đã nộp giấy xác nhận nhập học thì bắt buộc sẽ phải học trường đó và sẽ không có thể tham gia vào các đợt xét tuyển nguyện vọng tiếp theo. Đồng thời, nếu thí sinh chưa nộp, coi như bạn đã không có nguyện vọng học ở trường mình đã trúng tuyển. Bên cạnh đó, thí sinh sẽ được tham gia đăng ký xét tuyển bổ sung cho các đợt tiếp theo.
Ngoài ra, khi thí sinh đã đăng ký nhập học theo thông báo trúng tuyển của nhà trường, lúc này mọi thông tin của bạn sẽ được cập nhật lên hệ thống cơ sở dữ liệu của Bộ GD&ĐT, đồng thời hệ thống sẽ tự động khóa đăng ký nhập học ở các nguyện vọng khác của các trường trên toàn quốc.
Chính vì vậy, khi nhiều trường đã công bố điểm chuẩn qua các hình thức như điểm thi tốt nghiệp THPT hay xét học bạ, … thì thí sinh cần phải cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng xem mình có nên đăng ký nhập học hay không.
Nếu bạn đang còn mong muốn lựa chọn cho mình một ngành học phù hợp hay một trường top đầu uy tín, chất lượng thì nên đừng vội vàng đến trường nhập học, thông qua các hình thức như gửi hồ sơ xác nhận hay đến trường làm thủ tục nhập học.
Sau khi rút hồ sơ nhập học có được trả lại học phí?
Theo quy định thông tư 10/2016/TT-BGDĐT trường hợp sinh viên nhập học và có lý do nghỉ học tạm thời, thôi học, học theo tiến độ chậm, học cùng hai chương trình, chuyển trường theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Theo đó việc rút hồ sơ sẽ không bị mất tiền. Tuy nhiên, sinh viên sẽ phải thanh toán các khoản phí cho học kỳ như phí làm thủ tục, phí kí túc xá. Do đó, sinh viên cần tuân thủ theo đúng thủ tục và quy định của nhà trường thì sẽ không phát sinh thêm khoản phí nào nữa.
Lưu ý thời gian rút hồ sơ càng lâu thì học phí hoàn trả sẽ ít lại. Ví dụ như sinh viên làm thủ tục nhập học trong 1 tuần nếu muốn rút hồ sơ thì được 90% học phí, sang tuần thứ 2 thì chỉ rút được 50% học phí. Đặc biệt, đến tuần thứ 4 nếu sinh viên muốn rút hồ sơ thì nhà trường sẽ không trả lại học phí nữa.
Cách để rút hồ sơ đại học
Nếu xảy ra một số trường hợp bất thường khiến bạn không thể tham gia học tại trường đại học mong muốn, có thể tham khảo 2 cách sau:
- Cách 1: Sinh viên có thể đến trực tiếp tại trường để rút hồ sơ. Lưu ý phải mang theo Căn cước công dân
- Cách 2: Ủy quyền cho người thân đến trường làm thủ tục rút hồ sơ. Lưu ý cần phải có giấy ủy quyền có xác nhận của chính quyền địa phương.
Khi nhiều trường đã công bố điểm chuẩn qua các hình thức như điểm thi tốt nghiệp THPT hay xét học bạ… thì thí sinh cần phải cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng xem việc đăng ký nhập học. Việc tìm hiểu xác nhận nhập học đại học là gì giúp bạn tránh được việc bỏ lỡ ngôi trường top đầu uy tín, chất lượng.