- Default
- Bigger
Nợ môn và chuyển trường là cụm từ thường nghe thấy khi bước vào Đại học. Có khá nhiều các sinh viên thắc mắc về việc nếu như đang nợ môn có chuyển trường được không và thủ tục như thế nào. Vấn đề này pháp luật sẽ có các quy định riêng và mọi người có thể tìm hiểu qua các thông tin dưới đây.
Thế nào là nợ môn?
Học Đại học sẽ rất khác biệt với chương trình học phổ thông. Trong quá trình học sẽ có nhiều vấn đề xảy ra như việc rớt môn, nợ môn. Đây hẳn đã là điều không còn xa lạ với các bạn sinh viên. Hiểu một cách đơn giản thì khi đăng ký một môn học nào đó, trải qua quá trình thi cử mà sinh viên không thể vượt qua được. Lúc này các bạn sẽ rơi vào tình trạng nợ môn đó.
Nợ môn không thể thi lại mà cần phải đăng ký học lại. Thời gian học tùy theo thời điểm môn được mở lại, có thể là học kỳ sau, thậm chí năm sau. Chính vì vậy rơi vào trường hợp này có thể khiến sinh viên tốn nhiều thời gian học hơn. Nếu nợ môn thì sinh viên sẽ không thể ra trường hay được các quyền lợi khác như học bổng.
Nợ môn có chuyển trường được không?
Vậy nợ môn có chuyển trường được không? Khi bắt đầu học Đại học thì có nhiều trường hợp sinh viên cảm thấy không thích nữa nên muốn chuyển trường. Đôi khi còn vì học phí của trường quá đắt mà điều kiện gia đình không thể đáp ứng. Lúc này các bạn sẽ suy nghĩ đến việc chuyển sang một trường Đại học khác phù hợp hơn.
Trong trường hợp đang nợ môn nếu muốn chuyển trường vẫn có thể thực hiện. Tuy nhiên cần lưu ý mọi người chỉ được chuyển trường nếu không phải là sinh viên năm nhất hoặc năm cuối Đại học. Điều này cũng tương tự như việc chuyển ngành trong cùng một cơ sở đào tạo. Đặt trường hợp nếu rớt môn trong năm 1 thì sinh viên sẽ cần sang năm 2 hoặc năm 3 mới có thể xin chuyển trường.
Ngoài ra khi đã bước vào năm cuối thì mọi người cũng không nên chuyển trường. Điều này có thể làm phí hoài công sức nhiều năm đã bỏ ra. Hãy kiên trì hoàn thành chương trình rồi mới theo đuổi một ngành khác, trường khác hoặc học văn bằng 2 cũng không muộn.
Nợ môn được chuyển trường khi nào?
Như vậy đáp án cho câu hỏi nợ môn có chuyển trường được không đã có. Chỉ cần là sinh viên năm 2, năm 3 thì mọi người có thể yêu cầu chuyển trường. Mặc dù vậy nhưng sinh viên vẫn cần phải đáp ứng một vài các yêu cầu nhất định.
- Ngành ở trường mới mà mọi người muốn chuyển đến phải giống với ngành cũ hoặc chung nhóm với ngành cũ. Điều này đồng nghĩa với việc nếu muốn chuyển sang một ngành trái ngược hoàn toàn là không thể.
- Sinh viên muốn chuyển trường cần phải có sự đồng ý của ban giám hiệu trường cả hai bên.
- Sinh viên phải thực hiện đúng quy trình thủ tục và đảm bảo cung cấp đủ hồ sơ.
Nếu rơi vào một vài các trường hợp sau thì sinh viên sẽ không được chấp thuận yêu cầu chuyển trường:
- Những người đang học năm nhất hoặc năm cuối Đại học. Điều này nhằm đảm bảo cho cơ cấu đào tạo của các trường cũng như hạn chế các quyết định thiếu chính xác từ người học.
- Sinh viên muốn chuyển vào ngành của trường mới nhưng trong kỳ thi trước đó đã không đạt được tiêu chuẩn xét tuyển.
- Sinh viên có hộ khẩu thường trú không nằm trong vùng mà trường mới cho phép xét tuyển.
- Sinh viên đang nằm trong diện bị trường kỷ luật cũng sẽ không được chấp thuận chuyển trường hay chuyển ngành.
Chuyển trường có cần học lại các môn không?
Nợ môn có chuyển trường được không và có cần thi hay học lại khiến nhiều người thắc mắc. Tuy nhiên nếu có nhu cầu chuyển trường thì mọi người có thể yên tâm. Sinh viên sẽ không phải thi lại đồng thời một vài môn nếu đã hoàn thành cũng không phải học lại.
Điển hình như các môn đại cương đa phần đều giống nhau ở các trường Đại học. Do đó nếu đã hoàn thành các môn này tại trường hiện tại thì khi sang trường mới các bạn sẽ không cần phải học lại. Tương tự với các môn mà cả 2 ngành ở 2 trường đều giống nhau thì cũng có thể chuyển kết quả.
See also: Học Đại học có chuyển trường được không?
Thủ tục chuyển trường tiến hành ra sao
Để chuyển trường mọi người cần thực hiện đầy đủ các thủ tục. Nhìn chung các bước thực hiện là khá giống nhau và sẽ được tiến hành như sau:
Thủ tục với trường cũ
Nợ môn có chuyển trường được không sẽ không nếu sinh viên không được sự chấp thuận của trường hiện tại theo học. Muốn được chuyển trường trước tiên các bạn sinh viên phải có sự đồng ý từ ban giám hiệu. Nhìn chung thủ tục và hồ sơ cũng rất đơn giản, sẽ không quá phức tạp.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bộ hồ sơ xin chuyển trường thường bao gồm các loại giấy tờ như:
- Đơn xin chuyển trường được sinh viên điền đầy đủ và chính xác thông tin. Đơn này sẽ có mẫu sẵn và các bạn chỉ cần in ra sau đó hoàn thành chúng.
- Công văn từ phía trường mới thể hiện chấp nhận cho sinh viên mới nhập học.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ sinh viên sẽ tiến hành nộp cho phòng Đào tạo hoặc phòng Công tác sinh viên mà mình đang theo học. Thầy cô tại đây sẽ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ sau đó trình cho Hiệu trưởng xem xét.
Trường hợp nếu sinh viên được chấp thuận chuyển trường thì thầy cô phòng Đào tạo sẽ báo lại cho sinh viên.
Bước 3: Giải quyết học phí
Cuối cùng để hoàn tất thủ tục thì đôi bên nhà trường và sinh viên sẽ giải quyết các vấn đề về học phí. Mọi người hoàn thành thanh toán các khoản chi phí trước đó còn nợ nhà trường. Ngược lại nhà trường cũng có thể hoàn trả lại các khoản học phí tương ứng.
Thủ tục với trường mới
Bên cạnh thực hiện các thủ tục ở trường đang học thì sinh viên muốn chuyển trường còn cần hoàn tất thủ tục ở trường mới. Các bước là tương tự nhưng phần hồ sơ sẽ có sự khác biệt nhất định.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Mọi người cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nộp cho trường mới để hoàn tất thủ tục. Tuy nhiên vẫn cần lưu ý làm hồ sơ sớm và nộp trước ít nhất 2 tuần khi bắt đầu năm học mới. Bộ hồ sơ sẽ bao gồm:
- Đơn xin chuyển trường và đã được Hiệu trưởng trường hiện tại ký xác nhận chấp thuận.
- Các giấy tờ báo kết quả kỳ thi tốt nghiệp hoặc giấy báo xác nhận trúng tuyển Đại học.
- Bảng điểm kết quả học tập tương tự như nộp cho trường hiện tại
- Ngoài ra còn có các hồ sơ khác bản gốc theo đúng quy định.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi đã chuẩn bị xong thì sinh viên mang đến nộp cho phòng Công tác sinh viên của trường mới. Tiếp theo đó các thầy cô sẽ xem xét hồ sơ, đánh giá và quyết định có chấp nhận để sinh viên mới vào học không. Nếu được đồng ý sinh viên sẽ vào học như thường lệ.
Bài viết vừa giải đáp vấn đề nợ môn có chuyển trường được không. Tóm lại dù nợ môn thế nào nếu đủ điều kiện sinh viên vẫn có thể chuyển trường. Tuy nhiên hãy chú ý cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo trường mới và ngành mới mà mình chọn là phù hợp.
See also: Chuyển ngành có phải học lại từ đầu không? Điều kiện, thủ tục