- Default
- Bigger
Làm sao để siêng năng hơn thay vì chây lười, không năng động? Trong cuộc sống, đôi khi bạn cảm thấy bản thân thật lười biếng, không có động lực làm việc. Cảm xúc tiêu cực này sẽ làm cho bạn không còn đạt được hiệu suất công việc tốt. Đây cũng là nguyên nhân khiến bạn dần trở nên tiêu cực và khó chịu. Vậy, làm thế nào để siêng năng hơn, cùng tìm hiểu một vài phương pháp dưới đây.
Chấp nhận bỏ bớt
Chấp nhận bỏ bớt là một cách cho câu hỏi làm sao để siêng năng hơn. Thực ra, việc bạn ôm đồm quá nhiều việc sẽ càng làm bạn trở nên lười biếng hơn. Thử nghĩ mà xem, có hàng tá công việc đang đợi bạn với “deadline” đang tới gần. Khi nghĩ đến những điều này, bản thân của chính bạn sẽ cảm thấy có một sự áp lực đang đè nặng.
Từ đó, cơ thể của bạn sẽ bắt đầu kháng cự lại công việc mình phải làm. Đồng thời, bạn cũng cảm thấy cực kỳ ghét bỏ những công việc đó. Lúc đó, những cảm xúc tiêu cực xuất hiện sẽ là một thứ tác động làm bạn càng lười và không muốn làm việc.
Chính vì thế, hãy chấp nhận bỏ bớt những công việc mà bạn đang ôm đồm. Chẳng hạn như bạn có thể nhận những công việc có thời hạn gần nhất. Ngoài ra, những công việc không cần thiết thì nên bỏ sang một bên chứ không nên ôm vào mình.
>>> See more: Phương pháp học cho người lười để đạt hiệu quả tốt nhất
Đồng thời, bạn cũng nên học cách từ chối những lời nhờ vả từ xung quanh. Trong bài viết này không yêu cầu bạn từ chối mọi thứ mà chỉ từ chối khi bạn quá bận rộn. Lúc có thời gian rảnh thì việc giúp đỡ mọi người xung quanh, điều này sẽ khiến bản thân trở nên vui vẻ hơn.
Suy nghĩ về lợi ích đạt được
Suy nghĩ về những lợi ích đạt được sẽ là một cách để bạn trở nên chăm chỉ và siêng năng hơn. Những lợi ích này sẽ làm bản thân bạn có một động lực để thúc đẩy chính mình làm việc.
Con người sẽ cảm thấy cực kỳ chán nản khi làm những công việc vô ích. Hay nói cụ thể hơn, bạn có thể cảm thấy lười biếng khi làm những việc không thu được lợi ích từ nó. Việc này khiến bạn băng sinh ra cảm xúc kháng cự và ghét bỏ nó.
Để chống lại điều này, hãy suy nghĩ lợi ích mà mình đạt được khi làm việc. Chẳng hạn hãy đặt các suy nghĩ như dưới đây khi làm việc:
- Bạn có thể trở thành một doanh nhân thành đạt nếu học tập, nâng cao giá trị bản thân.
- Bạn có thể được tăng lương nếu làm việc cẩn thận và chăm chỉ
- Bạn có thể gầy đi, có body đẹp hơn khi chăm tập thể dục và ăn uống hợp lý
- Bạn nên nghĩ rằng, bất kỳ công việc nào cũng sẽ có lợi ích, quan trọng là lợi ích dài hạn hay ngắn hạn.
Khi có một số suy nghĩ trên, cơ thể bạn sẽ tự sản sinh động lực cho bản thân mình. Việc đánh giá lợi ích mình đạt được là một cách tốt để có thể đẩy lùi cơn lười biếng của mình.
Sống gọn gàng, ngăn nắp
Sống gọn gàng ngăn nắp là một cách trong làm sao để siêng năng hơn. Nghe thì có vẻ vô lý đúng không? Nhưng không phải vậy, sống gọn gàng ngăn nắp sẽ là một cách tốt để đẩy lùi cơn lười biếng.
Môi trường sống ảnh hưởng rất lớn đến cách làm việc và tâm trạng của bạn. Nếu nhà cửa quá lộn xộn, đây sẽ là một công việc trong danh sách những việc cần làm. Khi đó, số lượng việc phải làm càng nhiều sẽ khiến bạn càng lười biếng hơn.
Bên cạnh đó, những vật dụng lộn xộn trong nhà có tác động rất lớn đến não bộ của bạn. Nhà cửa bề bộn ảnh hưởng xấu đến tiềm thức và gây nên sự khó chịu trong cách cư xử của bạn. Đây là chướng ngại tâm lý tạo nên nhiều cảm xúc tiêu cực, trong đó có lười biếng.
Chính vì thế, hãy làm mọi việc để loại bỏ chướng ngại tâm lý và cảm xúc tiêu cực trên. Dù bận đến đâu, cố gắng để giữ bản thân mình có môi trường sống sạch sẽ. Hãy dọn dẹp nhà cửa để bạn cảm thấy mình thoải mái hơn và có thể siêng năng hơn.
Bên cạnh đó, nhà cửa được dọn dẹp sạch sẽ làm giảm bớt lượng công việc mà mình phải làm. Khi đó, bạn sẽ có thời gian để dành cho những công việc khác quan trọng hơn.
Tập trung vào những việc trước mắt
Con người ta thường có xu hướng đặt quá nhiều việc phải làm ra cùng một lúc. Các danh sách dài hàng trang sẽ làm bạn cảm thấy thật nhiều, thật mệt mỏi. Đôi khi công việc quá nhiều sẽ khiến bạn mất tập trung hơn và không biết phải bắt đầu từ đâu.
Những công việc chất đống sẽ càng làm bạn trở nên lười biếng hơn, cơ thể sẽ sản sinh ra cảm xúc tiêu cực. Chính vì thế, chỉ nên chọn những công việc ngay trước mắt để làm.
Chẳng hạn như bạn sẽ sắp xếp lại thời gian biểu cùng những công việc cần làm ngay trong ngày. Sau đó, chọn ra việc đầu tiên gấp nhất để tập trung cao độ vào công việc đó. Khi đã hoàn thành xong công việc đó thì sẽ xem xét những công việc tiếp theo. Với cách làm như vậy giúp cho mọi việc trở nên khoa học hơn và giải quyết nhanh hơn. Và đây cũng là cách làm sao để siêng năng hơn effective
>>> See more: Effective classroom management methods
Khi hoàn thành những công việc theo thứ tự thì não bộ sẽ sản sinh ra cảm giác thỏa mãn. Điều này sẽ thúc đẩy bạn tiếp tục có động lực để làm những công việc tiếp theo. Từ đó, cơn lười biếng của bản thân sẽ được đẩy lùi.
Dành thời gian để bản thân thư giãn
Nhiều bạn cho rằng, dành thời gian để bản thân thư giãn là một cách lười biếng. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai lầm. Bạn không thể bắt ép cơ thể mình làm việc liên tục trong hàng giờ đồng hồ. Khi đó, cơ thể của bạn sẽ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng quá độ. Điều này xảy ra gây nên việc bạn dần cảm thấy lười biếng.
Việc thư giãn sẽ giúp bạn cảm thấy thỏa mãn hơn trong cuộc sống. Những cảm xúc tích cực từ việc thư giãn khiến cho bạn chăm chỉ và siêng năng hơn.
Do vậy, hãy dành thời gian để dành cho bản thân mình thư giãn hơn. Bạn có thể làm những công việc mình yêu thích như đọc sách, nghe nhạc, xem phim.. Ngoài ra, xem hình ảnh những con vật dễ thương cũng là một cách để nâng cao hiệu suất làm việc.
Khi bạn cảm thấy lười biếng, hãy thư giãn với những thứ mình yêu thích. Lúc đó, bạn sẽ cảm thấy thoải mái và có thể tiếp tục làm việc mà không còn lười biếng.
Tự nói chuyện, động viên và khích lệ bản thân
Việc nói chuyện với bản thân sẽ là một cách giúp bạn tự khích lệ bản thân mình. Hành vi sẽ làm sản sinh suy nghĩ nhưng suy nghĩ cũng có thể tác động đến hành vi. Bất kỳ ai cũng nên lắng nghe xem bản thân mình muốn gì và có thể làm được những gì.
Đồng thời, những suy nghĩ tiêu cực cũng thường ảnh hưởng không tốt đến các hành động của bạn. Chính vì thế, hãy bỏ ngay những suy nghĩ tiêu cực như kiểu là mình không làm được, mình sẽ thất bại thôi… Những ý nghĩ này tác động rất lớn đến não bộ và gây nên cảm giác chán nản. Khi bạn chán nản thì lại càng lười biếng hơn.
Hãy đưa ra cho mình những lời nói khích lệ, động viên. Chẳng hạn như bạn làm xong một việc thì có thể tự khen mình đã làm rất tốt. Đây là một cách giúp bạn tích cực hơn và làm sao để siêng năng hơn. Vì vậy, hãy tự đẩy lùi cảm xúc tiêu cực mỗi ngày và khích lệ bản thân mình nhiều hơn.
Như vậy, những phương pháp trên có thể giúp bạn làm sao để siêng năng hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là kiến thức trên trang giấy, nếu chỉ đọc thôi thì chưa đủ. Hãy áp dụng ngay bây giờ để trở thành một con người siêng năng hơn. Trên đây là bài viết được chia sẻ bởi Seoul Academy International Aesthetic Training System.