- Default
- Bigger
Bạn lo lắng về những khó khăn của sinh viên năm nhất cũng như muốn tìm cách thích ứng với môi trường, vượt qua những khó khăn một cách nhanh nhất. Để được vậy, trước tiên bạn cần tìm hiểu sinh viên năm nhất sẽ gặp những khó khăn nào và tìm cho mình một phương pháp phù hợp với bản thân nhé!
Những khó khăn của sinh viên năm nhất
Những khó khăn của sinh viên năm nhất mà hầu hết sinh viên nào cũng gặp phải cụ thể:
Khó khăn trong tâm lý
Tâm lý là điều đầu tiên mà Seoul Academy muốn chia sẻ đến bạn. Khi bước chân lên thành vô, tâm lý của nhiều bạn sẽ bị choáng. Có thể trong vài ngày đầu tiên, bạn sẽ cảm thấy vui vẻ với nhiều điều mới lạ, sự tự do tự tại, thích ăn thì ăn, thích ngủ thì ngủ.
Nhưng rồi thời gian này sẽ nhanh chóng trôi đi khi cuộc sống cứ như một vòng lặp lại. Bạn quanh quẩn ở nhà, ra ngoài khám phá lại không ai hướng dẫn, bạn không có bạn bè ở bên, không có ba mẹ chăm sóc, nấu ăn mỗi ngày, và dĩ nhiên, khó khăn đầu tiên mà bạn gặp phải chính là NHỚ NHÀ. Đây được coi là một trong những vấn đề sinh viên gặp phải rất phổ biến:
- Nhớ nhà: Đây là lần đầu tiên các bạn sống xa nhà trong một thời gian dài. Bởi thế, nỗi nhớ nhà luôn là một rào cản rất lớn, đặc biệt đối với những bạn yêu thương ba mẹ và thường xuyên đa sầu, đa cảm. Bạn nhớ ba mẹ, nhớ ông bà, nhớ em và thậm chí nhớ cả những cô chú, anh chị hàng xóm.
>>> See more: Các kỹ năng sống sinh viên mà sinh viên nhất định phải có
- Những cú sốc tâm lý: Là sinh viên năm nhất, bạn sẽ gặp rất nhiều vấn đề khác nhau mà từ trước đến giờ bạn chưa hề gặp phải. Những cú sốc khi thay đổi môi trường sống và học tập sẽ khiến bạn bị áp lực và căng thẳng, nặng nề.
Ví dụ: Bạn có thể giỏi nhất trường tại tỉnh của bạn, nhưng sau khi vào đại học, có hàng trăm người giỏi hơn bạn. Chỉ riêng việc này, cú sốc về kết quả học tập đã đủ khiến bạn khó thở.
Khó khăn trong việc học
Rõ ràng học tập là một trong những khó khăn của sinh viên năm nhất mà nhiều bạn phải quan tâm và chú ý. Bởi lẽ, học tập ở đại học và trường trung học không giống nhau. Cả hai có phương pháp học, tiêu chuẩn học cũng như tiêu chuẩn đánh giá khác nhau. Chính điều này đã gây nên áp lực đối với nhiều bạn.
Kiến thức quá rộng, học 1 thi 10
Thay vì chỉ học những kiến thức trong sách giáo khoa như 12 năm trước đây. Khi lên đại học, bạn cần phải học 1 nhưng lại vận dụng 10. Ví dụ như bạn học 1 tình huống, nhưng bản thân bạn phải giải quyết được 10 tình huống thông qua 1 tình huống đã được giải đáp khác.
Không dùng lại ở đó, với trung học, bạn sẽ học toán, lý, hóa, anh, văn… thì khi lên đại, những kiến thức đó không hoàn toàn được áp dụng. Những môn bạn học sẽ là: Pháp luật đại cương, Triết học, Văn hóa học, Toán cao cấp…. Những môn học khó nhau và đòi hỏi tư duy thật tốt thay vì học thuộc lòng.
Thuyết trình
Thuyết trình là một trong những khó khăn của sinh viên năm nhất mà nhiều bạn gặp phải. Vì thực tế, học sinh ở nước ta hầu như rất hiếm khi được thuyết trình trên lớp. Do đó, khi vào đại học, nhà trường thường khuyến khích làm việc nhóm và thuyết trình. Điều này là khó khăn của một số bạn thiếu tự tin, không quen đứng trước đám đông.
Họ lo lắng và thường xuyên tránh né các buổi thuyết trình. Việc được chọn là người thuyết trình khiến nhiều bạn áp lực và ám ảnh. Đây quả là một khó khăn cần phải vượt qua nếu bạn muốn tiếp tục việc học. Bởi lẽ, nếu không khắc phục điều này, những khó khăn khi thuyết trình của sinh viên ngày một tăng, rào cản tự ti sẽ hình thành dày hơn, sinh viên sẽ khó có thể hoàn thành tốt việc học của mình.
Tự giác học tập và áp lực thành tích
Ở các lớp dưới, thầy cô thường có thói quen chép những ý chính trên bản và bạn sẽ học theo. Hay thầy cô sẽ cho bài tập về nhà và ngày hôm sau sẽ trả bài. Nhưng lên đại học, không một thầy cô này giảng dạy như vậy cả.
Lên đại học, bạn có một cuốn giáo trình, việc của thầy cô là nói và giải thích từng ý trên bục giảng. Việc của bạn là phải ghi chép lại những điều bạn cảm thấy quan trọng.
Do đó, bản thân bạn sẽ phải có tinh thần tự giác học tập. Bởi lẽ, xung quanh sẽ không ai nhắc nhở bạn học cả.
Hầu hết, sinh viên Việt Nam đều phải tự học là chính. Nếu có chỗ nào chưa hiểu, bạn sẽ phải tự giác hỏi bạn bè, tìm kiếm thông tin trên mạng. Sẽ không có ai nhắc nhở bạn học tập. Do đó, đây cũng là một trong những khó khăn của sinh viên năm nhất thường gặp phải.
Khó khăn trong cuộc sống
Cuộc sống của sinh viên năm nhất sẽ gặp nhiều khó khăn hơn rất nhiều khi phải tự lập và tự quyết định mọi chuyện. Họ sẽ cảm thấy lạ lẫm trước thành phố mới, trường mới và bạn bè mới. Họ sẽ sốc với các văn hóa vùng miền….
Những khó khăn trong cuộc sống có rất nhiều, dưới đây Seoul Academy sẽ nêu ra một vài tiêu biểu:
Kết bạn
Khi vào một môi trường với những sinh viên mới, bạn sẽ rất khó để có thể kết bạn nếu là người không hoạt bát. Xung quanh bạn sẽ không có ai quen, để có thể trở thành người bình thường, bạn phải chủ động kết bạn và làm quen với bạn mới. Nhưng đây cũng là khó khăn của nhiều bạn sinh viên năm nhất.
Tuy nhiên, không sao cả, bạn có thể làm quen với các bạn trong lớp hoặc trong khoa thông qua tham gia các câu lạc bộ, làm việc nhóm… Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng có nhiều bạn. Và thậm chí có nhiều đối tượng hợp gu với bạn, có cùng sở thích và cách suy nghĩ giống bạn nữa đấy.
Bạn cùng phòng
Vâng, nếu may mắn bạn sẽ gặp một cô bạn cùng phòng “biết điều” và bản thân bạn cũng phải “biết điều”. Chỉ có thế, cuộc sống của những người cùng phòng mới hoàn thuận và vui vẻ.
Nhưng nếu xui xẻo, bạn sẽ gặp một số bạn cùng phòng “hách dịch” với nhiều tính nết xấu, tính cách khó ưa. Và dĩ nhiên, cuộc sống của bạn sẽ phải khó khăn hơn rất nhiều. Đây cũng là một trong những khó khăn của sinh viên năm nhất khi chân ướt chân ráo lên “xí phố” để học đại học.
Do đó, hãy cố gắng liên lạc bạn bè cùng quê ở chung để giảm những rủi ro và cuộc cãi vã không đáng có nhé!
Tự lập, tự chi tiêu
Là sinh viên, bạn sẽ có tiền chi tiêu hàng tháng. Nhưng cũng chính khoảng tiền chi tiêu hàng tháng này đã khiến nhiều bạn bối rối và cảm thấy khó khăn vì không biết quản lý tài chính như thế nào là hợp lý.
Nhiều bạn lại không suy nghĩ, cứ mua đại những thứ mình muốn. Để rồi cuối tháng, tiền hút đầu hụt đuôi và phải ghi nợ sang tháng sau hoặc xin tiền thêm từ bố mẹ. Đây là một trong những vấn đề sinh viên gặp phải rất thường xuyên.
Chi tiêu hợp lý không hề là một công việc dễ dàng, nó rất khó để bạn cân bằng cuộc sống với số tiền mà ba mẹ chu cấp mỗi tháng. Tuy nhiên, hãy cố gắng chi những thức thật sự cần thiết, bạn phải học tính tự lập từ những ngày đầu tiên để cuộc sống sinh viên thay những khó khăn, nó sẽ là những trải nghiệm tuyệt vời.
Những quyến rũ ngoài xã hội
Cuộc sống có màu hồng cũng có màu đen. Với một thành phố hoàn toàn xa lạ, nếu không giữ được bản thân và dễ dàng bị thuyết phục bởi những kẻ lừa đảo.
Thực tế, đã có rất nhiều bạn sinh viên năm nhất nhẹ dạ cả tin, họ đã trao toàn bộ tài sản của mình cho một người mà họ không hề quen biết chỉ sau một vài lời nói. Ngoài xã hội có rất nhiều người vì lợi ích cá nhân mà sẵn sàng làm chuyện xấu. Và đối tượng mà họ nhắm đến là các sinh viên ngây thơ. Do đó, là sinh viên năm nhất mới lên thành phố học, bạn cực kỳ cẩn thận với những người lạ. Đặc biệt là những người có mục đích tiếp cận bạn để bàn bạc công việc.
Nếu gặp trường hợp này, hãy chia sẻ ngay với bạn bè, người thân hoặc thậm chí giáo viên của bạn để được nghe từ vấn. Tránh trường hợp tiền mất, tật mang hay đi vào những con đường không chính chuyên, đúng với pháp luật nhé!
Những khó khăn trong giao tiếp của sinh viên năm nhất
Khó khăn trong giao tiếp là một trong những tình trạng đáng báo động của giới trẻ hiện nay. Đặc biệt là ở độ tuổi học sinh, sinh viên năm nhất. Gặp khó khăn trong giao tiếp không đơn thuần là bạn ngại ngùng hay không có vấn đề gì để nói với đối phương. Mà khó trong giao tiếp còn được hiểu là cách bạn nói chuyện, nhưng người nghe lại không hiểu bạn nói gì và bắt kịp vấn đề của bạn.
Sinh viên năm nhất có quá nhiều vấn đề cần thay đổi và giao tiếp là một trong những khó khăn hầu như ai cũng gặp phải. Một số khó khăn trong giao tiếp sinh viên năm nhất như:
Tâm lý bị thay đổi khi môi trường học và sống bị thay đổi
Môi trường học tập tại đại học khác hẳn so với cấp 2, cấp 3. Không những thế, sinh viên dường như sống tách biệt với ba mẹ, tự lập và tự chủ hơn rất nhiều, không có người thân ở bên. Điều này tác động rất lớn đến sinh viên, tâm lý bị thay đổi vì suy nghĩ ép bản thân phải lớn, nhưng lại sợ sệt nhiều thứ ngoài xã hội.
Xa cách địa lý, giọng nói, cách nói chuyện, văn phong, điều kiện sống
Những bạn ở tỉnh, vùng quê, nông thôn, … thường rất lo lắng khi vào đại học. Một phần là do giọng nói sợ không ai hiểu, cách nói chuyện sợ không ai nghe, phong cách sống cũng khác lạ, … Những điều này gây nên sự tự ti trong giao tiếp của các bạn sinh viên.
Chưa có nhiều kỹ năng mềm
Giao tiếp cũng là một kỹ năng sinh viên cần phải học. Không giống với cấp 2, cấp 3, học sinh sẽ được học và được chơi lại với những người bạn cũ của mình. Trong khi đó, các sinh viên năm nhất phải làm mới thêm mối quan hệ của mình với “bạn đại học” và để có được những người bạn mới, sinh viên nhất định phải chủ động làm quen. Do đó, kỹ năng này sẽ cần phải học và làm quen dần dần.
Cách khắc phục những khó khăn của sinh viên năm nhất
Nếu như bạn biết được những khó khăn của sinh viên năm nhất, bạn nên rèn luyện bản thân từ sớm. Một số điều bạn có thể làm chính là:
- Học cách tự chăm sóc bản thân mình thật tốt.
- Tự rèn luyện bản thân với các kỹ năng mềm.
- Học tính tự kết bạn, hoạt bát và năng động.
- Hỏi trước những anh chị đi trước về kinh nghiệm học tập cũng như giao tiếp trong môi trường đại học.
- Học cách quản lý chi tiêu và quản lý bản thân.
- Quản lý thời gian học và thời gian ngủ.
- Không ngại hỏi hay nhờ giúp đỡ từ thầy cô, bạn bè khi học đại học.
- Có tinh thần thép.
Sinh viên là khoảng thời gian đẹp và đáng quý đối với mỗi người từng trải qua nó. Mặc dù những khó khăn của sinh viên sẽ khiến bạn áp lực và cảm thấy tuyệt vọng. Nhưng một khi cố gắng, nỗ lực vượt qua từng chút một. Khi nhìn lại, đó sẽ là hồi ức rất vui vẻ và đáng tự hào về bản thân.
Hy vọng những thông tin được chia sẻ ở trên về những khó khăn của sinh viên năm nhất đã giúp bạn hiểu hơn về đời sống sinh viên hiện nay cũng như trang bị cho mình tinh thần và kiến thức, sự quyết tâm, sức chịu đựng để có một cuộc sống sinh viên vui vẻ, tuyệt vời nhất.
Trên đây là bài viết của Seoul Academy – Hệ thống đào tạo thẩm mỹ quốc tế