Một tháng sinh viên cần bao nhiêu tiền? Cách chi tiêu hợp lý

Font size
  • Default
  • Bigger
()

Một tháng sinh viên cần chi ra bao nhiêu tiền để có thể trang trải cho nơi ở, ăn uống và hoạt động vui chơi, giải trí… luôn là nỗi bận tâm của các bậc phụ huynh có con cái chuẩn bị bước vào đại học. Có lẽ sẽ khó khi trả lời chính xác câu hỏi này, bởi mức sống của mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên, bố mẹ cũng có thể ước lượng một khoản tiền dựa trên các tính toán cụ thể nào đó. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Lưu ý: Tất cả các bảng chi tiêu được liệt kê trong bài chỉ mang tính tham khảo.

Sinh viên một tháng sinh viên dùng hết bao nhiêu tiền?

Không được như sinh viên có gia đình ở gần nơi học, sinh viên ở xa sẽ phải thuê trọ và tự lo tất cả mọi vấn đề từ ăn, ở, sinh hoạt, độc lập thậm chí phải tính toán chi tiêu mỗi tháng nếu tài chính gia đình không được tốt.

Bảng chi tiêu với 3 triệu đồng/ tháng của 1 sinh viên
Bảng chi tiêu với 3 triệu đồng/ tháng của 1 sinh viên

Sinh viên tiêu bao nhiêu tiền một tháng? Một bảng chi tiêu căn bản của sinh viên sống xa nhà như sau:

  • Tiền trọ: Trung bình tiền trọ đã tính luôn điện nước thì dao động từ 1,5 triệu – 3 triệu đồng. Mức giá này có thể thay đổi cao hơn tùy vào vị trí, thiết kế của phòng.
  • Tiền ăn: Trung bình 1 sinh viên sẽ dành ra 50k/ ngày ăn. Vậy 1 tháng sẽ mất đi 1,5 triệu.
Sinh viên xa nhà thường sẽ lựa chọn ăn ngoài thay vì tự nấu ăn
Sinh viên xa nhà thường sẽ lựa chọn ăn ngoài thay vì tự nấu ăn
  • Tiền đi lại: Sinh viên sẽ mất từ 200k – 400k tiền đi lại (đã bao gồm tiền di chuyển khi đi chơi, đi làm thêm).
  • Tiền sách vở: Tiền sách vở là một khoản tiền đặc thù, dù ở nhà hay ở trọ đều phải chi trả cho khoản này. Vậy nên tiền sách vở sẽ không quá 1 triệu/ kỳ học.

Như vậy sinh viên 1 tháng dùng tiền khoảng từ 3,3 đến 5,3 triệu/ tháng. Đây là con số cơ bản mà sinh viên phải có mỗi tháng để có thể sinh hoạt một cách bình thường. Tuy nhiên, số tiền trên chưa bao gồm các khoản phí phát sinh khác như đau, ốm, tham gia hoạt động vui chơi cùng bạn bè, tiền mua sắm…

Trả lời cho câu hỏi tiền điện trung bình 1 tháng của sinh viên:

  • Nếu ở trọ một mình, tiền điện trung bình 1 tháng của dao động khoảng 150.000đ – 300.000đ
  • Khi ở ghép 2 người, thì tiền điện mỗi người khoảng từ 100.000đ – 200.000đ/tháng. Còn nếu ở đông từ 4 người trở lên, thì tiền điện khoảng từ 80.000đ – 150.000đ/tháng.

Tiền điện này có thể thay đổi do tần suất sử dụng điện của mỗi người khác nhau, sử dụng các thiết bị điện khác nhau nên giá điện của mỗi người ở trọ sẽ khác nhau.

Để tăng sinh hoạt phí, nhiều sinh viên chọn đăng ký việc làm thêm
Để tăng sinh hoạt phí, nhiều sinh viên chọn đăng ký việc làm thêm

See also: 1 month personal spending table template quản lý tài chính hiệu quả

Sự quan trọng trong chi tiêu hợp lý của sinh viên

Một tháng sinh viên cần bao nhiêu tiền đều phụ thuộc vào sự chi tiêu hợp lý của mỗi sinh viên. Sinh viên sống xa nhà cần phải quán triệt mức chi tiêu của mình nhiều hơn. Bởi khi bước chân vào đại học, sống xa gia đình, sinh viên sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn. Nhất là việc tự lập.

Việc chi tiêu hợp lý còn giúp gia đình đỡ một phần gánh nặng và nỗi lo âu về tiền bạc, cuộc sống của con mình. Xin viên hầu hết sẽ xin tiền của bố mẹ, nếu gia đình khá giả, sẽ không có vấn đề gì xảy ra ở đây cả. Nhưng nếu gia đình có kinh tế không ổn định thì như thế nào. Vậy nên việc sắp xếp và kiểm soát chi tiêu cực phải được quan tâm hàng đầu.

Sinh viên nên tính toán lại chi tiêu cho hợp lý
Sinh viên nên tính toán lại chi tiêu cho hợp lý

10 điều giúp sinh tiết kiệm chi tiêu mỗi tháng

Để tiết kiệm tiền cho ba mẹ cũng như muốn cuộc sống sinh viên cảm thấy thoải mái hơn mà không xin thêm trợ cấp từ gia đình. Nhiều bạn đã lựa chọn các đi làm thêm. Nhưng đối với những sinh viên muốn dồn toàn lực cho việc học. Các bạn cũng có thể áp dụng 10 cách chi tiêu tiết kiệm ngay dưới đây:

  • Thay vì mua sách mới, sinh viên có thể thuê sách từ thư viện, mượn sách của các anh chị khóa trên. Hoặc mua lại sách cũ để tiết kiệm một khoản tiền lớn.
  • Thay vì ăn ngoài, hãy tự nấu ăn.
  • Chỉ nên mua những thứ thật sự cần thiết.
  • Hạn chế ăn thức ăn nhanh hay mua thức ăn trong các cửa hàng tiện lợi, vừa giá cao lại vừa không có nhiều chất dinh dưỡng. Thay vào đó hãy đến quán ăn để được ăn no và đủ chất hơn.
  • Nếu tiện, hãy đi xe buýt. Nếu gần hãy đi bộ hoặc đi xe đạp để tiết kiệm tiền xăng và tiền gửi xe.
  • Thường xuyên sử dụng ưu đãi, ưu đãi dành cho sinh viên để tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí.
  • Sử dụng gói cước dành cho sinh viên để tiết kiệm tiền điện thoại hoặc 3G.
  • Nên rủ bạn bè cùng đi ăn những bữa ngon vào dịp cuối tuần, ngày lễ để có thể chia tiền. Nếu được, thay vì ăn quán, hãy tự nấu tại nhà và chia tiền thức ăn.
  • Bán lại những thứ không cần thiết thông qua các trang mạng thanh lý.
  • Nếu không cần thiết, hãy mua đồ cũ thay vì đồ mới. Ví dụ như quạt, bàn học, tủ đựng quần áo…
  • Tiết kiệm điện, cùng chia sẻ tiền mạng với phòng bên cạnh, dùng bếp ga thay vì bếp điện, sử dụng tủ lạnh tiết kiệm điện…
  • Đăng ký học hè để đẩy nhanh quá trình học.
  • Nên ghi lại các khoản chi tiêu mỗi tháng để thắt chặt tiền chi tiêu của mình.
Thay vì ăn ngoài, hãy tự nấu ăn để tiết kiệm chi phí
Thay vì ăn ngoài, hãy tự nấu ăn để tiết kiệm chi phí

Nếu thực hiện được những điều trên, sinh viên đã có thể tiết kiệm được một số tiền kha khá cho mỗi tháng. Tuy nhiên, sức khỏe vẫn trên hết. Vậy nên, đừng vì tiết kiệm mà bạn nhin ăn. Thay vào đó, hãy nhịn các thức ăn nhanh, nhịn những thức uống tại quán cà phê mắc tiền… Hãy mua nguyên liệu về nấu và uống nước lọc để đảm bảo sức khỏe.

Vấn đề 1 tháng sinh viên cần bao nhiêu tiền để chi tiêu có lẽ sẽ không ai trả lời được chính xác. Vì mỗi người có một cuộc sống khác nhau. Tuy nhiên, dù tài chính gia đình của bạn như thế nào, thì tốt hơn hết chúng ta nên tiết kiệm và chi tiêu vào những việc cần thiết thôi nhé!

Trên đây là bài viết của Seoul Academy – Trường đào tạo thẩm mỹ hàng đầu Việt Nam.

/5 ( vote)

No reviews yet!

()
author-mobile
Seoul academy

Seoul academy

Hệ Thống Đào Tạo Thẩm Mỹ Quốc Tế Seoul Academy luôn tự hào về chất lượng đào tạo, chất lượng giảng viên cũng như nuôi dưỡng niềm say mê học tập làm đẹp của học viên, giúp học viên phát huy tối đa tiềm năng của mình.

/5 ( vote)

No reviews yet!


COMMENT (0 comments)
ARTICLES ON THE SAME TOPIC
RELATED VIDEOS
WHAT THE PRESS SAY ABOUT US
youth
youth
legal life
24h
vnexpress
channel 14
vietbao
long time
EVENT ACTIVITIES