- Default
- Bigger
Dán móng tay giả là phương pháp làm đẹp rất được ưa chuộng khi nó có thể cải thiện được hoàn toàn các khuyết điểm của bộ móng. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng việc đắp móng giả sẽ gây ảnh hưởng xấu đến móng thật do keo dán móng chứa nhiều thành phần gây hại. Vậy gắn móng giả có hại không? Và có cách nào bảo vệ tốt móng giả khi dùng hay không? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.
Gắn móng giả có hại không?
The answer is HAVE, vì móng giả và những chất keo dán móng giả có thể gây hại đến móng, vùng da quanh móng cho đến sức khỏe. Theo nghiên cứu cả việc sơn móng hay dùng móng giả đều có hại cho móng.
Các chất độc hại có trong sơn móng, keo dán móng, chất liệu móng giả gây hại cho sức khỏe như: thấm vào móng, nhẹ nhất là dị ứng, cảm giác khó chịu, nhức ngón tay… Nặng là nhiễm trùng, hoặc gây các bệnh tai biến khác.
Tác hại khi dán móng giả kém chất lượng
Sau khi giải đáp keo móng tay giả có hại không? Có thể hiểu bạn cũng chưa hình dung rõ ràng được mức độ gây hại của phương pháp này. Do đó, dưới đây là một số tác hại khi dán móng giả kém chất lượng:
- Ảnh hưởng đến sinh sản
- Gây sảy thai, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
- Bệnh hô hấp
- Nhiễm trùng, các bệnh về móng
- Khiến móng thật bị yếu đi
Ảnh hưởng đến sinh sản
Theo các nghiên cứu cho thấy rằng, keo dán móng chứa các thành phần cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe của chúng ta. Đáng chú ý nhất là tăng nguy cơ vô sinh ở cả nam và nữ.
Trong keo dán móng thường chứa các thành phần là chất kết dính như: acetone, hexamethylene, methyl – ethyl ketone và dibutyl phthalate… Tất cả các thành phần này đều được viết trên mục thành phần của sản phẩm.
Gây sảy thai, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Một số sản phẩm sơn móng tay chứa toluene, dibutyl phthalate và formaldehyde có nguy cơ gây sảy thai hoặc mắc bệnh tiểu đường. Đây cũng chính là lý do các chuyên gia, bác sĩ nghiêm túc trong việc không cho mẹ bầu sơn móng tay dù là đơn giản nhất.
Bệnh hô hấp
Các móng tay giả gel hay bột thường chứa sản phẩm dẻo công nghiệp, có thể gây nên các rối loạn về bệnh hô hấp, nội tiết, gây thiểu năng đối với bé nhỏ tuổi.
Tình trạng mắc bệnh có diễn ra từ từ và chúng ta sẽ không thể nhận ra được cho đến khi bệnh trở nặng và bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu bất thường từ cơ thể.
Nhiễm trùng, các bệnh về móng
Khi thực hiện các dịch vụ móng tay tại địa chỉ kém chất lượng, sản phẩm móng không tốt, tay nghề thợ Nail không chuyên và là câu trả lời phổ biến của thắc mắc “Gắn móng giả có hại không?”. Chỉ cần một số thao tác không chuẩn, phạm vào da, dù là nhỏ nhất thì nguy cơ vết thương bị nhiễm trùng hay lỡ loét rất dễ xảy ra.
Khiến móng thật bị yếu đi
Mỗi lần đắp móng hay sơn móng, móng tay đều phải trải qua quá trình mài móng để tạo độ ma sát cho sơn móng và tăng tính kết dính của móng giả. Chính vì vậy, móng thật sẽ ngày càng mỏng, yếu đi và mất đi hoàn toàn lớp bảo vệ tự nhiên của móng.
Không những vậy, khi tháo móng, thợ nail sẽ sử dụng sản phẩm chuyên dụng chứa các thành phần hóa học. Từ đó, móng lại tiếp tục bị tác động và trở nên mỏng, dễ gãy, vàng móng…
Một số lưu ý khi gắn móng giả để giảm tác hại
Dù phương pháp đắp móng giả gây hại nhiều đến móng và cơ thể, nhưng thực tế tỷ lệ gặp rủi ro không cao (trừ các mẹ bầu và mẹ đang cho con bú). Do đó, dịch vụ thiết kế, gắn móng vẫn phổ biến và chiếm nhiều cảm tình của người dùng. Tuy nhiên, tỷ lệ thấp không đồng nghĩa với việc móng tay và sức khỏe không bị ảnh hưởng.
Thế nên, khi thực hiện gắn móng hay sơn móng, hãy lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Lựa chọn salon Nail uy tín, chất lượng: Trước hết, bạn cần lựa chọn địa chỉ làm Nail uy tín, chất lượng để đảm bảo về yếu tố tay nghề của thợ làm móng, chất liệu sử dụng, nguyên liệu, dụng cụ… tránh các trường hợp hàng kém chất lượng, quy trình thực hiện mất vệ sinh, da bị tổn thương…
- Sử dụng dụng cụ làm móng của riêng mình: Khi đắp móng, bạn cần cắt da, tỉa móng cũ. Bước này sẽ dẫn gây ra các bệnh truyền nhiễm nếu sử dụng bộ kềm chung. Vậy nên, tốt nhất hãy mang theo bộ kềm của riêng mình và yêu cầu thợ Nail sử dụng chúng khi thực hiện.
- Dưỡng móng đầy đủ trước khi đắp móng: Trước khi đắp móng, hãy dưỡng móng trước đó một cách thường xuyên để móng đạt được độ khỏe mạnh nhất, dễ dàng chống chọi lại các tác nhân gây hại tự keo dán móng, móng và sơn móng.
- Không đắp móng liên tục: Thời gian tháo móng đến khi gắn móng mới lý tưởng là 2 tháng. Trong thời gian này, móng cần được bổ sung dưỡng chất, chăm sóc cẩn thận để phục hồi và khỏe mạnh, đủ sức để tiếp tục chống chọi với bộ móng mới sắp tới.
- Quan sát kỹ sức khỏe của bàn tay sau khi đắp móng: Trong trường hợp móng bị yếu, gắn móng giả bị xanh móng hoặc vàng, hoặc đau, nhức, thì lúc nào móng có thể đã bị nhiễm nấm hoặc nhiễm trùng… Hãy đến ngay bác sĩ để được tư vấn xử lý phù hợp.
Các câu hỏi liên quan
Ngoài vấn đề dán móng tay giả có hại không được chia sẻ trên bài viết, thì dưới đây sẽ là một số thắc mắc liên quan bạn cũng cần nắm để bảo vệ tốt hơn cho bản thân mình:
Có bầu có nên dán móng giả không?
Theo bác sĩ, mang thai không nên gắn móng giả. Các thành phần có trong keo dán móng có thể mang lại nhiều rủi ro cho cả mẹ và thai nhi. Không những vậy, mẹ bầu ngồi quá lâu 1 chỗ sẽ gây ra tình trạng mỏi, mệt, đau lưng. Chưa kể môi trường tiệm nail thật sự không thích hợp với mẹ bầu khi phải hít mùi sơn móng, hay các loại hóa chất hỗ trợ trong việc làm nail.
Úp móng giả có hại không, có hư móng thật không?
Tùy vào phương pháp dán móng của bạn. Nếu thực hiện dán móng cố định thông qua keo dán móng, hay thực hiện dán móng bột, thì kiểu dán móng này sẽ ảnh hưởng đến móng thật.
Bởi lẽ, trong keo dán móng, hay bột đắp móng chứa rất nhiều chất có hại, tác động trực tiếp lên móng, khiến móng ngày càng kém sắc, vàng hoặc thậm chí thực hiện dán móng quá nhiều lần sẽ gây nên tình trạng giòn móng, dễ gãy, xước.
See also: Nên làm móng úp hay đắp gel? Loại nào bền, đẹp hơn?
Gắn móng giả bị xanh móng là bị gì? Cách khắc phục
Gắn móng giả bị xanh móng là dấu hiệu cảnh báo móng đang bị nhiễm trùng và có vi khuẩn xâm nhập vào bên trong của móng. Tình trạng móng xanh có thể chuyển thành mưng mủ, đau nhức và vi khuẩn xâm nhập sâu hơn, trực tiếp vào da dưới móng.
Gắn móng giả bị xanh móng phải làm sao? Đầu tiên bạn cần vệ sinh móng thật sạch, sau đó cắt móng, dũa móng gọn gàng. Sau đó tập cho mình thói quen dưỡng móng thông qua các sản phẩm dưỡng có nguồn gốc rõ ràng.
Trong trường hợp tình trạng xanh móng kết hợp cảm giác đau, nhức và có mủ, bạn cần đến ngay bác sĩ để được tư vấn và xử lý đúng cách.
Ai cũng muốn có một bộ móng lung linh, tự tin hơn với bản thân mình. Nhưng phương pháp làm đẹp này lại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro gây hại với các thành phần hóa học. Tuy nhiên, nếu quyết định thực hiện và mong muốn giảm thiểu rủi ro, hãy cố gắng chăm sóc móc và thực hiện những lưu ý trên.
Trên đây là bài viết xoay quanh vấn đề gắn móng giả có hại không. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ, bạn đã có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này cũng như bỏ túi cho mình các kiến thức quan trọng.
Cùng xem video hướng dẫn kỹ thuật dán móng giả đúng cách: