Cách khắc phục mứt dừa không kết tinh

Font size
  • Default
  • Bigger
()

Mứt dừa không kết tinh là mứt dừa không khô lại được, không có sự kết dính với nhau. Điều này khiến nhiều chị em ngán ngẩm mỗi khi làm mứt dừa. Vậy cách khắc phục mứt dừa không kết tinh là gì? Các bước làm mứt dừa thành công đơn giản tại nhà như thế nào? Cùng chúng tôi khám phá ở bài viết dưới đây nhé!

Tại sao mứt dừa không kết tinh?

Mứt dừa là món ăn được chế biến bởi 2 nguyên liệu chính là dừa và đường. Món mứt dừa có thành công hay không, phần lớn đều phụ thuộc vào bước sên mứt. Một số trường hợp sến mứt dừa bị chảy nước, bị quá khô và một vài trường hợp mà các bà nội trợ hay gặp nhất là mứt dừa không kết tinh.

Vậy tại sao mứt dừa không kết tinh? Nguyên nhân của tình trạng này là do thiếu đường. Khi ngâm dừa với đường, các bạn phải cân chỉnh tỉ lệ chính xác. Đây là lý do tại sao khi chế biến món ăn, chẳng hạn như mứt dừa thì chị em phải cân đo đong đếm theo công thức, tỉ lệ chuẩn. 

Mứt dừa không kết tinh do thiếu đường
Mứt dừa không kết tinh do thiếu đường

Trong số đó, nhiều chị em không thích ăn ngọt. Do đó, mọi người tự ý cắt bớt lượng đường. Bên cạnh đó, thời gian ngâm đường và dừa không đủ mà các bạn đã mang mứt dừa đi sến. Điều này khiến dừa không thể khô lại như dừa được chế biến ở các cửa hàng. Vậy cách khắc phục mứt dừa không kết tinh ở đây là gì? Hãy theo dõi phần tiếp theo!

Cách khắc phục mứt dừa không kết tinh hiệu quả

Muốn xử lý tình trạng dừa không kết tinh sau khi sên, bạn có thể thực hiện 2 cách đơn giản như sau:

Cách 1

Thông thường, 1kg cùi dừa sẽ được ngâm với khoảng 500-600g đường. Với những loại dừa non, 1kg cùi dừa chỉ cần ngâm với khoảng 400g đường là chuẩn. Nếu 1kg dừa được ngâm với lượng đường ít hơn thì chắc chắn mứt dừa xảy ra hiện tượng không kết tinh.

Chính vì vậy, cách khắc phục mứt dừa không kết tinh rất đơn giản. Các bạn chỉ cần thêm đường và mứt dừa đang sên là được. Ví dụ như bạn sên 1kg mứt dừa chỉ với 300g đường. Khi nhận thấy mứt không kết tinh được, hãy thêm từ 200-300g đường vào mứt đang sên. Sau đó bạn trộn đều lên và tiếp tục sên đường cho đến khi mứt dừa kết tinh. Như vậy, bạn đã thành công khắc phục được tình trạng mứt dừa không kết tinh.

Bên cạnh đó, mọi người nên chú ý vào thời gian ngâm đường với cùi dừa. Sau khi mua dừa về, bạn phải rửa sạch và bào mỏng hoặc cắt sợi mỏng. Sau đó cho dừa ngâm với đường ít nhất 2 tiếng. Đến khi đường hoà tan thì chị em mới mang mứt dừa đi sên.

Cách khắc phục mứt dừa không kết tinh đơn giản là thêm đường
Cách khắc phục mứt dừa không kết tinh đơn giản là thêm đường

Cách 2

Nguyên nhân chính của việc đường không kết tinh chính là thiếu đường trong bước ngâm. Tất nhiên, muốn xử lý tình trạng này, bạn bắt buộc phải thêm đường. Cách khắc phục mứt dừa không kết tinh hiệu quả thứ 2 chính là mang dừa không kết tinh đi rửa sạch, để ráo và ngâm lại với đường theo tỉ lệ chuẩn. 

  • 1kg dừa ngâm với 500-600g đường.
  • 1kg dừa non ngâm với 400g đường.

Ngoài ra, các bạn phải canh chỉnh mức lửa khi đang sên mứt. Các bạn nên sên mứt ở lửa mức độ nhỏ và đảo đều tay liên tục. Điều này không chỉ giúp hạn chế việc mứt dừa không bị kết tinh mà còn bị cháy nồi, cháy mứt hoặc quá khô. Không phải vặn lửa càng to thì mứt dừa chín càng nhanh cũng như tiết kiệm được thời gian sên mứt. 

Công thức chế biến mứt dừa không bị kết tinh

Cách khắc phục mứt dừa không kết tinh được áp dụng trong trường hợp mứt không thể kẹo lại khi sên. Nếu như chưa chế biến, bạn có thể tham khảo công thức dưới đây để tránh tình trạng mứt không kết tinh khi làm.

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

  • Dừa: 1kg (Dừa ngon nhất là không quá non cũng không quá già)
  • Đường: 0.5kg đường
  • Sữa tươi: 100ml (có đường hay không đường đều được)
  • Vanilla

Bước 2: Sơ chế dừa

Cùi dừa mang đi rửa sạch với nước, bào phần vỏ lụa vàng bên ngoài nếu còn. Sau đó tiến hành bào sợi. Tùy theo sở thích mà bạn có thể bào sợi mỏng hoặc dày, dài hoặc ngắn.

Tiếp đến, bạn chuẩn bị 1 chậu nước, cho vào 1 ít muối và ½ quả chanh (không nên vắt quá nhiều chanh vì dừa ngâm sẽ bị cứng). Khi bào dừa đến đâu thì ngâm đến đó để giữ được màu trắng của dừa. Sau 30 phút ngăm dừa, các bạn rửa sạch lại với nước thêm 7-8 lần để ra hết tinh chất dầu trong dừa.

Dừa được bào sợi mỏng
Dừa được bào sợi mỏng

Các bạn tiếp tục trụng dừa qua nước sôi khoảng 5 phút để dừa ra bớt tinh dầu. Nếu dừa của bạn là dừa già thì nên trung khoảng 8-10 phút nhé!

Sau 1 giờ, các bạn rửa lại dừa với nước sạch một vài lần nữa. Rửa cho đến khi thấy nước trong là được. 

Bước 3: Ngâm dừa với đường

Tỷ lệ ngâm dừa với đường là 2:1, tức là cứ 1kg dừa thì 0.5kg đường. Nếu muốn làm mứt dừa nhiều hơn, các bạn có thể canh chỉnh theo tỷ lệ này. 

Khi ngâm đường, các bạn cho một lớp dừa rồi một lớp đường. Lặp lại như vậy cho đến khi hết đường và dừa. Bí quyết này khiến đường nhanh tan cũng như thấm đều vào dừa ngâm.

Thời gian ngâm dừa với đường chuẩn phải 8-10 tiếng. Để đường tránh kết tinh, bạn ít nhất phải ngâm đường là 2 tiếng. Ngược lại, nếu có thời gian hãy để dừa ngâm qua đêm.

Bước 4: Sên mứt dừa

Sau thời gian ngâm đúng thời gian quy định, cọng dừa sẽ hút nước đường và trở nên trong hơn. Hơn nữa, lượng đường ngâm cũng tan ra. Như vậy là bạn có thể mang dừa đi sên.

Nếu như mới làm mứt lần đầu, các bạn nên chia 1kg dừa đã ngâm đường ra làm 2 lần sên. Như vậy, bạn sẽ dễ trộn và kiểm soát mức độ chín của mứt hơn. Lưu ý: Khi chia mứt dừa thì cũng phải chia đều lượng đường để mứt đủ lượng đường kết tinh. Chị em dùng chảo dày sẽ dễ kiểm tra được nhiệt độ trong quá trình sên mứt.

Sên mứt dừa sau khi đã ngâm đường
Sên mứt dừa sau khi đã ngâm đường

Khi sên mứt phải đảo đều tay. Nước đường sôi thì hạ lửa nhỏ, đảo nhẹ nhàng để dừa không bị gãy. Nếu thấy nước đường cạn dần, các bạn cho 100ml sữa tươi và vanila vào. Tiếp tục đảo đều tay và hạ nhỏ lửa.

Đến bước cuối cùng, các bạn không được nóng vội bật lửa to vì đường dễ bị cháy cũng như mứt không kết tinh. Dấu hiệu nhận biết mứt dừa đã thành công là phần đường bong lên, mứt kết tinh cũng như cọng dừa khô hẳn. Trung bình thời gian sên nửa ký dừa khoảng 25-30 phút. Chú ý: Nên đảo mứt dừa đến khi chạo nguội sau khi tắt bếp nhé!

Tiếp tục lặp lại thao tác sên dừa như trên với 0.5kg dừa ngâm đường còn lại. 

See also: Cách làm trân châu đường đen bằng đường trắng

Cách xử lý một số trường hợp khác thường gặp khi sên mứt dừa 

Bên cạnh trường hợp tìm cách khắc phục mứt dừa không kết tinh, nhiều chị em còn gặp một số tình trạng như đường bị cháy và keo lại, mứt bị khô cứng hay bị chảy nước,… Dưới đây là cách khắc phục dành cho chị em:

Đường bị cháy và keo lại phải xử lý như thế nào?

Mức độ lửa to hay nhỏ cũng rất dễ ảnh hưởng đến mứt dừa khi sên. Cụ thể, để lửa quá to khiến đường bị keo lại và cháy rất nhanh. Khi đó, mứt dừa cũng không thể kết tinh. Cách xử lý ở trường hợp này mang mứt dừa đi rửa sạch lại với nước, để ráo nước và ngâm đường với tỉ lệ chuẩn. Khi bắt đầu sên dừa lại, bạn chỉnh là mức lửa nhỏ và đảo mứt đều tay, liên tục. 

Đường bị cháy khi sên thì bạn có thể mang dừa đi rửa sạch và sên lại
Đường bị cháy khi sên thì bạn có thể mang dừa đi rửa sạch và sên lại

Mứt dừa bị khô và cứng phải xử lý như thế nào?

Một vài trường hợp làm mứt dừa có thành quả nhưng mứt bị quá khô, quéo lại và cứng khi ăn. Đây là kết quả của việc chị em sến mứt dừa quá lâu. Khi sên mứt, bạn thấy mứt dừa nặng tay và phần đường kết tinh thì phải tắt bếp. Tuy nhiên, bạn phải liên tục đảo cho đến khi chảo hết nóng và mứt kết tinh hẳn là được.

Mứt dừa bị ướt, chảy nước phải xử lý như thế nào?

Ngược lại với mứt dừa bị khô, người mới bắt đầu làm mứt dừa hay gặp phải trường hợp mứt dừa bị ướt hay chảy nước. Tình trạng này xảy ra khi các bạn sên dừa non nhiều hơn là dừa già. Ngoài ra, mứt dừa non chứa nhiều nước hơn dừa già. Khi ngâm, thời gian ngâm sẽ lâu hơn để dừa non tiết ra hết nước. Lúc sên mứt sẽ không bị chảy nước.

Nếu gặp tình trạng mứt chảy nước hoặc ướt, bạn nhanh chóng mang mứt ra phơi nắng, hong khô trước quạt hoặc cho vào lò sấy. Thời gian sấy thường là 15 phút với 100 độ C. Với những bạn phơi nắng hoặc hong quạt thì phơi cho đến khi mứt khô hẳn là được. Ngoài ra, các bạn có thể cho phần mứt dừa bị chảy nước vào chảo đảo lại cho đến khi đường kết tinh. Bỏ vào hũ thuỷ tinh đậy kín hoặc túi bóng buộc kín.

Mứt dừa bị chảy nước nên mang đi phơi nắng
Mứt dừa bị chảy nước nên mang đi phơi nắng

Công thức chế biến mứt dừa cũng như cách khắc phục mứt dừa không kết tinh không quá phức tạp. Các bạn hoàn toàn có thể dựa vào bài viết trên của Seoul Academy để chế biến nên món mứt dừa thơm ngon, béo ngậy. Nếu thấy bài viết bổ hữu, hãy tiếp tục theo dõi và chờ đón những công thức nấu ăn ngon khác nhé!

/5 ( vote)

No reviews yet!

()

/5 ( vote)

No reviews yet!


COMMENT (0 comments)
ARTICLES ON THE SAME TOPIC
RELATED VIDEOS
WHAT THE PRESS SAY ABOUT US
youth
youth
legal life
24h
vnexpress
channel 14
vietbao
long time
EVENT ACTIVITIES