- Default
- Bigger
Các bước lập kế hoạch kinh doanh nghề tóc cần chú ý dựa trên nhiều yếu tố: chi tiêu, kiến thức, kỹ năng, vốn, cơ sở vật chất, định vị thương hiệu,…
Để có nguồn thu nhập ổn định cũng như thỏa mãn đam mê theo đuổi ngành làm đẹp, nhiều bạn chọn cho mình con đường kinh doanh nghề tóc. Tuy nhiên, không có con đường nào là dễ dàng, nghề tóc cũng vậy. Hãy nên tìm hiểu, nghiên cứu kỹ trước khi bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực này.
Các bước lập kế hoạch kinh doanh nghề tóc
Việc kinh doanh nghề tóc không mới nhưng vẫn cần sự chuẩn bị kỹ càng để thành công mang lại chất lượng dịch vụ tốt nhất đến với khách hàng. 13 bước chi tiết để lập kế hoạch kinh doanh tiệm tóc hiệu quả:
- Bước 1: Lập kế hoạch cần thiết cho salon
- Bước 2: Trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết về nghề tóc
- Bước 3: Huy động vốn
- Bước 4: Chọn địa điểm kinh doanh
- Bước 5: Trang bị cơ sở vật chất cho salon khi kinh doanh nghề tóc
- Bước 6: Nhập hương vật liệu cho Salon
- Bước 7: Thiết kế không gian
- Bước 8: Định vị thương hiệu
- Bước 9: Thuê chuyên – nhân viên
- Bước 10: Tạo các buổi Workshop
- Bước 11: Thiết kế các gói dịch vụ phù hợp khi kinh doanh nghề tóc
- Bước 12: Tham gia các khóa giao lưu nghề salon
- Bước 13: Tạo sự gắn kết với khách hàng
Bước 1: Lập kế hoạch cần thiết cho salon
Cũng như bất kỳ nghề kinh doanh khác, khi khởi nghiệp nghề tóc bạn cũng cần lập ra kế hoạch bài bản, chi tiết, rõ ràng để kinh doanh thành công. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, dẫn đến nhu cầu “ăn ngon, mặc đẹp” dần tăng cao, vậy nên những ý tưởng kinh doanh nghề tóc cần được hoạch định và phát triển một cách vững chắc bằng cách:
- Xác định hình thức kinh doanh: Bạn xây dựng một thương hiệu salon tóc mới hay nhượng quyền từ một thương hiệu, cửa tiệm làm tóc đã có danh tiếng từ trước.
- Xác định hoạt động một salon mới hay mua lại một salon đã hoạt động trước đó.
- Chọn loại hình dịch vụ chính: Cắt gội, nhuộm duỗi, uốn tạo kiểu, phục hồi,….
- Xác định thị trường, độ tuổi, giới tính, nhu cầu của đối tượng muốn hướng tới.
Reference: Nghề cắt tóc ở nông thôn: có nên theo đuổi hay không?
Bước 2: Trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết về nghề tóc
Khi mở salon kinh doanh nghề tóc, nếu là chủ, bạn không cần dùng 100% sức lực tham gia vào quá trình tạo ra kết quả dịch vụ cho khách hàng. Nhưng điều chắc chắn rằng bạn phải hiểu về sản phẩm và dịch vụ của mình. Bởi nếu không nắm rõ những thông tin này, bạn khó có thể biết được nhân viên của mình có đang làm tốt, làm đúng hay không để quản lý.
Hãy đảm bảo rằng bạn đã có đủ kinh nghiệm và kiến thức về quản lý salon. Nếu có thể nên có bằng cá nhân, chứng chỉ, bằng khen về nghề tóc, điều này cũng giúp bạn tạo niềm tin bước đầu với khách hàng.
Vì nếu đã kinh doanh nghề tóc, chắc chắn bạn sẽ phải quản lý nhân viên, làm việc với đối tác, các nhà cung cấp. Việc có khả năng quản lý, hay kiến thức cơ bản về tóc, bạn sẽ dễ dàng thực hiện cơ cấu quản lý và lựa chọn sản phẩm tốt nhất cho salon của mình.
Nghề tóc hay được gắn liền với câu nói “nhanh thợ, chóng thầy”. Bạn không cần bằng cấp học cao để mở salon. Chỉ cần có đủ kiến thức, tính tỉ mỉ, sự khéo léo mà đôi tay kết hợp với bộ óc sáng tạo là bạn đã có thể mở tiệm kinh doanh nghề tóc.
You may be interested in: Tương lai nghề cắt tóc có triển vọng không?
Bước 3: Huy động vốn
Vốn là điều kiện tiên quyết khi muốn kinh doanh tiệm tóc, đây là yếu tố cốt lõi giúp duy trì và phát triển salon bước đầu. Việc huy động vốn ít hoặc kinh phí từ cá nhân không đủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của salon.
Bởi khi mở salon bên cạnh những chi phí khác, bạn còn cần phải chi trả khoản mặt bằng, trang trí, nội thất, đặt cọc, mua dụng cụ, hóa mỹ phẩm, chi phí nhân sự,… Đây sẽ là một con số lớn và cần duy trì liên tục trong những tháng đầu.
Bước 4: Chọn địa điểm kinh doanh
Đây là bước đặc biệt quan trọng khi mới bắt đầu mô hình kinh doanh salon tóc. Điều hiển nhiên là bạn sẽ muốn đặt salon tại những vị trí dễ tiếp cận, trung tâm thành phố, mặt tiền đường lớn, có chỗ đỗ xe rộng rãi, thoáng mát. Nhưng hãy xem xét đến khả năng tài chính cũng như quy mô salon để có thể tìm địa điểm phù hợp.
Có 3 địa điểm kinh doanh bạn có thể xem xét lựa chọn:
- Một căn nhà riêng biệt: Các chủ salon có thể thuê toàn bộ căn nhà để vừa làm địa điểm kinh doanh vừa làm địa điểm để những học viên và nhân viên lưu trú lại ngay tại salon. Việc mở salon tại một căn nhà riêng biệt còn có thể ngăn những vấn đề phát sinh không đáng có ngoài khách hàng và nhân sự.
- Mặt tiền của các tòa nhà lớn: Với vị trí này bạn sẽ thu hút được lượng lớn khách hàng tiềm năng là các nhân viên văn phòng. Tuy nhiên chi phí tại địa điểm thuê này khá cao, bạn phải thực sự mạnh về vốn nếu muốn chọn địa điểm này.
- Đặt salon trong các trung tâm thương mại: Đây là địa điểm khá ít người lựa chọn tại nước ta, nhưng khá tiềm năng. Địa chỉ này thu hút lượng lớn giới trẻ ghé thăm, nếu muốn có thêm khách hàng tiềm năng bạn phải chạy quảng cáo để tiếp cận lượng khách hàng mới.
Khi mở salon cũng cần lưu ý về diện tích mặt bằng có phù hợp với quy mô hoạch định, vì việc lựa chọn địa điểm không chỉ phụ thuộc vào số vốn bạn đang có mà còn tùy thuộc vào quy mô bạn muốn phát triển ban đầu. Hãy cân nhắc tham khảo thật kỹ để có quyết định đúng đắn.
Bước 5: Trang bị cơ sở vật chất cho salon khi kinh doanh nghề tóc
Hãy trang bị những cơ sở vật chất, thiết bị dụng cụ tốt nhất để mang đến cho khách hàng sản phẩm dịch vụ đạt kết quả cao. Bước đầu tiên, bạn có thể mua sắm những thiết bị dụng cụ cơ bản cần thiết nhất, sau này khí salon đã hoạt động ổn định và có lợi nhuận, hãy tiếp tục trang bị mua sắm thêm.
Nguồn hàng cũng cần được kiểm tra kỹ lưỡng, vì các thiết bị dụng cụ chủ yếu chạy bằng điện. Hãy chọn nguồn hàng, nhà cung cấp thiết bị chất lượng để đảm bảo rằng không có sự cố đáng tiếc nào xảy ra.
Một ý tưởng không tồi là có thể liên hệ nhận những sản phẩm từ những thương hiệu mỹ phẩm tóc lớn để được cung cấp miễn phí những thiết bị dụng cụ dành cho tóc, bạn được miễn phí nhưng cũng sẽ phải quảng cáo miễn phí cho thương hiệu đó. Nhưng hãy lưu ý về nguồn hàng mà bạn chuẩn bị quảng cáo.
Bước 6: Nhập hương vật liệu cho Salon
Ngoài kỹ thuật tay nghề của chuyên viên, các hương vật liệu dành cho tóc chính là yếu tố quan trọng quyết định thành công của mái tóc. Các loại hóa chất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mái tóc. Vì vậy hãy chắc chắn rằng nguồn hàng bạn nhập về là có xuất xứ rõ ràng, không mang những thành phần độc hại vượt mức cho phép.
Lý tưởng nhất là bạn có thể chọn được một dòng sản phẩm có phân khúc cho mọi khách hàng từ thấp đến cao, vừa đảm bảo được tính nhất quán. Nếu bạn ký hợp đồng nhập về lượng hàng lớn liên tục, có thể được hưởng những chính sách ưu đãi mà nhà cung cấp dịch vụ dành cho bạn.
Để kinh doanh nghề tóc hiệu quả, chất lượng dịch vụ luôn gắn liền với chất lượng những sản phẩm bạn cung cấp cho khách hàng. Hãy sử dụng những dược liệu, mỹ phẩm cho tóc tốt nhất có thể để mang đến kết quả tốt nhất cho khách hàng sử dụng dịch vụ.
Bước 7: Thiết kế không gian
Không gian vừa là nguồn cảm hứng làm việc, vừa là nơi giúp khách hàng trải nghiệm dịch vụ. Một không gian phù hợp chắc chắn sẽ thu hút khách hàng hơn.
Thiết kế không gian salon độc đáo ấn tượng chắc chắn sẽ tạo được ấn tượng tốt cho khách hàng khi đến tiệm sử dụng dịch vụ. Bạn nên bố trí nội thất một cách hài hòa hợp lý vừa tiết kiệm được không gian và chi phí cho chủ đầu tư.
Cần lưu ý một số điểm sau nếu muốn salon của bạn thu hút khách hàng:
- Phân chia không gian hợp lý: Khu vực quầy thu ngân, khu vực chờ, khu vực làm tóc, gội đầu, nhà vệ sinh,…
- Lựa chọn phong cách thiết kế cho salon: Bạn có thể định hướng phong cách cho bên thi công, nên lựa chọn một phong cách, không nên trộn lẫn quá nhiều dẫn đến lộn xộn, rối mắt.
- Có không gian lưu trữ sản phẩm tóc, hóa chất: Nên có không gian riêng cho hương vật liệu để thể hiện sự chuyên nghiệp và tránh hư hại.
- Ánh sáng: Nên có đủ độ sáng trong tiệm, không nên sử dụng những gam màu quá u tối hoặc trầm buồn, sẽ tạo cảm giác không thoải mái cho khách hàng.
Bước 8: Định vị thương hiệu
Trước tiên muốn định vị thương hiệu trong kinh doanh nghề tóc cần xác định khách hàng mục tiêu và thế mạnh bản thân. Ở mỗi salon luôn có đầy đủ các dịch vụ như: uốn, duỗi, nhuộm, cắt, gội,…
Nếu muốn có thương hiệu trên thị trường, bạn có thể lấy điểm mạnh nhất của mình làm tăng độ nhận diện cho salon. Ví dụ: Nhắc đến salon A sẽ nhắc đến kỹ thuật nhuộm với đa dạng màu sắc, không gây đau rát. Từ đó, bạn sẽ có được một nhóm khách hàng cố định muốn sở hữu những màu nhuộm độc lạ
Khi đã có tiếng trên thị trường, bạn sẽ phát huy tiếp tục những kỹ thuật khác, phải luôn đổi mới và trau dồi. Kinh doanh nghề tóc rất cạnh tranh, nên bạn phải tạo dựng được một thương hiệu riêng, khiến khi nhắc đến khách hàng sẽ nhớ ngay đến salon.
Bước 9: Thuê chuyên – nhân viên
Kỹ thuật của chuyên nhân viên chính là yếu tố quyết định níu giữ chân khách hàng. Tùy thuộc vào quy mô của salon và số lượng khách hàng tiềm năng bước đầu, sẽ quyết định số lượng nhân viên bạn cần có.
Không nên thuê quá nhiều hay quá ít nhân viên: Nếu thuê quá nhiều, những ngày đầu tiên mở salon, chắc chắn lượng khách chưa nhiều, tiệm chưa hoạt động hết công suất, khi khách hàng vào tiệm, thấy có nhiều nhân viên nhưng không có khách hàng sẽ có ấn tượng không tốt. Ngược lại, nếu quá ít nhân viên, khách hàng sẽ cảm thấy salon không chuyên nghiệp, không phục vụ khách hàng chu đáo.
Kiếm hơn 20 triệu/ tháng. Đăng ký học nghề làm tóc ngay
Các bạn cũng nên chia ra thành từng nhóm nhân viên, ví dụ: Học việc sẽ chuyên gội xả đầu cho khách, thợ chính chuyên cắt và thực hiện thao tác phức tạp. Không nên để một nhân viên làm từ đầu đến cuối từ giai đoạn cắt tóc đến sấy tóc. Bạn nên chia nhỏ nhân viên thành từng giai đoạn và chắc chắn nên có một thợ chính chuyên nghiệp nhất để bao quát toàn bộ quá trình.
Bạn đang tìm kiếm khóa học làm tóc chuyên nghiệp để nâng cao tay nghề và cập nhật kiến thức về nghề tóc mới nhất. Hãy liên hệ ngay với Seoul Academy. Seoul Academy – Trường Đào tạo Thẩm mỹ Quốc tế với 4 cơ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ cùng hơn 50 cơ sở liên kết đào tạo trực thuộc hệ thống Thẩm mỹ viện Seoul Center.
Bước 10: Tạo các buổi Workshop
Trong kinh doanh nghề tóc, các buổi workshop, giao lưu, học hỏi các kiến thức mới từ các chuyên gia hoặc chính các đối thủ được xem là cần thiết, sẽ giúp ích rất nhiều cho kỹ năng chuyên môn. Đây được xem là những buổi định vị địa vị trong giới salon với nhau.
Ngoài ra, các buổi hỗ trợ cắt tóc tình nguyện cũng được xem là một cách quảng bá rất tốt. Trước nhất, giúp đỡ được những người có hoàn cảnh khó khăn, thứ 2: có thể có một nguồn khách hàng tiềm năng, thứ 3: quảng bá được thương hiệu cho nhiều người biết đến trong thời đại công nghệ số như hiện nay.
Bước 11: Thiết kế các gói dịch vụ phù hợp khi kinh doanh nghề tóc
Dịch vụ bán hàng trọn gói chắc chắn không còn xa lạ, vì vậy salon cũng có thể thiết kế riêng cho mình những gói dịch vụ giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn. Do đặc thù ngành nghề khá cạnh tranh, vì vậy các gói dịch vụ nên được thiết kế hợp lý để vừa tiết kiệm công sức, hóa chất và thời gian để có thể giữ chân khách hàng. Có thể tham khảo một số gói dịch vụ làm tóc dưới đây:
- Gói dịch vụ làm tóc: Cắt + uốn/duỗi/nhuộm.
- Gói phục hồi tóc: phục hồi tóc + cắt + uốn/duỗi/nhuộm.
- Gói dịch vụ nối tóc: Cắt + bấm/ duỗi + nối tóc collagen/ nối tóc thường,…
- Gói cắt tóc: Gội đầu + cắt tóc + sấy tạo kiểu
- Gói chăm sóc tại nhà: Salon có thể bán các sản phẩm + hướng dẫn giúp khách có thể tự thực hiện ở nhà.
Bước 12: Tham gia các khóa giao lưu nghề salon
Đây được coi là cơ hội giao lưu, học hỏi những kiến thức mới. Có thể cử chuyên – nhân viên đi để có thêm kinh nghiệm. Các chủ salon cũng nên tham gia các khóa giao lưu này để có thể biết được điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ.
Từ đó rút ra những điểm cần cải thiện, giúp salon ngày càng phát triển và có chỗ đứng trên thị trường. Và thông thường tham gia các khóa giao lưu như vậy sẽ có thêm nhiều hình ảnh, có thể dùng trang trí trọng tiệm, giúp khách hàng tin tưởng và lựa chọn salon nhiều hơn.
Bước 13: Tạo sự gắn kết với khách hàng
Là một chủ salon bạn nên biết, bạn nên cân nhắc đến từ những chi tiết nhỏ đến những chiến lược lớn giúp gắn kết với khách hàng hơn khi quyết định kinh doanh nghề tóc:
- Hiểu nhu cầu mà khách hàng đang phục vụ: Kiểu tóc khách hàng mong muốn, kiểu tóc phù hợp với khách hàng…
- Tập trung vào trải nghiệm của khách hàng: Quay những video quá trình “lột xác, biến hình” của khách hàng. Tất nhiên, bạn cần được sự đồng ý của khách hàng. Sau đó, sử dụng video này chia sẻ lên các trang, kênh của salon, giúp những khách hàng khác có thể hình dung và cảm nhận trải nghiệm của những khách hàng đã sử dụng dịch vụ.
- Học cách lắng nghe: Lắng nghe những lời phàn nàn, lắng nghe những mong muốn và yêu cầu của khách hàng để có thể cho ra sản phẩm dịch vụ tối ưu nhất.
- Trò chuyện cùng khách hàng: Quá trình làm tóc có thể kéo dài, nên có sự tương tác với khách hàng giúp họ thoải mái hơn, và nhờ đó chúng ta cũng có thể hiểu thêm về khách hàng và nhu cầu mong muốn của họ.
Những lưu ý khi kinh doanh nghề tóc
Muốn mở thành công cho mình một salon riêng cần lưu ý những vấn đề như dưới đây:
- Tạo uy tín với khách hàng
- Nắm bắt xu hướng
- Cân đối tài chính
- Cơ cấu quản lý salon hiệu quả
- Thường xuyên đào tạo nhân viên nâng cao tay nghề
- Thường xuyên trang trí, thay đổi không gian salon
Tham khảo: Bạn có biết các thủ tục bài cúng cho giỗ tổ ngành tóc không? Giỗ tổ ngành tóc ngày mấy?
Kinh doanh nghề tóc được xem là một ngành nghề khá cạnh tranh hiện nay, mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho các bạn. Nếu bạn có quyết tâm, vốn và niềm đam mê, có thể thử sức với lĩnh vực này, đây được xem là ngành “làm đẹp cho người và làm giàu cho mình” mà nhiều bạn trẻ hay người có đam mê theo đuổi. Hãy thật sự có kế hoạch chi tiết, cẩn thận và bài bản để thành công.
Ngoài ra, tương lai nghề tóc rất triển vọng. Các bạn trẻ đừng chần chờ, nếu muốn học cắt tóc, hãy dứt khoát đăng ký để hoàn thiện bản thân. Nếu muốn lựa chọn một nơi dạy học cắt tóc để gửi gắm, Seoul Academy là một sự lựa chọn không tồi. Hy vọng với những thông tin đã cung cấp có thể giúp bạn tìm được một cơ sở cho lương lai của bản thân.
Tìm hiểu rõ hơn về thông tin khóa học. Click ngay