Ngành mỹ phẩm là gì? Bao gồm những chuyên ngành nào?

Font size
  • Default
  • Bigger
()

Ngành mỹ phẩm là gì? Cơ hội phát triển, nhu cầu thị trường của ngành này ra sao? Có dễ dàng kiếm việc như những ngành nghề khác hay không? Hãy cùng đến với bài viết sau, Seoul Academy sẽ cho bạn đọc những thông tin xung quanh ngành này!

Ngành mỹ phẩm là gì?

Các công việc của ngành nghề này đang ngày càng trở nên phổ biến hơn trên thị trường hiện nay. Đây là ngành học, nghiên cứu, chế tạo và sản xuất mỹ phẩm, dược liệu nói chung. Sản xuất ra những sản phẩm được dùng với mục đích làm đẹp bao gồm:

  • Làm thay đổi diện mạo, ngoại hình.
  • Thay đổi mùi hương cơ thể.
  • Làm trắng da.
  • Điều trị các vấn đề da bên ngoài.
  • Bảo vệ và làm sạch cơ thể.

Ngành mỹ phẩm là gì? Ngành này bao gồm 2 lĩnh vực chuyên biệt là hóa mỹ phẩm và dược mỹ phẩm:

  • Hóa mỹ phẩm: là việc sản xuất các sản phẩm làm đẹp và chăm sóc da. Sử dụng các thành phần các chất hóa học, các chất liệu tổng hợp để tạo thành. Chỉ mang tính tác động trên bề mặt, cải thiện da bên ngoài. Không có khả năng điều trị các bệnh lý, giúp da khỏe mạnh từ sâu bên trong.
  • Dược mỹ phẩm: là sản xuất những sản phẩm vừa có tác dụng làm đẹp, chăm sóc da. Và những sản phẩm có khả năng giúp phục hồi và điều trị như thuốc, dược phẩm. Mang đặc tính của mỹ phẩm làm đẹp và khả năng trị bệnh của dược phẩm. Là liều thuốc giúp điều trị tận gốc những bệnh lý các loại mỹ phẩm thông thường không thể làm được.
Ngành mỹ phẩm gồm 2 chuyên ngành: Hóa mỹ phẩm và Dược mỹ phẩm
Ngành mỹ phẩm gồm 2 chuyên ngành: Hóa mỹ phẩm và Dược mỹ phẩm

Những công việc liên quan đến ngành mỹ phẩm

Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết hơn về những công việc mà bạn có thể làm khi theo đuổi ngành. Các bạn có thể tham khảo và đưa ra lựa chọn phù hợp với sở thích, đam mê của mình.

Ngành mỹ phẩm có nhiều công việc để bạn chọn lựa
Ngành mỹ phẩm có nhiều công việc để bạn chọn lựa

Điều chế mỹ phẩm

Điều chế mỹ phẩm là công việc dùng các phương pháp khác nhau để tạo ra mỹ phẩm mới. Bằng cách kết hợp nhiều loại nguyên liệu, thay đổi kết cấu thành, hình dạng, công dụng,… Để cho ra một loại mỹ phẩm mới, đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng.

Thông thường sẽ có hai phương pháp điều chế chính như sau:

  • Điều chế thủ công: Đây là phương pháp xuất hiện đầu tiên, lâu đời và được nhiều người lựa chọn nhất. Kể cả tự kinh doanh hay ở những công ty, doanh nghiệp lớn. Dễ thực hiện và các thành phần trong nguyên liệu hầu như được giữ lại hoàn toàn.
  • Điều chế kết hợp dây chuyền sản xuất hiện đại: Đây là phương pháp ứng dụng ở các công ty, xưởng quy mô lớn. Sản phẩm sẽ được sản xuất dựa trên máy móc, kỹ thuật tiên tiến hiện đại. Mang đến những loại mỹ phẩm có chất lượng đồng đều, thời gian sản xuất ngắn. Đảm bảo tiến độ, giao hàng kịp thời.

Bạn có thắc mắc điều chế mỹ phẩm học ngành nào không?

Hóa mỹ phẩm

Hóa mỹ phẩm là công việc về tìm tòi, chế biến và sản sinh mỹ phẩm, dược chất nói chung. Khi làm việc trong ngành, đặc biệt là ngành mỹ phẩm tại Việt Nam, tri thức hóa dược chuyên sâu vô cùng quan trọng. 

Bạn phải tìm hiểu về từng nguyên liệu và các phương thức tạo ra sản phẩm mới. Biết phân tích, kiểm tra chất lượng sản phẩm nhằm mục đích phục vụ thị hiếu làm sạch và chăm sóc sắc đẹp của con người. 

Ngành hóa mỹ phẩm
Ngành hóa mỹ phẩm

Trong đó có các nhóm hóa mỹ phẩm được chia nhỏ hơn như:

  • Nhóm gia dụng: Sản xuất ra các loại sản phẩm cần thiết, dùng trong những sinh hoạt hàng ngày của gia đình. Ví dụ như nước lau nhà, nước tẩy rửa vệ sinh, các sản phẩm khử mùi,…
  • Nhóm chăm sóc cơ thể: Đa dạng các mỹ phẩm như: sản phẩm làm trắng, mỹ phẩm dưỡng da (trị nám, tàn nhang, đồi mồi, trị sẹo, mụn). Kem chống nắng, sữa rửa mặt, tẩy trang, tẩy da chết, mỹ phẩm trang điểm (kem nền, phấn phủ, kem che khuyết điểm). Những sản phẩm làm thay đổi mùi hương cơ thể như nước hóa, xịt/lăn khử mùi,…
  • Nhóm chăm sóc tóc: Sản xuất ra các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp mái tóc. Bao gồm sản phẩm làm sạch dầu gội, dầu xả. Dưỡng chất phục hồi, dầu ủ mềm tóc hay đồ làm đẹp như thuốc uốn, thuốc nhuộm, thuốc duỗi,…

Dược mỹ phẩm

Dược mỹ phẩm là từ ghép của mỹ phẩm và dược phẩm, có tên tiếng anh là Cosmeceuticals. Công việc của ngành là bào chế các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chuyên sâu.

Những sản phẩm của ngành này được xem là thuốc để chữa trị các bệnh về da. Vừa mang tính chất làm đẹp lại có thêm công dụng giúp điều trị, phục hồi của. Sản phẩm tạo ra thường được sử dụng trong các bệnh viện da liễu, spa và clinic. Nhằm điều trị chuyên sâu, khắc phục tận gốc các vấn đề, bệnh lý về da.

Ngành mỹ phẩm tại Việt Nam, khi sản xuất cũng phải luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và thử nghiệm kỹ lưỡng trước khi đưa đến tay người tiêu dùng. Đảm bảo an toàn tuyệt đối với làn da của người sử dụng. Nên thường được các bác sĩ da liễu và các chuyên gia khuyên dùng.

Dược mỹ phẩm được chia ra làm 3 loại:

  • Trang điểm: Dược mỹ phẩm trong ngành mỹ phẩm là gì? Nghiên cứu cho ra đời những sản phẩm mỹ phẩm dùng trên bề mặt da. Dùng để trang điểm và mang lại vẻ đẹp tức thì.
  • Chăm sóc da: Bao gồm các sản phẩm làm sạch, dưỡng phục hồi và bảo vệ da khỏi những tác động bên ngoài. Điển hình như: sữa rửa mặt, kem chống nắng, kem dưỡng, xịt khoáng,…
Ngành dược mỹ phẩm điều chế ra sản phẩm chăm sóc da kèm khả năng điều trị
Ngành dược mỹ phẩm điều chế ra sản phẩm chăm sóc da kèm khả năng điều trị
  • Đặc trị: Dòng sản phẩm điều trị, phục hồi các vấn đề, bệnh lý mà da gặp phải. Khắc phục các tổn thương và nuôi dưỡng tái tạo tế bào mới, giúp da luôn khỏe mạnh. Ví dụ sản phẩm trị mụn, thâm nám, da khô, da nhờn, lỗ chân lông to,…

Thu nhập của ngành mỹ phẩm có cao không?

Thu nhập của ngành sẽ dao động từ 8 triệu đồng trở lên. Mức lương tham khảo của các vị trí:

  • Kỹ sư điều hành, quản lý dây chuyền sản xuất: khoảng 15 triệu đồng/tháng trở lên.
  • Cán bộ nghiên cứu, điều chế mỹ phẩm: khoảng 9 – 30 triệu đồng/tháng tùy cấp bậc, kinh nghiệm.
  • Cán bộ, chuyên gia phân tích và kiểm nghiệm mỹ phẩm: khoảng 10 – 30 triệu đồng/tháng, tùy cấp bậc.
  • Giảng viên giảng dạy chuyên ngành mỹ phẩm tại các trường đại học: khoảng 12 triệu đồng/tháng trở lên.
  • Chuyên viên tại các spa, cơ sở thẩm mỹ, bệnh viện da liễu: khoảng 12 triệu đồng/tháng trở lên.
  • Tự kinh doanh mỹ phẩm handmade: thu nhập khủng khi làm chủ, tùy vào khả năng kinh doanh có thể lên đến 50 triệu đồng/tháng.
Ngành mỹ phẩm có mức thu nhập khá cao
Ngành mỹ phẩm có mức thu nhập khá cao

Vậy có nên học ngành mỹ phẩm không?

Ngành mỹ phẩm là gì và chương trình học của ngành ra sao? Và có nên theo đuổi ngành nghề này không. Câu trả lời là có, nhưng chỉ khi bạn có đầy đủ đam mê và những đức tính cần thiết. Bởi ngành này học tập vô cùng vất vả và khó khăn.

Những bạn theo đuổi ngành nghề này không chỉ đơn giản là người thích làm đẹp. Mà cần phải có đủ đam mê, sáng tạo, yêu thích sự pha chế các dược liệu, hóa phẩm. Những công việc của ngành luôn đòi hỏi nhiều sự kiên nhẫn và tò mò, đam mê tuyệt đối.

Ngành mỹ phẩm là ngành khá thú vị bạn có thể chọn học
Ngành mỹ phẩm là ngành khá thú vị bạn có thể chọn học

Hiện nay, thị trường của ngành mỹ phẩm ngành càng lớn mạnh hơn. Đây là ngành nghề cạnh tranh mạnh, mức lương ổn định. Nhu cầu nhân lực giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao là vô cùng lớn. Vì thế, nếu học tập tốt, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ sợ thất nghiệp.

Qua bài viết trên, các bạn đã hiểu được ngành mỹ phẩm là gì. Cũng như những vấn đề xung quanh, cơ hội nghề nghiệp, thu nhập,… Nếu muốn theo đuổi ngành nghề này, hãy rèn luyện bản thân ngay từ hôm nay. Sau đó lựa chọn một khối thi (A, B, D7) và trường đại học phù hợp. Để theo đuổi đam mê và thành công trên con đường sự nghiệp tương lai.

/5 ( vote)

No reviews yet!

author-mobile
stock

Nguyen Thuy Hang

Head of Instructor, Skin Care - Spa at Seoul Academy - International Aesthetic Training System with over 12 years of experience in Skin Care, Swiss Cidesco Aesthetic Certificate 2011, Body Cibtac Singapore Advanced Certificate, Asian Beauty Industry Association jury.

COMMENT (0 comments)
ARTICLES ON THE SAME TOPIC
RELATED VIDEOS
WHAT THE PRESS SAY ABOUT US
youth
youth
legal life
24h
vnexpress
channel 14
vietbao
long time
EVENT ACTIVITIES