5 Quy tắc văn hóa ứng xử của cấp dưới với cấp trên chuẩn mực

Font size
  • Default
  • Bigger
()

Văn hóa ứng xử của cấp dưới với cấp trên luôn là vấn đề nóng mà ai ai cũng quan tâm. Môi trường công sở hay bất cứ môi trường làm việc nào có phân vị thứ cấp bậc cũng đòi hỏi một cách giao tiếp, ứng xử phù hợp. Điều này mang lại rất nhiều lợi ích và giá trị. Vậy như thế nào là cách ứng xử phù hợp và đúng chuẩn mực?

Tại sao nhân viên cấp dưới cần hiểu rõ các văn hóa ứng xử?

Một sự thật mà chắc hẳn ai ai cũng hiểu rằng, trong bất cứ một môi trường nào cũng vậy, đều có những cách cư xử riêng. Ai cũng sẽ đòi hỏi được tôn trọng, được cư xử đúng mực và điều đó dần trở thành một nét văn hóa riêng cho từng môi trường. Từ gia đình, trường học cho đến công sở, nơi làm việc.

Nếu trong gia đình, chúng ta có cách ứng xử giữa người nhỏ đối với người lớn. Ở trường học, có văn hóa ứng xử của học sinh đối với giáo viên thì môi trường công sở có văn hóa ứng xử của cấp dưới với cấp trên. Sự chuẩn mực ở nét văn hóa này tạo nên một mối quan hệ thân thiết, gần gũi, hiểu rõ nhau và dễ dàng hợp tác, làm việc cùng nhau.

Cần phải có văn hóa ứng xử nơi công sở
Cần phải có văn hóa ứng xử nơi công sở

Cũng có thể nói, mục đích duy nhất của việc xây dựng văn hóa công sở chính là tạo ra môi trường làm việc lành mạnh, thúc đẩy hiệu quả công việc. Bởi lẽ, nếu sếp đối xử không đúng với các nhân viên thì sẽ không nhận được sự nể phục, cẩn trọng. Mọi công việc chỉ được hoàn thành qua loa và không đặt tâm huyết vào đó. 

Còn nếu nhân viên không tôn trọng sếp, cư xử và dùng lời ăn tiếng nói không đúng thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới công việc. Không nhận được sự tín nhiệm thậm chí là có cơ hội mất đi việc làm nếu sai phạm. 

Phép lịch sự khi giao tiếp với cấp trên

Văn hóa ứng xử của cấp dưới với cấp trên đúng chừng mực là vấn đề hiển nhiên mà ai cũng cần phải ghi nhớ. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều chỉ nhận ra nó khi gặp phải tình huống phải đối diện trực tiếp với sếp của mình. 

Và gần như, lúc này mọi lý thuyết về văn hóa ứng xử đều không thể giải quyết vấn đề. Điều này đặc biệt đúng với những bạn sinh viên mới ra trường và chưa có kinh nghiệm nhiều. Vậy thì bạn không nên bỏ qua những phép lịch sự khi giao tiếp với cấp trên:

  • Tôn trọng cấp trên, sử dụng lời nói đúng chuẩn mực khi giao tiếp
  • Tôn trọng công việc, tôn trọng deadline là văn hóa ứng xử của cấp dưới với cấp trên
  • Không “tò mò”, bàn luận về đời tư của cấp trên
  • Chào hỏi là phép lịch sự tối thiểu cũng là văn hóa ứng xử của cấp dưới với cấp trên
  • Phải có chính kiến riêng nhưng trên nền tảng lời nói có văn hóa

Tôn trọng cấp trên, sử dụng lời nói đúng chuẩn mực khi giao tiếp

Từ khóa đầu tiên và quan trọng nhất trong văn hóa ứng xử nói chúng và cách ứng xử với cấp trên nói riêng chính là “tôn trọng”. Chỉ khi có sự tôn trọng lẫn nhau trong cuộc giao tiếp thì mới có thể đi đến kết quả tốt đẹp. Trong trường hợp một trong hai bên có thái độ không đúng, không thể hiện được thiện chí thì sẽ không có cuộc giao tiếp lần thứ hai. 

Tôn trọng là chìa khóa cho mối quan hệ tốt
Tôn trọng là chìa khóa cho mối quan hệ tốt

>>> See more: Cách nói chuyện với người lớn khéo léo, thông minh

Đối với cấp trên, sự tôn trọng còn đặc biệt cần thiết hơn rất nhiều lần. Bởi lẽ, họ là người trực tiếp quản lý, giao việc và đánh giá năng lực, hiệu quả công việc của bạn. Hơn thế, họ còn là người có tiếng nói, kỹ năng xuất sắc thì mới có thể đảm nhiệm được vai trò lãnh đạo. Nếu bị nhân viên của mình tỏ thái độ không tôn trọng thì quả là một điều vô cùng khó chịu đối với họ. 

Trên một phương diện nào đó, khi bạn thể hiện được sự tôn trọng và lễ phép nhất định thì cách cư xử của sếp cũng có phần thân thiện và dễ chịu hơn. Điều này không phản ánh lên tính tiêu cực trong việc đối xử với nhân viên. Tuy nhiên, chúng ta đều phải công nhận rằng, khi bạn tạo được thiện cảm tốt thì các lỗi nhỏ trong công việc cũng sẽ bị nhắc nhở một cách “có thiện cảm” hơn. Không những thế, đây còn là phép lịch sự khi giao tiếp với cấp trên cơ bản nhất mà mỗi nhân viên phải thực hiện.

Tôn trọng công việc, tôn trọng deadline là văn hóa ứng xử của cấp dưới với cấp trên

Một văn hóa ứng xử với cấp trên cũng được đánh giá cao chính là thông qua deadline. Đây cũng chính là cách để cấp trên đánh giá năng lực của nhân viên. Đối với các công việc được giao, hãy học cách tôn trọng nó và tôn trọng deadline. 

Tôn trọng công việc, tôn trọng deadline
Tôn trọng công việc, tôn trọng deadline

Thái độ trong công việc cũng sẽ phần nào toát lên bản chất con người của mỗi chúng ta. Với những nhà cầm quân tài ba, họ sẽ quyết định có giữ bạn lại với vị trí hiện tại hay không dựa vào điều này. 

Không “tò mò”, bàn luận về đời tư của cấp trên

Một điều tối kỵ và không được cho phép trong văn hóa công sở chính là “tò mò”, bàn luận về cấp trên của mình. Trên thực tế, chúng ta không khó bắt gặp những hình ảnh một vài ba nhân viên cùng nhau bàn luận, phán xét và kể những câu chuyện về cấp trên của mình. Đây quả thực là điều vô cùng không đúng và đánh mất đi thuần phong mỹ tục của con người Việt Nam. 

Không “tò mò”, bàn luận về cấp trên
Không “tò mò”, bàn luận về cấp trên

Đây là một nét tính cách rất xấu và không được phép xuất hiện ở môi trường công sở. Bởi lẽ, điều này có thể ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ giữa sếp và nhân viên. Đồng thời, hình ảnh các nhân viên tụ tập và bàn tán về một người nào đó trông thật không đẹp tại một môi trường đề cao tính nghiêm túc như vậy. Và đây cũng là một văn hóa ứng xử của cấp dưới với cấp trên không nên tồn tại trong môi trường làm việc.

Chào hỏi là phép lịch sự tối thiểu cũng là văn hóa ứng xử của cấp dưới với cấp trên

Từ xưa đến nay, nét văn hóa “lời chào cao hơn mâm cỗ” được áp dụng cho tất cả mọi trường hợp trong đời sống hằng ngày. Một lời chào thân thiện, vui vẻ mỗi buổi sáng đến công ty sẽ mang lại năng lượng tích cực. Điều này không những giúp bạn trở nên tươi tắn, vui vẻ và hào hứng trong công việc mà còn làm cho người nhận được lời chào cảm thấy vui vẻ.

Thể hiện sự tôn trọng bằng cách chào hỏi
Thể hiện sự tôn trọng bằng cách chào hỏi

Vậy tại sao phải tiếc một lời chào, lời hỏi thăm đến cấp trên, đồng nghiệp mỗi khi đi làm và mỗi giờ tan ca? Đây cũng chính là cách tạo ấn tượng tốt, xây dựng một môi trường làm việc có văn hóa ứng xử, văn mình, hiện đại và là phép lịch sự khi giao tiếp với cấp trên tối thiểu bạn phải hình thành thói quen, 

See also: Nên tặng gì cho sếp khi chia tay?

Phải có chính kiến riêng nhưng trên nền tảng lời nói có văn hóa

Một thực tế cho thấy rằng, dù ở cương vị cấp trên hay nhân viên thì đều có những cảm xúc riêng. Trong quá trình làm việc, ai cũng có nhu cầu bộc lộ nên cảm xúc tiêu cực để thể hiện chính kiến và tiếng nói riêng của mình. Tuy nhiên, điều này chính là con dao hai lưỡi làm cho hình ảnh của bạn xấu đi trong mắt các vị sếp.

Phát biểu lời nói phải giữ đúng phép tắc, lời nói có văn hóa là văn hóa ứng xử của cấp dưới với cấp trên
Phát biểu lời nói phải giữ đúng phép tắc, lời nói có văn hóa là văn hóa ứng xử của cấp dưới với cấp trên

Có tiếng nói riêng, có chính kiến riêng là điều rất đáng được trân trọng. Thậm chí, nét tính cách này rất được đề cao trong công việc. Tuy nhiên, cách thể hiện bằng lời nói thiếu văn hóa sẽ đạp đổ tất cả mọi sự cố gắng của bạn. Vì vậy, lời khuyên cho những ứng viên mới chính là sử dụng lời nói, từ ngữ đúng đắn, hợp hoàn cảnh và có văn hóa. 

Văn hóa ứng xử của cấp trên đối với nhân viên

Trong một môi trường làm việc, ngoài xây dựng một văn hóa ứng xử của cấp dưới với cấp trên. Chúng ta cũng nên xây dựng văn hóa ngược lại: cấp trên nên ứng xử với cấp dưới như thế nào?

Nói về cách của cấp dưới thì chúng ta cũng không thể bỏ qua những điều mà cấp trên cần phải ghi nhớ để có phong thái lãnh đạo đúng đắn. Sự thành công của một người cấp trên không chỉ nằm ở hiệu suất công việc mà đội nhóm của người này đảm nhận. Nó còn thể hiện ở tình cảm đồng nghiệp, thái độ của nhân viên và không khí làm việc tại văn phòng.

Văn hóa ứng xử của cấp trên với nhân viên
Văn hóa ứng xử của cấp trên với nhân viên

Sự công bằng, rõ ràng chính là yếu tố đầu tiên được nhắc đến. Người này phải đảm bảo công tư phân minh, có thưởng có phạt rõ ràng đối với từng nhân viên. Hơn thế, cấp trên cũng phải thể hiện rõ sự tôn trọng đối với cấp dưới của mình. 

Ngoài ra, sự quan tâm chân thành, thái độ hòa nhã, vui vẻ cũng sẽ là điều mà bất cứ một nhân viên nào cũng mong muốn ở sếp của mình. Những góp ý chân thành, cảm thông, đồng thời không tiếc lời khen ngợi sẽ giúp cho mối quan hệ tại nơi công sở trở nên tốt đẹp hơn. 

Kỹ năng làm việc của cấp trên và đồng nghiệp 

Bên cạnh vấn đề văn hóa ứng xử của cấp dưới với cấp trên, hay ngược lại. Thì kỹ năng làm việc của cấp trên và đồng nghiệp cũng được quan tâm rất nhiều. Bởi lẽ, những kỹ năng này cần thiết và góp phần tạo ra những mối quan hệ tốt, thúc đẩy công việc trơn tru hơn. Dưới đây là một số kỹ năng cũng như quy tắc mà bạn có thể tham khảo:

Luôn chủ động trong mọi công việc 

Là một người đi làm, dù nằm ở bất kỳ vị trí nào, bạn luôn cần thế hiện rõ sự chủ động của mình trong công việc. Một người biết chủ động, là người nắm bắt công việc tốt và hoàn thành nó đúng tiến độ, hoặc sớm hơn. Đây là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần. Nếu là cấp trên, bạn sẽ được nhiều nhân viên tin tưởng, nể trọng. Nếu là nhân viên cấp dưới, bạn sẽ được điểm trong lòng các sếp và cơ hội thăng tiến sẽ tốt hơn. 

Làm việc luôn cần sự chủ động của bản thân
Làm việc luôn cần sự chủ động của bản thân

Xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp 

Một trong những kỹ năng cần có của tất cả chúng ta trong môi trường làm việc, đó chính là luôn xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp. Đồng nghiệp là người sẽ đồng hành cùng bạn trong công việc mỗi ngày, là người bạn cùng nhau chia sẻ quan điểm cũng như đưa ra chiến lược, quyết định tốt nhất trong công việc. Vậy nên, việc có mối quan hệ tốt, công việc sẽ diễn ra suôn sẻ hơn. Hoặc bạn sẽ được giúp đỡ nhiệt tình trong các tình huống phát sinh không thể xử lý kịp thời. 

Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác 

Sự tôn trọng luôn được đặt lên hàng đầu trong các mối quan hệ. Mối quan hệ trong công việc cũng vậy. Dù bạn đang ở bất kỳ vị trí nào, trên bao nhiêu người và dưới bao nhiêu người, thì việc tôn trọng ý kiến của người khác luôn phải thực hiện. Bên cạnh đó, chúng ta cần biết lắng nghe và có cái nhìn đa chiều về các ý kiến mình được nhận để đưa ra quyết định đúng đắn, cân bằng nhất. 

Lắng nghe ý kiến của người khác chính là sự tôn trọng của mỗi cá nhân khi làm việc
Lắng nghe ý kiến của người khác chính là sự tôn trọng của mỗi cá nhân khi làm việc

Tuân theo nguyên tắc tranh luận 

Hãy hiểu rằng tranh luận để hiểu ý kiến của nhau hơn, tiếp thu và đưa ra tiếng nói chung. Tranh luận không phải tìm ra kẻ thắng, người thua. Vậy nên việc muốn giành chiến thắng cho riêng mình trong các cuộc tranh luận công việc là suy nghĩ hết sức thiển cận. Muốn là người có văn hóa, hãy xác định rõ mục đích tranh luận và cùng tất cả mọi người đưa ra hướng giải quyết tốt nhất cho tất cả.

Văn hóa ứng xử của cấp dưới với cấp trên đúng chuẩn mực sẽ tạo nên một môi trường làm việc thân thiện, thoải mái và vui vẻ. Đừng để những ngày đầu tiên bắt đầu với công việc mình yêu thích trở nên tồi tệ chỉ vì chưa có cách cư xử hợp tình hợp lý ở nơi công sở nhé! Trên đây là bài viết được chia sẻ bởi Hệ Thống Đào Tạo Thẩm Mỹ Quốc Tế Seoul Academy.

/5 ( vote)

No reviews yet!

()

/5 ( vote)

No reviews yet!


COMMENT (0 comments)
ARTICLES ON THE SAME TOPIC
RELATED VIDEOS
WHAT THE PRESS SAY ABOUT US
youth
youth
legal life
24h
vnexpress
channel 14
vietbao
long time
EVENT ACTIVITIES