Thợ nail là gì? Kiến thức, kỹ năng và cơ hội của nghề làm móng

Font size
  • Default
  • Bigger
()

Nhu cầu làm đẹp, chăm sóc móng tay ngày càng trở nên phổ biến, chính vì vậy mà dịch vụ chăm sóc móng đã trở thành một phần không thể thiếu. Đằng sau những bộ móng tay, móng chân được cắt tỉa gọn gàng, sơn vẽ cầu kỳ, đầy nghệ thuật chính là những người thợ làm nail tài hoa. Vậy thợ nail là gì? Công việc cụ thể của họ ra sao? Cần những kỹ năng gì để thành công? Nội dung bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện về nghề làm móng.

Thợ nail là gì?

Thợ nail còn gọi là thợ làm móng, chuyên viên nail, là những người được đào tạo chuyên nghiệp, có kỹ năng và kiến thức về việc chăm sóc, massage, trang trí và làm đẹp cho móng tay và móng chân.

Những người thợ nail không chỉ đơn thuần là người sơn móng mà còn là những nghệ sĩ tạo ra các “tác phẩm nghệ thuật” thu nhỏ trên mười đầu ngón tay, góp phần tôn lên vẻ đẹp và sự tự tin cho khách hàng.

Thợ làm móng là những người có kiến thức, kỹ năng chăm sóc và trang trí, làm đẹp cho móng tay và móng chân
Thợ làm móng là những người có kiến thức, kỹ năng chăm sóc và trang trí, làm đẹp cho móng tay và móng chân

Công việc chính của một người thợ nail là làm gì?

Công việc hàng ngày của một thợ làm nail rất đa dạng và đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo nhằm đảm bảo sự hài lòng và mang đến trải nghiệm làm đẹp tốt nhất cho khách hàng. Các nhiệm vụ chính bao gồm:

  • Tư vấn & chăm sóc khách hàng: Giới thiệu các dịch vụ, màu sơn, kiểu móng phù hợp đồng thời họ cũng là người hướng dẫn khách hàng cách chăm sóc móng tại nhà.
  • Chăm sóc móng cơ bản: Làm sạch, cắt tỉa, dũa tạo hình móng tay/móng chân, xử lý da thừa quanh móng, ngâm tay/chân, tẩy tế bào chết.
  • Sơn móng: Sơn lớp nền, sơn màu (sơn thường, sơn gel) đảm bảo đều màu, bóng đẹp và bền.
  • Tạo kiểu và trang trí móng: Thợ làm móng sẽ thực hiện đắp móng bột, đắp móng gel để tăng độ dài hoặc độ cứng cho móng thật. Sử dụng kỹ thuật vẽ cọ, đính đá, gắn charm, tạo vân đá, ombre… để tạo ra các thiết kế độc đáo theo yêu cầu của khách.
  • Massage tay, chân: Giúp khách hàng thư giãn, tăng cường lưu thông máu.
  • Vệ sinh và bảo quản dụng cụ: Đảm bảo tất cả dụng cụ (kềm, dũa, máy mài…) và khu vực làm việc luôn sạch sẽ, tiệt trùng đúng quy trình để ngăn ngừa lây nhiễm bệnh cho khách hàng khi làm móng. Đồng thời bảo quản, sắp xếp các loại sơn, bột, gel, phụ kiện… ngăn nắp.
Công việc chính của một thợ nail là thực hiện chăm sóc, trang trí móng tay, móng chân
Công việc chính của một thợ nail là thực hiện chăm sóc, trang trí móng tay, móng chân

Những lợi thế và thách thức của nghề nail

Cũng giống như mọi ngành nghề khác, nghề nail cũng có những thuận lợi và khó khăn riêng mà bất cứ ai muốn theo đuổi nghề cũng cần nắm vững.

Lợi thế của thợ nail

  • Nhu cầu cao: Dịch vụ làm đẹp móng ngày càng phổ biến, tạo ra nhiều cơ hội việc làm ổn định.
  • Thu nhập hấp dẫn: Ngoài lương cơ bản, thợ nail giỏi thường có thêm thu nhập từ hoa hồng dịch vụ, phần trăm sản phẩm và tiền tip hậu hĩnh từ khách hàng. Mức lương thợ làm nail có kinh nghiệm và tay nghề cao là khá tốt.
  • Thời gian linh hoạt: Có thể làm việc toàn thời gian tại salon hoặc làm bán thời gian, thậm chí tự kinh doanh và quản lý thời gian của riêng mình.
  • Không yêu cầu bằng cấp học thuật cao: Nghề này chủ yếu tập trung vào kỹ năng thực hành và tay nghề.
  • Môi trường sáng tạo: Là nơi để thể hiện khả năng nghệ thuật, sự khéo léo và cập nhật các xu hướng làm đẹp mới nhất.
  • Có cơ hội gặp gỡ nhiều người: Làm thợ nail, bạn có thể gặp gỡ, trò chuyện và làm đẹp cho nhiều người khác nhau mỗi ngày.
Nghề nail có nhiều lợi thế về nhu cầu và thu nhập
Nghề nail có nhiều lợi thế về nhu cầu và thu nhập

Những thách thức, khó khăn mà thợ nail cần đối mặt

Bên cạnh những thuận lợi, nghề nail vẫn có những khó khăn, thách thức mà thợ nail cần nỗ lực vượt qua để đạt được thành công. Cụ thể:

  • Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất: Thợ làm móng thường xuyên làm việc với các loại sơn, gel, dung dịch tẩy rửa… Về lâu dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không có biện pháp bảo vệ đúng cách như đeo khẩu trang, găng tay…
  • Đòi hỏi về sức khỏe: Nghề nail đòi hỏi phải ngồi nhiều giờ liền, có sự tập trung cao độ cũng như sự tỉ mỉ… Yêu cầu này có thể khiến thợ làm móng bị mỏi mắt, đau lưng, đau vai gáy.
  • Áp lực về công việc: Thợ nail cần hoàn thành thiết kế móng trong thời gian yêu cầu của khách hàng, đặc biệt là những giờ cao điểm có đông khách. Không chỉ cần làm nhanh, thợ móng còn cần thiết kế đúng với yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.
  • Nghề cạnh tranh: Ngành nail có sự cạnh tranh cao, đòi hỏi thợ nail phải không ngừng nâng cao tay nghề và chất lượng dịch vụ.
  • Đòi hỏi cập nhật xu hướng liên tục: Các xu hướng, kỹ thuật nail thay đổi rất nhanh, thợ móng cần phải học hỏi không ngừng mới có thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng đa dạng của nhiều khách hàng.
Bên cạnh những thuận lợi, thợ làm móng vấn cần vượt qua những khó khăn, thách thức để đạt được thành công trong nghề
Bên cạnh những thuận lợi, thợ làm móng vấn cần vượt qua những khó khăn, thách thức để đạt được thành công trong nghề

Những kỹ năng cần có để trở thành thợ nail giỏi

Để đạt được thành công và xây dựng uy tín trong nghề nail, những người thợ làm nail cần trang bị cả kiến thức về kỹ năng chuyên môn cũng như các kỹ năng mềm cần thiết.

Các kỹ năng chuyên môn của thợ nail

  • Nắm vững cấu trúc của các lớp móng cũng như quá trình phát triển, các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của móng.
  • hiểu rõ các loại sơn móng, bột đắp móng, sơn gel… cũng như cách sử dụng và thiết kế phù hợp cho từng khách hàng.
  • Thành thạo các bước chăm sóc móng cơ bản từ cắt da, dũa form, làm sạch móng.
  • Hiểu rõ các kỹ thuật sơn móng, sơn móng đều màu, mịn, bóng, không lem, có độ chính xác cao.
  • Nắm vững kỹ thuật đắp móng bằng bột/gel, tạo ra bộ móng nối, móng đắp có form chuẩn, độ bền cao và tự nhiên.
  • Cập nhật các kỹ năng thiết kế móng, từ những mẫu vẽ đơn giản cho đến phức tạo, khả năng phối màu, đính đá, tạo hình…
  • Nắm vững kiến thức về phòng tránh lây bệnh và thực hiện nghiêm ngặt quy trình khử trùng dụng cụ.
Thợ nail cần nắm vững các kiến thức nền tảng
Thợ nail cần nắm vững các kiến thức nền tảng

Các kỹ năng mềm cần thiết của thợ nail

Giao tiếp và lắng nghe: Hiểu rõ nhu cầu của khách, tư vấn hiệu quả và tạo không khí thoải mái.

  • Tỉ mỉ, cẩn thận: Chú ý đến từng chi tiết nhỏ để tạo ra sản phẩm hoàn hảo.
  • Kiên nhẫn: Nhiều công đoạn làm nail tốn thời gian và đòi hỏi sự tập trung cao độ.
  • Sáng tạo và thẩm mỹ: Có gu thẩm mỹ tốt, nắm bắt xu hướng và đưa ra những ý tưởng mới lạ.
  • Thái độ làm việc chuyên nghiệp: Thợ nail luôn cần giữ vững thái độ làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, tôn trọng khách hàng.
  • Có kỹ năng quản lý thời gian: Thợ làm móng cần viết cách sắp xếp lịch hẹn hợp lý để phục vụ khách hàng tốt nhất. Đồng thời cần biết cách tính toán thời gian cho từng dịch vụ hợp lý để hoàn thành dịch vụ đúng giờ, không để khách hàng phải chờ đợi lâu.
Các kỹ năng mềm cũng là yếu tố quan trọng đối với thợ làm móng
Các kỹ năng mềm cũng là yếu tố quan trọng đối với thợ làm móng

Làm thế nào để trở thành thợ nail chuyên nghiệp

Để trở thành một thợ làm nail chuyên nghiệp là cả một quá trình học hỏi và rèn luyện không ngừng. Thông thường, để trở thành thợ nai, người học cần trải qua 3 giai đoạn chính. Cụ thể:

Giai đoạn 1 – học nghề

Học nghề nail là bước đầu tiên và quan trọng nhất để trở thành thợ nail chuyên nghiệp. Bạn cần cân nhắc lựa chọn các trung tâm dạy nghề nail chuyên nghiệp, các salon có chương trình đào tạo bài bản hoặc học hỏi từ những người thợ giỏi có kinh nghiệm.

Hiện nay có nhiều hình thức học nghề nail khác nhau, bạn có thể học trực tiếp tại trường dạy nghề, học tại salon nail hoặc cũng có thể tự học thông qua các nail course online hoặc tài liệu trên mạng. Tùy thuộc vào nhu cầu học tập cũng như mục tiêu và tài chính của bạn mà có thể lựa chọn hình thức học.

Trong số các địa chỉ học nghề nail uy tín hiện nay, Seoul Academy là lựa chọn học nghề nail đáng cân nhắc cho những ai muốn theo đuổi nghề và trở thành thợ nail chuyên nghiệp. Với chương trình đào tạo được thiết kế khoa học, cập nhật xu hướng mới nhất, Seoul Academy không chỉ cung cấp kiến thức lý thuyết vững chắc mà còn đặc biệt chú trọng vào thời lượng thực hành chiếm 90%, giúp học viên thao tác thành thạo trên mẫu thật.

Học nghề nail ở địa chỉ đào tạo nghề uy tín sẽ cung cấp cho bạn nền tảng kiến thức vững chắc
Học nghề nail ở địa chỉ đào tạo nghề uy tín sẽ cung cấp cho bạn nền tảng kiến thức vững chắc

Giai đoạn 2 – Học tập, rèn luyện kỹ năng

Sau khi đã hoàn thành các kiến thức nền tảng cơ bản, bạn cần rèn luyện thường xuyên các kỹ năng và nâng cao tay nghề. “Trăm hay không bằng tay quen”, người thợ nail cần tận dụng mọi cơ hội để thực hành các kỹ năng, cả trên móng giả, người thân hay bạn bè.

Bên cạnh đó, học tập các kỹ thuật làm nail phức tạp hơn như đắp bột, đắp gel, các kiểu vẽ nail art giúp bạn nâng cao tay nghề. Bạn có thể tham gia các sự kiện chuyên ngành để học hỏi và trau dồi các kỹ năng, cập nhật các xu hướng mới nhất từ các hoạt động như:

  • Các cuộc thi Nail Art Vietnam
  • Giải vô địch làm móng quốc tế Vietnam Nail Cup
  • Workshop xu hướng nail mới diễn ra theo từng quý tại các thành phố lớn.
  • Các hội thảo chuyên đề về an toàn vệ sinh ngành nail do Hiệp hội Thẩm mỹ tổ chức định kỳ.
Không ngừng rèn luyện và nâng cao tay nghề trong suốt quá trình học tập
Không ngừng rèn luyện và nâng cao tay nghề trong suốt quá trình học tập

Giai đoạn 3 – Làm việc và xây dựng thương hiệu cá nhân

Ở giai đoạn này, thợ nail sẽ bắt đầu làm việc từ các vị trí thợ phụ hoặc thợ chính tùy vào năng lực để cọ xát với thực tế, học hỏi kinh nghiệm và xây dựng tệp khách hàng thân quen của mình. Trong quá trình làm việc luôn đảm bảo chất lượng dịch vụ, đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu.

Song song với quá trình làm việc, thợ nail cần tạo dựng một thương hiệu riêng, sự chuyên nghiệp và uy tín để khách hàng luôn nhớ đến thương hiệu quả bạn. Có thể đồng thời sử dụng các trang mạng xã hội để quảng bá hình ảnh cho thương hiệu quả mình.

Khi đã làm việc đủ lâu, tích lũy đủ linh nghiệm và có nguồn vốn, bạn có thể suy nghĩ đến kế hoạch tự mở salon nail riêng để kinh doanh hoặc làm việc tự do để tăng nguồn thu nhập và thoải mái xây dựng thương hiệu cá nhân của mình.

Thợ nail lương bao nhiêu? Có cơ hội phát triển không?

Mức lương của thợ nail rất biến động, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm và tay nghề, địa điểm làm việc, loại hình salon cũng như tiền tip dịch vụ, % hoa hồng.

Theo khảo sát mức thu nhập trung bình của thợ làm nail tại các thành phố lớn hiện nay dao động trong khoảng từ 10 – 25 triệu đồng/ tháng. Đối với thợ mới ra nghề, thu nhập từ 8 – 12 triệu đồng/ tháng; Thợ có 2 – 3 năm kinh nghiệm thu nhập từ 15 – 20 triệu đồng/ tháng; Đối với các thợ chính hoặc kỹ thuật viên cao cấp, thu nhập có thể đạt được từ 20 – 30 triệu đồng/ tháng.

Bên cạnh mức thu nhập tiềm năng, thợ nail còn có nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực tiềm năng này. Cụ thể:

  • Có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc từ thợ phụ đến thợ chính hoặc trở thành quản lý của salon nail.
  • Có thể tự mở salon, làm chủ và kinh doanh riêng khi đã có đủ kỹ năng, kinh nghiệm và nguồn vốn.
  • Có thể trở thành giảng viên ngành nail, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm cho các học viên ngành nail tại các trường đào tạo nghề uy tín.
Nghề nail hiện nay có nhiều cơ hội phát triển đầy tiềm năng
Nghề nail hiện nay có nhiều cơ hội phát triển đầy tiềm năng

Làm thợ nail cần lưu ý những điều gì?

Để gắn bó lâu dài cũng như đạt được thành công với nghề, những người thợ nail cần đảm bảo một số lưu ý quan trọng như sau:

  • Đầu tư đồ nghề chất lượng tốt sẽ hỗ trợ bạn tạo nên sản phẩm đẹp và chuyên nghiệp hơn.
  • Trong quá trình học tập và làm nghề, hãy luôn sử dụng đồ bảo hộ như khẩu trang, găng tay, đảm bảo nơi làm việc thông thoáng nhằm hạn chế ảnh hưởng của hóa chất đối với cơ thể.
  • Luôn không ngừng học hỏi, cập nhật các kiến thức, kỹ thuật và xu hướng mới để không tụt hậu lại so với xu hướng ngành nail.
  • Kiên trì rèn luyện và luôn giữ đam mê với nghề để đạt được thành công như mong đợi.
  • Bên cạnh việc rèn luyện kỹ năng, nghề nail cần đảm bảo dịch vụ tận tâm, chất lượng, chăm sóc khách hàng chu đáo để giữ chân khách hàng.
  • Duy trì mối quan hệ tốt với đồng nghiệp để trao đổi kinh nghiệm và có thể giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong quá trình làm việc.
  • Giữ gìn không gian làm việc sạch sẽ, ngăn nắp và thân thiện với mọi đối tượng khách hàng.

Thợ nail là nghề nghiệp đòi hỏi có sự kết hợp giữa kỹ thuật, nghệ thuật thiết kế cũng như kỹ năng phục vụ khách hàng. Bên cạnh những thách thức nhất định cần phải vượt qua, chỉ cần có đam mê, kiên trì học hỏi và không ngừng rèn luyện, bạn hoàn toàn có thể đạt được thành công và có được thu nhập tốt trong lĩnh vực đầy tiềm năng này.

Hy vọng nội dung bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về công việc của một người thợ nail. Hãy liên hệ 1800 0084 để được tư vấn chi tiết lộ trình trở thành một nail art chuyên nghiệp ngay hôm nay!

/5 ( vote)

No reviews yet!

()

/5 ( vote)

No reviews yet!

btn

COMMENT (0 comments)
ARTICLES ON THE SAME TOPIC
RELATED VIDEOS
WHAT THE PRESS SAY ABOUT US
youth
youth
legal life
24h
vnexpress
channel 14
vietbao
long time
EVENT ACTIVITIES