- Default
- Bigger
Tuy nói rằng “Đại học không phải con đường duy nhất dẫn đến thành công”. Nhưng tác hại của việc không học đại học lại có rất nhiều. Có vô số lý do để một người quyết định không thi và theo chương trình đại học. Và cũng có vô vàn những lý do khác để đa số mọi người đều theo con đường này. Cùng Seoul Academy tìm hiểu về những lý do mà nhiều người chọn đi học đại học ngay sau đây!
11 tác hại của việc không học đại học
Không phải tự nhiên mà xã hội hiện nay rất quan trọng tấm bằng Đại học. Có rất nhiều bất lợi khi không có bằng đại học, không đi vào con đường kiến thức giảng đường, cụ thể:
Giảm cơ hội việc làm, khó kiếm việc phù hợp
Tác hại của việc không học đại học đầu tiên phải kể đến đó là giảm cơ hội việc làm. Tấm bằng đại học được coi như là một minh chứng cho việc bạn đã từng trải qua chương trình đào tạo bài bản. Chứng tỏ việc bạn có một nền tảng kiến thức, trình độ chuyên môn phù hợp với công việc.
Vì thế, nhà tuyển dụng thường dựa vào tấm bằng, bảng điểm để lựa chọn nhân sự. Những người không có bằng đại học sẽ bị thiệt thòi hơn trên thị trường lao động. Bị mất đi lợi thế cạnh tranh, khó tìm được công việc phù hợp với mức thu nhập như mong muốn.
Đánh mất cơ hội tự khám phá kỹ năng và điểm mạnh của bản thân
Ai cũng cũng một đam mê riêng, mỗi người đều muốn được làm đúng ngành nghề yêu thích. Trong đó có một số ngành buộc phải hoàn tất chương trình đại học. Như thế mới có đủ kiến thức, trình độ để theo đuổi đam mê. Nếu thiếu nó, các bạn sẽ không thể phát triển và thành công một cách tối ưu nhất.
Hơn nữa, môi trường đại học không chỉ là nơi dạy kiến thức hàn lâm, lý thuyết. Mà nơi đây còn dạy kỹ năng mềm, tạo nhiều cơ hội tìm kiếm kỹ năng khám phá bản thân. Việc tham gia vào các buổi thuyết giảng, cộng đồng hội nhóm sẽ giúp các bạn trẻ thỏa sức sáng tạo. Phát hiện ra những lợi thế của bản thân thông qua nhiều cách miễn phí, không tốn tiền. Tác hại của việc không học đại học là thiếu mất kỹ năng mềm, kỹ năng sống. Để trau dồi chúng, thường phải mất nhiều chi phí, thời gian mà đôi khi còn không hiệu quả bằng trải nghiệm thực tế.
Mức lương không được cao
Theo nhiều khảo sát, thu nhập của những sinh viên đại học mới ra trường thường cao hơn so với mức khởi điểm của lao động phổ thông. Theo thống kê, mỗi năm thu nhập của lao động trong nước còn tăng trung bình là 12%. Tức sau khi cộng dồn, các bạn có bằng cử nhân vẫn có thu nhập cao hơn nhiều người.
Mất cơ hội trong công việc, sự thành công và khả năng đổi đời
Là một lao động phổ thông, dù rất lành nghề, nhiều kinh nghiệm. Nhưng nếu thiếu bằng đại học, bạn sẽ khó được cân nhắc lên địa vị cao hơn. Bởi người quản lý cần có kiến thức chuyên môn của ngành khác, chứ không hẳn là kỹ thuật. Ngay cả khi đã được đào tạo thêm công nghệ mới, bạn cũng sẽ khó bắt kịp so với lớp trẻ.
Đây là một trong những tác hại của việc không học đại học khá lớn. Nó ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp mãi về sau.
Không tiếp cận được thế giới mới
Ai cũng có mơ ước được mở rộng tầm nhìn, mở mang kiến thức. Được đi đây đi đó, có cơ hội tận mắt chứng kiến nhiều vấn đề mới lạ. Tìm hiểu được về con người, cuộc sống và cách họ kiếm tiền, sinh hoạt.
Việc không hoàn tất bậc đại học ít nhiều kiềm hãm sự phát triển tầm nhìn của mỗi người. Thiếu đi kiến thức trong thời đại này sẽ là sự hạn chế lớn, chúng ta khó có thể vươn mình ra thế giới.
Bỏ qua khả năng tạo dựng được mối quan hệ tốt
Môi trường đại học được ví là một xã hội thu nhỏ. Nên khi tham gia học tập, bạn sẽ có thể tạo dựng được nhiều bạn bè. Những mối quan hệ này có thể có ích hoặc không về sau. Tuy nhiên, việc xây dựng mạng lưới quan hệ từ sớm sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc kết giao.
Những người không có cơ hội học đại học thường không biết cách tạo dựng mối quan hệ tốt. Khi ra ngoài xã hội dễ gặp cạm bẫy và nhiều khó khăn hơn. Bởi cuộc sống rất toan tính, dễ gặp kẻ lừa lọc, vụ lợi.
Mặc cảm, tự ti
Có thể bạn nghĩ là không sao nhưng một tác hại của việc không học đại học đó là tạo sự mặc cảm, tự ti. Vấn đề này không hoàn toàn xảy ra ở tất cả mọi người nhưng nó vẫn là đa số.
Nhiều người sẽ cảm thấy tự ti và mặc cảm khi đối diện với bạn bè cũ của mình. Thông thường họ đều học đại học và thành đạt sau khi tốt nghiệp. Có người lại mặc cảm trước người yêu, vợ/chồng, người thân, họ hàng có trình độ cao hơn. Tình trạng này là vấn đề thực tế, thường xuyên xảy ra, nếu muốn bỏ đại học hãy chuẩn bị sẵn sàng tâm lý này.
Mất đi sự tôn trọng
Đi kèm với vấn đề mặc cảm, tự ti đến từ lòng tự trọng mỗi người đó là sự thiếu tôn trọng từ những người xung quanh.
Có thể bạn chưa gặp phải, cũng không đối xử như thế với ai. Bạn cảm thấy việc này rất vô lý vì nhiều người không có bằng cử nhân vẫn thành công. Tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó trong xã hội, rất nhiều người đã và đang phải chịu cảm giác này. Bởi xã hội nhiều người xấu tính và họ không ngại làm tổn thương người khác chỉ vì định kiến xã hội, tư tưởng của số đông.
Thiếu sự kiên nhẫn
Có nhiều lý do trong việc bỏ ngang chương trình học đại học. Một trong số đó là do kiến thức quá nhiều, quá khó và quá trình học tập mất nhiều thời gian. Cũng có nhiều trường hợp là mất đi sự hứng thú giữa chừng. Việc cố gắng vượt qua những khó khăn, thử thách ở môi trường đại học sẽ tôi luyện khả năng kiên nhẫn. Tác hại của việc không học đại học là khiến bạn thiếu sự kiên trì, sự bền bỉ cho cuộc sống sau này.
Trở nên đố kỵ hay hối hận
Tác hại của việc bỏ học tiếp theo đó là bản thân không hoàn tất chương trình học, không có được bằng cử nhân sẽ dễ sinh ra lòng đố kỵ. Nhiều người trở nên ghen tị, ganh ghét khi bạn bè, người quen tốt nghiệp đại học. Có được sự thành công trong cuộc sống hay kiếm tiền nhiều hơn với tấm bằng.
Hoặc do thấy thành công của người khác mà đâm ra hối hận với quyết định của bản thân ngày xưa. Dù là cảm giác nào cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân. Không tốt cho tâm lý và cuộc sống, sự nghiệp hiện tại.
Khó kiểm soát và đồng hành cùng con cái
Tác hại của việc không học đại học cuối cùng mà chúng tôi muốn kể đến đó là vấn đề thế hệ sau. Con cái của bạn sẽ tiếp cận và lĩnh hội rất nhanh mọi thứ. Thông qua internet, các mạng xã hội, nhiều công nghệ mới,…
Khi thiếu những kiến thức vĩ mô, bạn và con mình sẽ khó hiểu được nhau. Không thể sẻ chia những vấn đề trong học tập và cuộc sống. Có thể làm tình cảm gia đình bị xa cách, mất cảm giác người thân.
See also: Nên Học Đại Học Hay Học Nghề? Định Hướng Nghề Nghiệp
Không có bằng đại học có xin được việc làm tốt hay không?
Vậy vì sao nhiều người vẫn lựa chọn không học đại học? Liệu không có bằng cử nhân các bạn có thể xin được việc làm tốt hay không? Không học đại học có sao không? Câu trả lời là CÓ. Bạn vẫn có thể xin được việc làm như bình thường. Đặc biệt là những công việc không đòi hỏi về bằng cấp đại học. Tuy nhiên, nghề nghiệp sẽ bị hạn chế, không nhiều như với trình độ cao hơn. Mức lương cũng sẽ không cao bằng những việc cần bằng cử nhân.
Nhà tuyển dụng vẫn sẽ lựa chọn khi nhận thấy được tiềm năng phát triển của bạn. Bởi bằng cấp chỉ là một trong những phương tiện giúp mở rộng cơ hội việc làm và có được mức lương hấp dẫn hơn. Ngoài ra cũng cần có kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp và thái độ tốt.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều ngành nghề chỉ cần trình độ trung học. Cũng có nhiều trung tâm dạy nghề uy tín, chuyên nghiệp. Giúp bạn có đủ kiến thức với mức chi phí thấp hơn rất nhiều. Phù hợp với những bạn hoàn cảnh gia đình khó khăn, không có điều kiện theo chương trình đại học. Sau đó, có thể chọn vừa học vừa làm để nâng cao trình độ, tốt hơn cho sự nghiệp tương lai.
Với những tác hại của việc không học đại học, hy vọng các bạn trẻ có thể suy ngẫm tốt hơn. Để lựa chọn ra con đường học tập phù hợp với đam mê. Vững bước trên con đường sự nghiệp của bản thân trong tương lai, bạn nhé!