Giải mã sự thật “Son có chì làm thâm môi”? Nguyên nhân do đâu?

Font size
  • Default
  • Bigger
()

Nhiều người cho rằng, son có chì làm thâm môi và khiến màu môi trông kém thẩm mỹ nghiêm trọng khi sử dụng quá nhiều. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng, môi thâm đôi lúc không phải do dùng son có chì mà là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy sự thật là gì? Hãy cùng Seoul Academy  tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Tại sao trong son môi lại chứa chì?

Để biết son có chì làm thâm môi hay không, chúng ta cần phải biết được chì có chức năng như thế nào trong việc tạo nên một cây son.

Hầu hết các loại son môi đều được cấu thành từ các thành phần như mỡ, dầu, chất tạo màu. Đối với chất tạo màu, màu son có thể được tạo từ bột hoặc màu thực phẩm (màu từ nguyên liệu thiên nhiên).

Xét về chì, chì là một loại kim loại nặng, thường xuất hiện trong chất tạo màu bột của son môi, trong vaseline và các oxit kim loại – những thành phần tạo nên một thỏi son. Có thể thấy, thật khó để chúng ta có thể tìm ra một loại son không hề chứa chì trên thị trường hiện nay. Thậm chí các thương hiệu son vốn dĩ an toàn và nổi tiếng như Mac, Gucci, Tom Ford đề chứa hàm lượng chì trong mỗi thỏi son được sản xuất ra.

Chì trong son có tác dụng giúp màu son lên chuẩn, tăng độ bền và độ bám của son trên môi
Chì trong son có tác dụng giúp màu son lên chuẩn, tăng độ bền và độ bám của son trên môi

Chì trong son có tác dụng giúp màu son lên chuẩn, tăng độ bền và độ bám của son trên môi. Son lì có thành phần chì nhiều hơn so với các loại son còn lại. Tuy nhiên, các thương hiệu son nổi tiếng thường được chuyên gia khuyên dùng bởi hàm lượng chì trong mỗi sản phẩm son đều ở một mức cho phép, không gây hại đến môi.

Ngoài ra, chì không chỉ có trong mỗi son môi, mà còn có trong các thực phẩm, rau, củ quả và trong không khí, môi trường mà chúng ta đang sống. Vậy nên, sự hiện diện và tiếp xúc với chì là một điều không thể tránh khỏi. Chúng ta vẫn sẽ an toàn miễn chì xuất hiện ở một lượng phù hợp.

Son có chì làm thâm môi là đúng hay sai?

Lượng chì cho phép sử dụng trong một cây son nhiều nhất là 20ppm (200 phần triệu). Nếu mang so sánh với hàm lượng chì trong không khí, khi đánh hết một cây son, chúng ta mới chỉ tiếp xúc 1/1000 lượng chì có trong không khí vào thực phẩm. Với hàm lượng nhỏ như thế này, vẫn chưa có bất kỳ cơ sở nào cho rằng chì trong son môi khiến môi bị thâm nặng.

Không những vậy, màu môi là biểu hiện của màu máu. Màu môi đỏ, tươi và trẻ trung chứng tỏ máu của bạn đang rất tốt. Tuy nhiên, màu môi bị thâm và đen, điều này có nghĩa bạn đang nhiễm chì nặng. Nhưng chắc chắn một điều, việc nhiễm chì không phải nguyên nhân 100% là do son môi mà có đến 70% là do bạn tiếp xúc thông qua không khí, nguồn nước, thức ăn được trồng trên nguồn đất nhiễm chì và thói quen chăm sóc môi không tốt.

Vì vậy với nhận định bôi son nhiều bị thâm môi là hoàn toàn KHÔNG ĐÚNG.

Son có chì làm thâm môi là không hoàn toàn đúng
Son có chì làm thâm môi là không hoàn toàn đúng

Vậy có nên tiếp tục sử dụng son môi hay không?

Với những con số trên, với một thỏi son 1,5 gram thì bạn phải dùng đến 200 thỏi mới tích lũy được 1 pound chì. Thực thế, tỉ lệ 1/1 triệu này chẳng có ý nghĩa gì đến môi của bạn cả. Và cho dù bạn có ăn son trong cả một đời thì “cơ may” mới tích lũy đúng lượng chì gây rủi ro đến môi và cơ thể.

Và tất nhiên, chúng ta không hề ăn son. Hoặc nếu có thì chỉ là một lượng cực kỳ nhỏ vô tình trong lúc ăn, uống mà thôi. Hầu hết son môi đều bay màu theo một cách nào đó theo thời gian hoặc được bạn làm sạch bằng tẩy trang và tẩy tế bào chết cho da môi.

Vậy nên, các chị em phụ nữ cứ yên tâm sử dụng son mỗi ngày. Tuy nhiên, sản phẩm son phải được mua từ thương hiệu có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm định thành phần cũng như hàm lượng chì cho phép. Không sử dụng các loại sản phẩm nhái, hàng giả hay không có thương hiệu, được bày bán trên thị trường. Những loại son kém chất lượng này chứa hàm lượng chì gấp nhiều lần. Đây mới là sản phẩm son góp phần gây môi thâm.

Chỉ nên sử dụng các hãng son có nguồn gốc rõ ràng
Chỉ nên sử dụng các hãng son có nguồn gốc rõ ràng

Nguyên nhân làm môi thâm thực sự là do đâu?

Sau khi giải đáp được son có chì làm thâm môi không phải là nhận định đúng. Có lẽ ai ai cũng thắc mắc “Không phải do son vậy tại sao môi lại bị thâm?” đúng không nào. Vậy nên, dưới đây sẽ là một số nguyên nhân chủ yếu tác động đến môi và khiến môi của bạn tối màu nghiêm trọng.

Không có thói quen làm sạch môi

Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến môi bị thâm và xấu xí chính là không có thói quen vệ sinh môi sạch sẽ mỗi ngày.

Bạn nên biết rằng, môi cũng như da mặt, cũng bị tiếp xúc với bụi bẩn, vi khuẩn và các chất độc hại mỗi ngày. Thậm chí, bạn cũng dùng son môi trong 1 ngày dài. Nếu môi không được vệ sinh sạch sẽ, da môi sẽ bị bí, tắc, và lớp da chết ngày càng nhiều, bụi bẩn tích tụ, tạo điều kiện khiến da yếu dần và hình thành nên hắc sắc tố melanin. Đây là thành phần khiến da môi bị thâm.

Để môi không bị thâm, hãy vệ sinh môi sạch sẽ mỗi ngày
Để môi không bị thâm, hãy vệ sinh môi sạch sẽ mỗi ngày

Không tẩy tế bào chết cho da môi

Môi cũng sản sinh tế bào chết qua một ngày. Thử tưởng tượng việc rửa môi không thể cuốn trôi được tế bào chết. Từng lớp tế bào chết chồng lên nhau, ngày càng nhiều sẽ khiến môi trở nên khô, nứt nẻ và xỉn màu nghiêm trọng. Khi này bạn cần có thói quen tẩy tế bào chết cho môi ít nhất 1 lần/tuần.

Bảo vệ môi dưới ánh nắng

Có bao giờ bạn nghĩ đến việc chống nắng cho môi hay không. Nên nhớ rằng, môi cũng như da, cũng bắt nắng. Nếu môi phải thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Da môi cũng trở nên đen, sạm vì melanin sản sinh rất tốt trong trường hợp này.

Môi khô quá mức

Môi khô cũng khiến làn môi trông nhợt nhạt, xỉn màu. Đặc biệt là khí hậu khô, lạnh.

Dưỡng môi thường xuyên để môi không bị khô
Dưỡng môi thường xuyên để môi không bị khô

Thói quen liếm môi hay tác động mạnh lên môi

Da môi cực kỳ nhạy cảm, chỉ cần một tác động mạnh, bạn cũng sẽ khiến lớp da môi bị tổn thương, bầm hoặc để lại vết thâm. Từ đó, môi sẽ thâm đen trong một thời gian dài.

Ngoài ra, hành động sờ tay lên môi hay liếm môi cũng khiến môi bị xuống màu rất nhanh.

Gợi ý 18+ cách làm môi hết thâm sau 1 đêm tại nhà bằng tự nhiên hiệu quả

Thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống như: hút thuốc lá, uống rượu bia, trà, cà phê cũng khiến màu môi bị thay đổi rất nhiều.  Đặc biệt là những lúc môi đang có vết thương.

Hút thuốc lá khiến môi bị thâm đen
Hút thuốc lá khiến môi bị thâm đen

Kết luận “Son có chì làm thâm môi?”

Son có chì làm thâm môi chỉ là một nguyên nhân cực kỳ nhỏ (1/1000 nguyên nhân khác) mà bạn đang lo lắng. Nếu lo ngại về sức khỏe và muốn bảo vệ bản thân mình, thay vì kiểm định son này chứa bao nhiêu chì, dùng có bị thâm môi hay không. Thì tốt hơn, bạn nên đi kiểm tra nồng độ chì trong nước, đất, thậm chí là màu son tường đang được sử dụng. Đây mới chính là nguyên nhân khiến cơ thể bị nhiễm chì.

Ngay sau khi biết được hàm lượng chì có trong son với lượng an toàn nhất định (đối với sản phẩm son được cấp phép sản xuất). Có lẽ nhiều bạn nữ sẽ thấy rằng, tất cả các thỏi son đều chứa chì, nhưng lại an toàn và không gây hại đến cơ thể.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn có rất nhiều thương hiệu cam kết son 100% tự nhiên, không có chì. Thì có lẽ do hãng đó không biết nguồn gốc tạo nên 1 thỏi son hoặc họ đang cố gắng lơ đi lượng chì, và chỉ tập trung vào quảng cáo mà thôi.

Chung quy lại thì nàng vẫn nên chăm sóc môi thường xuyên và lựa chọn sản phẩm son chất lượng để ngăn ngừa môi thâm
Nàng vẫn nên chăm sóc môi thường xuyên và lựa chọn sản phẩm son chất lượng để ngăn ngừa môi thâm

Lời khuyên dành cho bạn

Với vấn đề son có chì làm thâm môi, hãy là một người sử dụng văn minh và đừng làm quá vấn đề này lên và đổ lỗi môi thâm là do dùng son. Hãy nắm vững kiến thức và đừng đổ oan cho son môi trong việc môi bạn xuống màu. Hầu hết nguyên nhân đều do sinh hoạt, thói quen chăm sóc môi cũng như môi trường xung quanh mà thôi.

See also: Cách Nhận Biết Son Có Chì Hay Không Ngày Tại Nhà Cho Nàng Mê Son

Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã bỏ túi cho mình những kiến thức cực kỳ hữu ích và hiểu đúng về vấn đề son có chì làm thâm môi đúng hay sai. Tuy nhiên, dù lượng chì có trong son môi cực ít và không gây ảnh hưởng đến môi cũng như cơ thể. Nhưng điều này chỉ đúng khi bạn sử dụng sản phẩm có thương hiệu và có nguồn gốc sản xuất rõ ràng mà thôi.

/5 ( vote)

No reviews yet!

()

/5 ( vote)

No reviews yet!


COMMENT (0 comments)
ARTICLES ON THE SAME TOPIC
RELATED VIDEOS
WHAT THE PRESS SAY ABOUT US
youth
youth
legal life
24h
vnexpress
channel 14
vietbao
long time
EVENT ACTIVITIES