Sinh viên đi thực tập có lương không?

Font size
  • Default
  • Bigger
()

Bạn đang là sinh viên và chuẩn bị bước vào giai đoạn thực tập và băn khoăn không biết sinh viên đi thực tập có lương không. Trên thực tế, việc sinh viên đi thực tập có lương hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu sâu về thực trạng lương thực tập sinh viên tại Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng.

Sinh viên đi thực tập có lương không?

Theo quy định của Pháp luật tại khoản 1 Điều 90 Bộ Luật lao động 2019, thực tập sinh không phải là người lao động chính thức nên doanh nghiệp không có nghĩa vụ phải trả lương.

Thực tập là một trong những chính sách của nhà nước nhằm tạo điều kiện để sinh viên có cơ hội được thực hành trong môi trường thực tế nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Doanh nghiệp không có nghĩa vụ bắt buộc phải trả lương cho thực tập sinh mà chỉ có trách nhiệm tiếp nhập, tạo điều kiện để người học nâng cao chất lượng đào tạo.

Doanh nghiệp không bắt buộc phải trả lương cho thực tập sinh
Doanh nghiệp không bắt buộc phải trả lương cho thực tập sinh

Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp vẫn có các chính sách hỗ trợ, chi trả lương hoặc phụ cấp cho sinh viên thực tập. Mức hỗ trợ này sẽ phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như đặc trưng ngành nghề, quy mô công ty, vị trí thực tập và năng lực thực tế của sinh viên. Trước khi thực tập, sinh viên và doanh nghiệp có thể thỏa thuận với nhau về quyền và trách nhiệm của các bên cũng như chế độ mà sinh viên thực tập được hưởng trong suốt quá trình thực tập tại doanh nghiệp.

Khi nào thì thực tập sinh được trả lương?

Thực tập sinh sẽ được trả lương khi có thỏa thuận về quyền lợi với doanh nghiệp tiếp nhận thực tập. Mặc dù theo quy định của pháp luật không bắt buộc doanh nghiệp phải trả lương cho thực tập sinh nhưng nhiều công ty vẫn sẵn sàng chi trả để thu hút nhân tài và tạo động lực cho các bạn trẻ sáng tạo và phát triển.

Thực tập sinh có thể được trả lương dựa trên các thỏa thuận với doanh nghiệp
Thực tập sinh có thể được trả lương dựa trên các thỏa thuận với doanh nghiệp

Một số trường hợp dưới đây khi thực tập sinh viên sẽ được trả lương:

  • Thực tập tại các công ty lớn, các tập đoàn đa quốc gia: Những công ty này thường có chính sách đãi ngộ tốt cho thực tập sinh kể cả việc trả lương và các chế độ khác.
  • Thực tập các vị trí đòi hỏi chuyên môn cao.
  • Chương trình thực tập kéo dài từ 3 – 6 tháng hoặc dài hơn sẽ có chế độ trả lương để hỗ trợ sinh hoạt phí cho thực tập sinh.
  • Có khả năng đàm phán hiệu quả với doanh nghiệp.

Tóm lại, trước khi bắt đầu thực tập, bạn nên tìm hiểu thêm về mức lương trung bình của vị trí thực tập đó và tự tin đàm phán, thương lượng với doanh nghiệp để đạt được mức lương phù hợp.

Sinh viên đi thực tập được bao nhiêu tiền?

Thông thường, mức hỗ trợ cho sinh viên thực tập không cao, mức lương thực tập dao động trong khoảng từ 1 – 5 triệu đồng trong thời gian thực tập của sinh viên.

Số tiền lương của thực tập sinh không cao, chỉ là mức hỗ trợ của các doanh nghiệp đối với thực tập sinh trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp
Số tiền lương của thực tập sinh không cao, chỉ là mức hỗ trợ của các doanh nghiệp đối với thực tập sinh trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp

Tùy thuộc vào các yếu tố như: ngành nghề, quy mô và loại hình công ty, vị trí thực tập, năng lực và thỏa thuận giữa sinh viên và doanh nghiệp mà mức tiền mà sinh viên nhận được khi thực tập sẽ khác nhau.

See also: Những vấn đề khó khăn của sinh viên hiện nay

Một số câu hỏi liên quan đến thực tập của sinh viên

Bên cạnh những vấn đề nêu trên, dưới đây là giải đáp một số băn khoăn thường gặp khi sinh viên đi thực tập.

Thực tập sinh có cần phải ký kết hợp đồng thực tập không?

Theo quy định của pháp luật, không bắt buộc có sự ký kết hợp đồng thực tập giữa sinh viên và doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho cả hai bên, việc ký kết hợp đồng thực tập vẫn được khuyến khích.

Thực tập sinh không bắt buộc phải ký kết hợp đồng thực tập
Thực tập sinh không bắt buộc phải ký kết hợp đồng thực tập

Đối với sinh viên, việc ký kết hợp đồng có thể giúp xác định rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong quá trình thực tập. Hợp đồng cũng như là cơ sở pháp lý để yêu cầu doanh nghiệp thực hiện đúng cam kết về việc hỗ trợ, đào tạo và đánh giá. Tránh các tranh chấp không đáng có trong suốt quá trình thực tập.

Đối với doanh nghiệp, hợp đồng là phương thức giúp quản lý thực tập sinh một cách hiệu quả, giảm thiểu các rủi ro về vấn đề liên quan đến quyền lợi của thực tập sinh. Đồng thời, hợp đồng cũng là điều giúp doanh nghiệp tạo dựng được hình ảnh chuyên nghiệp, dễ dàng thu hút nhân tài.

Mặc dù vậy bạn cũng đừng hiểu lầm hợp đồng thực tập là hợp đồng lao động. Thực tế, hợp đồng giữa thực tập sinh và doanh nghiệp không phải hợp đồng lao động. Thực tập sinh không phải người lao động và không thuộc đối tượng điều chỉnh của Bộ luật Lao động.

Sinh viên thực tập có cần đóng BHXH không?

Sinh viên thực tập không thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội. Điều này được quy định tại Bộ luật Lao động 2019, trong đó không xem thực tập sinh là người lao động. Vì vậy, các doanh nghiệp không có nghĩa vụ phải đóng BHXH cho sinh viên thực tập.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thực tập sinh vẫn có thể được đóng BHXH nếu sinh viên đó được ký hợp đồng lao động với doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tự nguyện đóng BHXH cho thực tập sinh như một chính sách phúc lợi tốt nhằm thu hút nhân tài và thể hiện sự quan tâm đến lao động trẻ.

Sinh viên ngành y đi thực tập có lương không?

Cũng tương tự như các thực tập sinh ngành khác, sinh viên ngành y cũng không được xem là người lao động nên không bắt buộc phải được trả lương. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều bệnh viện và cơ sở y tế vẫn có chính sách hỗ trợ tài chính cho sinh viên thực tập, đặc biệt là đối với những sinh viên năm cuối hoặc thực tập sinh tại các chuyên khoa đòi hỏi cần nhiều kỹ năng.

Tùy thuộc vào từng cơ sở y tế mà mức hỗ trợ cho sinh viên thực tập sẽ khác nhau
Tùy thuộc vào từng cơ sở y tế mà mức hỗ trợ cho sinh viên thực tập sẽ khác nhau

Mức hỗ trợ này có thể là một khoản phụ cấp hàng tháng, hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại hoặc một phần lương chính thức. Ngoài ra, có một số bệnh viện còn có chính sách hỗ trợ chỗ ở cho sinh viên thực tập đến từ nhiều tỉnh thành khác.

Bạn có thể tìm hiểu thông tin từ website của bệnh viện hoặc hỏi trực tiếp phòng đào tạo để biết chính xác mức hỗ trợ thực tập của từng bệnh viện.

Việc sinh viên đi thực tập có lương hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về thực trạng lương thực tập sinh tại Việt Nam. Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình cơ hội thực tập, hãy chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức, kỹ năng và tự tin thể hiện bản thân để nhận được mức lương xứng đáng. Đừng quên tìm hiểu kỹ chính sách hỗ trợ của từng công ty và tự tin thương lượng để đạt được thỏa thuận tốt nhất cho mình.

/5 ( vote)

No reviews yet!

()
author-mobile
Seoul academy

Seoul academy

Hệ Thống Đào Tạo Thẩm Mỹ Quốc Tế Seoul Academy luôn tự hào về chất lượng đào tạo, chất lượng giảng viên cũng như nuôi dưỡng niềm say mê học tập làm đẹp của học viên, giúp học viên phát huy tối đa tiềm năng của mình.

/5 ( vote)

No reviews yet!


COMMENT (0 comments)
ARTICLES ON THE SAME TOPIC
RELATED VIDEOS
WHAT THE PRESS SAY ABOUT US
youth
youth
legal life
24h
vnexpress
channel 14
vietbao
long time
EVENT ACTIVITIES