10 Cách từ chối khéo không mất lòng trong tình cảm, công việc

Font size
  • Default
  • Bigger
()

Từ chối là kỹ năng cần thiết để một giải quyết một số vấn đề trong cuộc sống, công việc, tình cảm,… Thế nhưng không phải ai cũng biết cách từ chối khéo không mất lòng hay vẫn giữ được sự lịch sự. Chính vì vậy mọi người thường miễn cưỡng đồng ý để làm việc mình không thích, không mong muốn. Trong bài viết này, Seoul Academy sẽ chia sẻ cho các bạn một số cách từ chối khéo!

10 Cách từ chối khéo léo không mất lòng

Khi rơi vào tình huống khó xử, đa số sẽ không biết cách từ chối như thế nào. Bởi vì suy nghĩ từ chối sẽ làm người khác tổn thương, mất lòng. Dưới đây là một số cách từ chối khéo không mất lòng, lịch sự mà các bạn có thể tham khảo:

  • Tôn trọng lời mời
  • Không từ chối ngay sau khi được mời
  • Không từ chối khi người khác đang mời/ đề nghị
  • Không trì hoãn câu trả lời quá lâu
  • Thẳng thắn từ chối, đừng vòng vo
  • Hẹn một dịp khác nếu có thể
  • Bù đắp sự vắng mặt
  • Lặp lại câu trả lời
  • Từ chối bằng tin nhắn

Tôn trọng lời mời

Ngay khi nhận được lời mời, dù là đồng ý hay từ chối thì các bạn nên bày tỏ thái độ vui vẻ và thiện chí trước tiên. Đây là thái độ lịch sự dành cho người đã ngỏ ý muốn các bạn tham gia buổi lễ, buổi tiệc, buổi hẹn. Để từ chối, bạn hãy dùng từ “cảm ơn” sau đó nói lời từ chối và đưa ra lý do. Tránh việc tổn thương người khác bằng cách trêu đùa, đùa cợt lời mời của người khác.

Tôn trọng lời mời của người khác khi muốn từ chối là cách để không làm mất lòng đối phương
Tôn trọng lời mời của người khác khi muốn từ chối là cách để không làm mất lòng đối phương

Không từ chối ngay sau khi được mời

Không từ chối ngay sau khi được mời là cách từ chối khéo không mất lòng mà các bạn nên áp dụng. Trong một số trường hợp, bạn có thể sắp xếp thời gian và công việc để nhận lời mời của người khác.

Nếu bạn nói “không” ngay sau khi được mời, họ sẽ thấy bạn không có thành ý và làm mất lòng người mời. Bạn vẫn nên cảm ơn để bày tỏ sự lịch sự và tôn trọng người khác. Sau đó, xin thêm một ít thời gian để sắp xếp công việc và đưa ra câu trả lời sau.

Không từ chối khi người khác đang mời/ đề nghị

Phép lịch sự tối thiểu nhất trong giao tiếp là không chen ngang lời người khác nói chuyện. Và khi người khác đang đưa ra lời mời/ lời đề nghị thì bạn cũng không được phép từ chối một cách chen ngang.

Hãy để đối phương nói hết câu và bạn trả lời câu hỏi sau khi đã lắng nghe và hiểu ý. Không những vậy, bạn cũng không được tỏ thái độ khó chịu, phớt lờ trong khi người khác đang nói nhé!

Khi người khác đang nói, không nên chen ngang để từ chối!
Khi người khác đang nói, không nên chen ngang để từ chối!

Không trì hoãn câu trả lời quá lâu

Một trong những cách từ chối khéo không mất lòng chính là không trì hoãn câu trả lời quá lâu. Nhiều người cho rằng không nên đưa ra câu trả lời ngay sau khi được mời/ đề nghị là trì hoãn câu trả lời càng lâu càng tốt.

Đây là quan điểm sai lệch, có thể khiến người khác hiểu theo chiều hướng “im lặng là đồng ý”. Hoặc họ sẽ cảm thấy thất vọng về bạn vì bạn trì hoãn lời mời quá lâu, bạn không coi trọng đối phương.

Thẳng thắn từ chối, đừng vòng vo

Với một người đang rất hào hứng để đưa ra lời mời, bạn thường có xu hướng nhận lời mời một cách miễn cưỡng hoặc vòng vo giải thích. Thay vào đó, hãy đưa ra lời từ chối thẳng thắn với lý do chính đáng.

Đừng gieo hy vọng cho người khác và sau đó từ chối làm họ thất vọng. Trong trường hợp này, bạn đôi khi không cần nói những câu từ chối khéo, chỉ cần từ chối với thái độ lịch sự nhất là được.

Thẳng thắn từ chối để không gây hiểu lầm và mất lòng
Thẳng thắn từ chối để không gây hiểu lầm và mất lòng

Hẹn một dịp khác nếu có thể

Một số trường hợp vì sức khỏe hay đã có hẹn trước, bạn không thể tham dự và đành đưa ra lời từ chối. Bạn có thể lịch sử hẹn ngày khác, dịp khác để bày tỏ sự tiếc nuối cũng như là cách từ chối khéo không mất lòng người mời. 

Ngược lại, nếu không sắp xếp để hẹn lại dịp khác, bạn không nên “hẹn lại cho có”. Cách từ chối này có thể phản tác dụng, làm người khác khó chịu và không muốn mời bạn nữa.

Bù đắp sự vắng mặt

Nếu được mời đến một buổi tiệc quan trọng như sinh nhật, đám cưới,… Bạn có thể từ chối và đưa ra một sự bù đắp sau đó. Đây là cách để người mời cảm thấy được tôn trọng và không cảm thấy buồn hay tổn thương bởi sự vắng mặt của bạn. Bạn có thể tặng quà, tặng hoa hoặc bánh,… nếu như từ chối 1 buổi tiệc sinh nhật.

Bạn có thể bù đắp sự vắng mặt bằng món quà sau khi từ chối lời mời
Bạn có thể bù đắp sự vắng mặt bằng món quà sau khi từ chối lời mời

See also: Gợi ý những món quà chia tay đồng nghiệp

Lặp lại câu trả lời

Một số người sẽ đưa ra đề nghị/ lời mời rất nhiều lần để thao túng tâm lý bạn, làm bạn mềm lòng và đồng ý. Tuy nhiên, nếu muốn từ chối, bạn phải giữ vững tâm lý và lặp lại câu từ chối nhiều lần. Đây là một trong những cách từ chối khéo không mất lòng tốt nhất trong trường hợp này.

Từ chối bằng tin nhắn

Nhắn tin luôn là cách từ chối dễ dàng hơn so với từ chối trực tiếp. Tuỳ vào trường hợp của mình mà bạn có thể cân nhắc để từ chối thông qua tin nhắn, nói chuyện điện thoại,… Nhưng từ chối qua tin nhắn khiến nhiều người cảm thấy không được tôn trọng. Do đó, bạn cần chú ý vào câu từ cũng như thể hiện thái độ lịch sự nhất có thể nhé!

Một số trường hợp có thể từ chối quan tin nhắn
Một số trường hợp có thể từ chối quan tin nhắn

Gợi ý những câu từ chối khéo trong giao tiếp

Câu từ chân thành, lịch sự là một trong những cách từ chối khéo không mất lòng, không làm tổn thương người khác. Nếu chưa biết sử dụng từ sau cho hợp lý, bạn có thể tham khảo dưới đây:

  • Bây giờ mình bận quá để ngày mai (ngày khác) được không?
  • Xin lỗi mình bận/ có hẹn trước rồi, để hôm khác được không?/ Ôi thích quá nhưng tiếc quá mình có hẹn trước rồi.
  • Để mình suy nghĩ rồi trả lời sau nhé!
  • Mình không giỏi việc này, bạn nhờ anh chị khác (anh chị A/ B) thử xem sao?
  • Mình vừa cho vay/ mua sắm/…. hết rồi, bạn có cần lắm không?
  • Cảm ơn nhé! Nhưng mình vừa ….. mất rồi. Để ngày khác/ lúc khác/… được không nhỉ?
  • Cảm ơn vì đã hỏi ý kiến của mình! Nhưng mình đang ăn kiêng/ mình đang kiêng đường/… nên mình không thể ăn/ uống món này được? 
  • Tiếc quá mình không nhận lời được.
  • Cám ơn đã rủ rê/ đề nghị nhưng cái này không hợp với mình.
  • Xin lỗi nha nhưng cái này mình làm không được/ cái này mình không biết làm.
  • Tiếc quá mình bận hôm đó rồi.

Những cụm từ màu mè gây hiểu lầm nên tránh:

  • Mình cũng chưa biết nữa/ để coi sao.
  • Mình cũng chưa chắc lắm.
  • Lẽ ra mình có thể nhận lời được nhưng …
  • Lần này không được nhưng lần sau nhớ rủ nữa nha!
  • Hôm đó thì mình bận nhưng nếu bạn dời được 2 ngày nữa thì mình rất mừng.
  • Nghe cậu đang buồn tớ cũng buồn lắm, cuối tuần này thật sự không qua ngủ được, nhưng bây giờ tớ có thể chạy ra gặp cậu liền, cậu đang có thời gian không?

Trên đây là tổng hợp những cách từ chối khéo không mất lòng, lịch sự và không làm tưởng thông người khác. Seoul Academy hy vọng các bạn có thể áp dụng được các cách trên khi gặp phải trường hợp thực tế trong cuộc sống, công việc, tình cảm. Nếu thấy bài viết hay, hãy theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhập thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé!

See also: Cách nói chuyện với người lớn khéo léo, thông minh

/5 ( vote)

No reviews yet!

()
author-mobile
Seoul academy

Seoul academy

Hệ Thống Đào Tạo Thẩm Mỹ Quốc Tế Seoul Academy luôn tự hào về chất lượng đào tạo, chất lượng giảng viên cũng như nuôi dưỡng niềm say mê học tập làm đẹp của học viên, giúp học viên phát huy tối đa tiềm năng của mình.

/5 ( vote)

No reviews yet!


COMMENT (0 comments)
ARTICLES ON THE SAME TOPIC
RELATED VIDEOS
WHAT THE PRESS SAY ABOUT US
youth
youth
legal life
24h
vnexpress
channel 14
vietbao
long time
EVENT ACTIVITIES