- Default
- Bigger
Nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm cũng là cách mọi người thể hiện tinh thần yêu nước. Tuy nhiên rất nhiều người đến độ tuổi nhập ngũ thắc mắc việc nên đi nghĩa vụ quân sự trước hay học Đại học trước. Quyết định này rất quan trọng sẽ ảnh hưởng đến cả con đường tương lai sau này của mọi người.
Thế nào là đi nghĩa vụ quân sự?
Hằng năm cứ đến đúng thời điểm quy định, nhà nước sẽ mở các cuộc gọi nhập ngũ tại tất cả các địa phương. Lúc này những đối tượng đủ điều kiện sẽ bước vào môi trường quân ngũ trong thời gian thường là 2 năm. Mọi người sẽ được đào tạo các kỹ năng cần thiết trong chiến đấu, tính kỷ luật cùng nhiều các kỹ năng sống khác.
Đi nghĩa vụ quân sự hầu hết là nam nhưng đôi khi cũng có nữ tham gia. Việc khám sức khỏe và xét tuyển được tiến hành rất nghiêm ngặt. Ở Việt Nam hiện nay nghĩa vụ quân sự là bắt buộc và chỉ những ai nằm trong diện tạm hoãn hoặc miễn nghĩa vụ mới không phải chấp hành.
Ưu và nhược điểm khi đi nghĩa vụ quân sự trước
Để biết được nên đi nghĩa vụ quân sự trước hay học đại học trước cần phân tích về các ưu nhược điểm. Trước tiên là việc thực hiện nghĩa vụ quân sự trước rồi mới học Đại học.
Ưu điểm khi đi nghĩa vụ quân sự
Có không ít trường hợp người trẻ lựa chọn nhập ngũ và hoàn thành nghĩa vụ rồi mới bắt đầu học Đại học. Lựa chọn con đường này có ưu điểm trước tiên chính là tập cho mọi người tính tự chủ, tự lập. Rất nhiều người trẻ vừa tốt nghiệp THPT sau đó học Đại học mà không có kỹ năng sống cần thiết. Trong khi đó nếu nhập ngũ 2 năm rồi mới đi học sẽ chững chạc và tự lập tốt hơn.
Môi trường quân đội cũng sẽ tạo cho mọi người nếp sống khoa học, rất có ích trong quá trình học Đại học sau này. Không chỉ vậy, sau khi hoàn thành 24 tháng nghĩa vụ quân sự, mọi người sẽ có một khoản phụ cấp lớn để phục vụ cho chi phí học tập, sinh hoạt.
Nhược điểm khi đi nghĩa vụ
Đi nghĩa vụ trước rồi học Đại học cũng có các nhược điểm. Trước tiên mọi người sẽ tốn nhiều thời gian hơn mới có thể lập nghiệp, tìm kiếm công việc tốt. Sau 2 năm xuất ngũ rồi mới học Đại học nhiều người không khỏi thoái chí, không giữ được ước mơ ban đầu. Không chỉ vậy, sau 2 năm sẽ có nhiều lượng kiến thức bị mất đi ảnh hưởng đến kết quả thi cử xét tuyển Đại học.
Học Đại học trong độ tuổi 18 đến 23 là khoảng thời gian lý tưởng, mang nhiều trải nghiệm thú vị. Và người nhập ngũ rồi mới đi học sẽ không thể nào cảm nhận được điều thú vị này.
Ưu và nhược điểm khi học Đại học trước khi quân sự
Tương tự việc học Đại học trước rồi đi nghĩa vụ quân sự cũng có các ưu và nhược điểm nhất định.
Ưu điểm khi học Đại học trước
Chọn học Đại học trước mọi người sẽ có định hướng tương lai rõ ràng hơn. Việc hoàn thành chương trình đào tạo 3 năm tiểu học, trung học cơ sở và THPT sau đó tiến lên Đại học tạo sự liền mạch. Mọi người có thể dễ dàng vạch ra kế hoạch tương lai sau này.
Lựa chọn chọn Đại học trước lượng kiến thức cũng được đảm bảo. Song song đó sau khi tốt nghiệp ra trường, mọi người có thể dễ dàng tìm được công việc với thu nhập tốt và sớm hơn người đi nghĩa vụ trước.
Disadvantages
Chọn học Đại học trước khi đi nghĩa vụ quân sự cũng có các nhược điểm nhất định. Sau khi tốt nghiệp đôi khi đã chuẩn bị định hướng tương lai nhưng mọi người lại phải đi nhập ngũ. Điều này sẽ dẫn đến khó khăn về vấn đề công việc sau này. Xuất ngũ sau 2 năm không ít trường hợp dù có bằng Đại học trong tay vẫn rất khó tìm việc.
Nên đi nghĩa vụ quân sự trước hay học đại học trước?
Từ những phân tích trên hẳn mọi người cũng đã tìm được đáp án cho mình về vấn đề nên đi nghĩa vụ trước hay học Đại học trước. Có thể nói đây là vấn đề lựa chọn của từng người và tùy từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên theo đa phần mọi người đều sẽ chọn học Đại học trước. Điều này sẽ tạo nên sự đảm bảo hơn về tương lai cũng như học vấn trong suốt nhiều năm đã trải qua.
Đặc biệt nếu điều kiện kinh tế khá giả và có định hướng sẵn về nghề nghiệp, ước mơ mọi người cần nên học Đại học trước. Sau khi tốt nghiệp có tấm bằng đảm bảo rồi mới trở lại thực hiện nghĩa vụ với quê hương, đất nước vẫn được chấp thuận.
Tuy nhiên, theo Bộ Quốc phòng trả lời cử tri tỉnh Thái Bình đề nghị “nghiên cứu trình Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, quy định theo hướng tất cả nam thanh niên đến tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự; sau đó mới được đi học đại học hoặc học nghề để đảm bảo tính nghiêm minh và công bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền cơ sở gọi thanh niên nhập ngũ”.
Khi nào nên nhập ngũ trước khi học Đại học?
Cũng có các trường hợp mọi người lựa chọn nhập ngũ trước khi học Đại học. Theo khảo sát, phần lớn các trường hợp này thường có hoàn cảnh gia đình không quá khá giả. Lúc này việc nhập ngũ sẽ giúp họ tiết kiệm được khoản chi phí sinh hoạt, không phải tốn tiền đi học. Không chỉ vậy khi nhập ngũ sau một vài tháng sẽ được phát phụ cấp để trang trải cuộc sống. Điều này rất có ít với người hoàn cảnh khó khăn.
Do đó nếu kinh tế gia đình không mấy tốt lựa chọn nhập ngũ rồi mới học Đại học cũng rất lý tưởng.
Bên cạnh đó còn có trường hợp nhiều nam thanh niên dù đến tuổi học Đại học nhưng chưa có định hướng tương lai, chưa biết nên học gì làm gì. Lúc này chọn đi nhập ngũ cũng rất tốt. Trong mô trường quân ngũ với cách đào tạo đặc biệt có thể cho mọi người nhìn nhận khác hơn, chững chạc hơn và sớm tìm ra sở thích, mơ ước của bản thân. Đến khi xuất ngũ đi học Đại học sẽ dễ dàng chọn được ngành mình muốn.
See also: Thẻ học nghề quân đội học được nghề gì? giá trị và thời hạn sử dụng?
Ra trường đi làm có phải đi nghĩa vụ không?
Ngoài vấn đề nên đi nghĩa vụ quân sự trước hay học Đại học trước nhiều người còn lo lắng về việc đã ra trường đi làm thì có phải đi nghĩa vụ không. Trước tiên, cần biết rõ về quy định gọi nhập ngũ hiện nay. Theo đó độ tuổi được gọi nhập ngũ là từ 18 đến 25 tuổi. Cũng có các địa phương gọi nhập ngũ với các thanh niên độ tuổi 17. Ngoài ra, sẽ có trường hợp tạm hoãn nhập ngũ, kéo dài độ tuổi lên đến 27 tuổi. Cùng với đó mọi người còn phải đảm bảo các tiêu chí về sức khỏe, học vấn và tư tưởng đạo đức…
Nếu xét các yêu cầu trên, trường hợp tốt nghiệp Đại học trung bình sẽ ở độ tuổi 22, 23 tuổi. Và nhóm này hoàn toàn nằm trong nhóm có thể được gọi nhập ngũ. Dù đã đi làm hay không nếu đảm bảo các tiêu chí khác tham quy định và không nằm trong diện miễn nhập ngũ mọi người vẫn phải thực hiện nghĩa vụ này.
Trên đây Seoul Academy vừa giải đáp cho mọi người về vấn đề nên đi nghĩa vụ quân sự trước hay học Đại học trước. Nhìn chung mỗi một hướng đi đều sẽ có các thuận lợi và khó khăn riêng. Việc chọn lựa như thế nào còn tùy thuộc vào các nhân mỗi người. Hy vọng với những thông tin trên, độc giả nhất là người trẻ sẽ có định hướng đúng đắn cho tương lai sắp tới.
See also: Đi thăm bộ đội cần làm thủ tục gì? Quy định đi thăm người thân