Mô tả công việc quản lý spa và kinh nghiệm quản lý hiệu quả

Font size
  • Default
  • Bigger
()

Một spa khi thành lập cần đảm bảo đủ những yếu tố cơ bản như kỹ thuật viên, máy móc trang thiết bị và quan trọng nhất là quản lý spa. Các cơ sở spa thường  có một vị trí là quản lý spa, đây là người sẽ giám sát, tham gia quản lý các vấn đề về nhân sự cũng như tài chính. Vì vậy, nắm bắt được mô tả công việc quản lý spa sẽ giúp bạn hoàn thành công việc dễ dàng hơn.

Công việc quản lý spa là gì?

Quản lý spa là người giám sát, tham gia quản lý các hoạt động chung của spa. Bao gồm những vấn đề về nhân sự, hoạt động tài chính của spa. Ngoài ra, quản lý spa còn đóng vai trò là “người ngoại giao” đại diện cho spa chăm sóc khách hàng. Như vậy, vai trò của người quản lý spa là rất quan trọng.

Quản lý spa có vị trí quan trọng trong các cơ sở kinh doanh spa
Quản lý spa có vị trí quan trọng trong các cơ sở kinh doanh spa

Bảng mô tả chi tiết công việc của quản lý spa 

Để hiểu rõ hơn về công việc của một người quản lý spa sẽ thực hiện những gì, bạn có thể tham khảo bảng dưới đây: 

Công việc Chi tiết 
Quan hệ khách hàng 
  • Xây dựng, duy trì và phát triển các mối quan hệ đối nội, đối ngoại xuất phát từ hoạt động spa business của đơn vị. 
  • Duy trì tốt các mối quan hệ với khách hàng: tiếp nhận và xử lý ý kiến từ khách hàng. 
  • Linh hoạt xử lý phát sinh trong quá trình hoạt động. 
Quản lý nhân sự 
  • Định hướng công việc cho các nhân sự liên quan. 
  • Đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho nhân sự. 
  • Biết cách đẩy tinh thần làm việc và đảm bảo tất cả nhiệm vụ đều phải hoàn thành. 
  • Tạo môi trường làm việc đoàn kết và gắn bó lâu dài.
  • Đảm bảo cá nhân mỗi nhân viên phải tuân thủ theo đúng quy định tại nơi làm việc. 
  • Đánh giá năng lực của nhân viên. 
  • Kết hợp với các phòng ban khách để làm việc. 
  • Tuyển dụng, điều chuyển, phỏng vấn nhân viên mới. 
Bán hàng và marketing 
  • Đưa ra chương trình hàng tháng và liên kết các phòng ban khác để thực hiện. 
  • Hỗ trợ bán dịch vụ, tư vấn khách hàng (nhất là những khách hàng quan trọng). 
  • Xây dựng và triển khai kế hoạch theo thời gian. 
  • Đề xuất chương trình mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh. 
Đào tạo nhân viên
  • Đào tạo và hướng dẫn nhân viên mới. 
  • Đảm bảo nhân viên tuân thủ và nắm được toàn bộ những yêu cầu từ spa. 
  • Đánh giá định kỳ nhân viên cũng như tìm giải pháp nâng cao tay nghề, nghiệp vụ của nhân viên thông qua các hoạt động đào tạo.
Quản lý ngân sách
  • Giám sát các hoạt động thu chi, doanh thu, sản phẩm, máy móc nhằm mục đích tối ưu lợi nhuận của spa. 
  • Báo cáo doanh thu mỗi tháng, tình trạng ngân sách chi tiêu. 
  • Báo cáo hoạt động mua và sử dụng mỹ phẩm, máy móc, … hàng tháng, quý, năm, … 
Lập chính sách và quy trình
  • Đề xuất các chính sách cho/ quy định liên quan đến spa. 
  • Đưa ra quy trình vận hành và đảm bảo toàn bộ nhân viên phải nắm được và tuân thủ. 
Hành chính
  • Là người sẽ chịu giám sát, theo dõi tất cả các quy trình vận hành tại spa từ con người đến sự vật, sự việc. 
  • Duyệt và cho phép lấy hàng, nhận hàng thông qua chữ ký, hoặc phải có mặt. 
  • Là người giải quyết mọi vấn đề hay yêu cầu khác từ khách hàng đến nhân viên. 

See also: Điểm danh các địa điểm học spa Bình Phước uy tín nhất

Kỹ năng cần thiết giúp bạn trở thành một quản lý spa giỏi

Một quản lý spa giỏi không chỉ thuần thục công việc của một kỹ thuật viên mà thêm vào đó là các kỹ năng của một người quản lý. Để trở thành quản lý spa chuyên nghiệp bạn cần rèn luyện những kỹ năng cơ bản sau:

  • Có kỹ năng quản lý nhân sự tốt: Quản lý nhân sự là một nhiệm vụ trong mô tả công việc quản lý spa, do vậy bạn sẽ phải làm việc rất nhiều nhân viên từ các kỹ thuật viên, đội ngũ lễ tân, chăm sóc khách hàng,… 
  • Có kỹ năng giao tiếp tốt:  Đây là một kỹ năng mềm không thể thiếu trong cuộc sống cũng như trong công việc. Đặc biệt với một người quản lý thì giao tiếp tốt sẽ giúp bạn xây dựng được mối quan hệ thân thiện với đồng nghiệp.
Kỹ năng giao tiếp xây dựng mối quan hệ thân thiện
Kỹ năng giao tiếp xây dựng mối quan hệ thân thiện
  • Có kỹ năng chăm sóc khách hàng: Khách hàng có những phản hồi tích cực sau khi ghé thăm spa là một thành công lớn đối với người quản lý. Kỹ năng chăm sóc tốt chính là chìa khóa giúp spa giữ chân được khách hàng. Điều này đòi hỏi người quản lý cần phải biết lắng nghe những chia sẻ của khách hàng từ đó đưa ra giải pháp phù hợp.
  • Tiếp thu kiến thức chuyên môn: Việc tự học, tự nghiên cứu để tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới mẻ là kỹ năng mà quản lý spa cần có. Người quản lý cần hướng dẫn các kỹ thuật viên học việc theo như mô tả công việc của quản lý spa, vì vậy người quản lý cần học hỏi, tiếp thu chắc kiến thức chuyên môn.
  • Sáng tạo trong chiến lược Marketing: Một chiến lược marketing độc đáo, sáng tạo sẽ giúp thu hút được đông đảo khách hàng. Quản lý spa cần nghiên cứu thị trường từ đó đề xuất ra các chiến lược phù hợp để tìm kiếm được lượng khách hàng lớn hơn.

Mọi vấn đề về học phí, chương trình học, khuyến mãi, … sẽ được giải đáp ngay dưới đây!

Sign up now

Kinh nghiệm giúp bạn quản lý spa hiệu quả

Trong mô tả công việc quản lý spa có 7 nhiệm vụ cơ bản mà người quản lý cần làm, ngoài ra vẫn còn rất nhiều những công việc khác. Do vậy để quản lý spa một cách hiệu quả thì bạn cần tích lũy kinh nghiệm để đạt hiệu quả làm việc tốt nhất. Dưới đây là một số kinh nghiệm nhỏ có thể giúp bạn thuận lợi hơn trong công việc.

Biết sử dụng các phần mềm quản lý là một lợi thế

Sử dụng các phần mềm quản lý giúp quản lý spa tiết kiệm thời gian làm việc đáng kể. Các phần mềm này cho độ chính xác rất cao và người dùng cũng rất dễ sử dụng. Đây chắc chắn là một trợ thủ đắc lực của quản lý spa khi phải theo dõi nhiều nhân viên và lập báo cáo hàng tháng.

Các phần mềm quản lý giúp tiết kiệm thời gian đáng kể
Các phần mềm quản lý giúp tiết kiệm thời gian đáng kể

Nắm bắt rõ về đối thủ cạnh tranh

Hiện nay có rất nhiều cơ sở spa được mở ra do nhu cầu khách hàng rất lớn. Vì vậy quản lý spa cần tìm hiểu thông tin về các đối thủ cạnh tranh từ đó đề xuất chiến lược phát triển phù hợp nhất.

Tạo môi trường làm việc thoải mái

Không khí làm việc thoải mái sẽ giúp nhân viên làm việc hiệu quả. Ngoài ra môi trường còn là yếu tố thúc đẩy sự sáng tạo trong quá trình làm việc. Một quản lý spa nếu xây dựng được môi trường làm việc thoải mái, không áp lực thì công việc sẽ được hoàn thành một cách nhanh chóng.

Không khí làm việc thoải mái làm tăng hiệu suất công việc
Không khí làm việc thoải mái làm tăng hiệu suất công việc

Có mục tiêu rõ ràng

Quản lý spa cần đặt ra mục tiêu rõ ràng và yêu cầu mọi người hoàn thành trong một thời gian nhất định. Nhờ có mục tiêu xác định mà nhân viên sẽ cố gắng, chăm chỉ làm việc để hoàn thành. Do vậy, năng suất và hiệu quả công việc được tăng lên rõ rệt.

Lập kế hoạch kinh doanh càng chi tiết càng tốt 

Chiến lược kinh doanh là điều cần thiết đối với mọi doanh nghiệp. Nghề spa cũng vậy. Người quản lý nên tìm ra các chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình spa hiện tại của mình, càng chi tiết, cụ thể, càng tốt. Người quản lý nên sử dụng con số chính xác để đo lường và đánh giá cũng như kiểm soát tốt công việc hoạt động. 

Kế hoạch kinh doanh càng chi tiết càng tốt
Kế hoạch kinh doanh càng chi tiết càng tốt

Đưa ra mục tiêu cho từng kỹ thuật viên theo tháng, quý 

Mục tiêu chung của spa đã có, người quản lý cần chia mục tiêu ra cho các bạn kỹ thuật viên nhằm mục đích nâng cao tinh thần làm việc. Với mục tiêu đi kèm với phần thưởng xứng đáng. Kỹ thuật viên chắc chắn sẽ cố gắng, nỗ lực hết sức mình. 

Quản lý tài chính hiệu quả

Để tối ưu được lợi nhuận, bạn cần cân đối tài chính hiện, quản lý tốt dòng tiền vào và ra mỗi ngày của spa. Điều này sẽ giúp các chi tiêu không vượt quá ngân sách và dẫn đến phá sản. 

Liên tục cập nhật xu hướng 

Xu hướng làm đẹp liên tục thay đổi, do đó cá nhân người quản lý phải nhanh chóng cập nhật những điều mới, công nghệ mới nhằm thu hút khách hàng, tăng doanh thu. Ngược lại, nếu không cập nhật những điều mới, spa sẽ không có điểm thú vị, và chỉ phục vụ cho một phần khách hàng cố định mà thôi. 

Tối ưu được việc vận hàng và chăm sóc khách hàng 

Trong bản mô tả công việc quản lý spa, người quản lý chính là người đưa ra cách vận hàng cũng như chăm sóc trực tiếp cho khách hàng. Do đó, để quản lý tốt kỹ thuật viên, bạn cần tối ưu được 2 công việc này, tránh trường hợp quá rườm rà, khó hiểu, gây mất thời gian cho cả 3 bên (bạn, kỹ thuật viên, khashc hàng). 

Bên cạnh đó, việc chăm sóc hay vận hành suôn sẻ sẽ được khách hàng đánh giá rất cao về độ chuyên nghiệp cũng như giúp khách hàng thoải mái. 

Người quản lý cần đưa ra quy trình vận hành rõ ràng
Người quản lý cần đưa ra quy trình vận hành rõ ràng

See also: Học spa có cần ngoại hình không? Điều cần thiết ở KTV Spa

Trên đây là toàn bộ thông tin mô tả công việc quản lý spa. Vị trí càng cao, công việc và trách nhiệm ngày càng nhiều. Do đó, trước khi lên quản lý, hoặc muốn thăng tiến, mỗi người chúng ta cần trang bị tinh thần, cũng như kiến thức, kinh nghiệm để có thể hoàn thành công việc quản lý thật tốt, giảm tải được nhiều áp lực và rủi ro trong quá trình làm việc. 

Xem thêm: Chia sẻ cách quản lý spa để lợi nhuận tăng một cách ổn định

/5 ( vote)

No reviews yet!

author-mobile
stock

Nguyen Thuy Hang

Head of Instructor, Skin Care - Spa at Seoul Academy - International Aesthetic Training System with over 12 years of experience in Skin Care, Swiss Cidesco Aesthetic Certificate 2011, Body Cibtac Singapore Advanced Certificate, Asian Beauty Industry Association jury.
btn

COMMENT (0 comments)
ARTICLES ON THE SAME TOPIC
RELATED VIDEOS
WHAT THE PRESS SAY ABOUT US
youth
youth
legal life
24h
vnexpress
channel 14
vietbao
long time
EVENT ACTIVITIES