Mặt trái của ngành quản trị khách sạn bạn nên biết

Font size
  • Default
  • Bigger
()

Dù bạn làm ngành nghề nào, bên cạnh những thuận lợi vẫn chứa đựng những khó khăn riêng, trong đó có ngành quản trị khách sạn. Học sinh khi muốn đăng ký học cần cân nhắc những ưu điểm và cả hạn chế của ngành nghề này. Bởi vì mặt trái của ngành quản trị khách sạn chắc hẳn rất ít ai biết.

Tìm hiểu về ngành nghề quản trị khách sạn

Hotel Management là ngành học đào tạo các cá nhân về cách tổ chức, quản lý và giám sát tất cả những hoạt động từ các bộ phận của khách sạn theo cách khoa học, hợp lý và hiệu quả. Bạn có thể hiểu đơn giản rằng, ngành học này đào tạo và giảng dạy sinh viên cách để trở thành nhà quản lý trong lĩnh vực khách sạn – du lịch.

Khi trở thành người quản lý khách sạn, nhiệm vụ của vị trí này bao gồm:

  • Lập ra những quy tắc để quản lý từng bộ phận (buồng phòng, ẩm thực, lễ tân,…)
  • Lập báo cáo kết quả tài chính, thu và chi của những hoạt động, sự kiện liên quan đến khách sạn.
  • Giao tiếp tốt, nhạy bén để xử lý giải quyết vấn đề nhanh.
  • Kỹ năng tổ chức, lên kế hoạch làm việc hiệu quả.
  • Phân công công việc và đôn đốc từng bộ phận thực hiện công việc đã đề ra.
Ngành quản trị khách sạn đào tạo sinh viên quản lý, giám sát các hoạt động của khách sạn
Ngành quản trị khách sạn đào tạo sinh viên quản lý, giám sát các hoạt động của khách sạn

6 mặt trái của ngành quản trị khách sạn

Nếu thực sự yêu thích và có niềm đam mê với ngành quản trị khách sạn, bạn nên tìm hiểu về những sự thật về ngành nghề này để chuẩn bị tâm lý đối mặt và dễ dàng vượt qua thử thách sau này.

Thời gian làm việc không ổn định

Một trong những mặt trái của ngành quản trị khách sạn chính là thời gian làm việc. Đối với người làm trong lĩnh vực du lịch – nhà hàng- khách sạn, thời gian làm việc khá linh đông, thường chia theo ca sáng, chiều hoặc tối,… Nhân viên sẽ được chọn hoặc bố trí ca làm việc để phù hợp với cuộc sống mỗi người.

Tuy nhiên, “mặt trái” của vấn đề linh động thời gian là thay đổi đồng hồ sinh học của cơ thể, theo thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Cụ thể là có những ngày ca làm việc bắt đầu từ 4-5h sáng, kết thúc lúc 9 – 10h tối hoặc bắt đầu từ 9 – 10h tối, kết thúc vào sáng hôm sau.

Ngoài ra, ngành dịch vụ là ngành không có ngày nghỉ lễ, thậm chí nhân viên ngành quản trị khách sạn còn phải làm việc hết công suất vào những ngày này. Điều này có thể khiến bạn nản chí vì quá kiệt sức và không có thời gian dành cho gia đình hay bạn bè vào những ngày lễ, ngày đặc biệt.

Ca làm việc không ổn định khiến đồng hồ sinh học thay đổi
Ca làm việc không ổn định khiến đồng hồ sinh học thay đổi

Lộ trình nghề nghiệp

Sự thật về ngành quản trị khách sạn mà ít ai biết trước khi đăng ký học ngành này chính là không dễ để trở thành người quản lý khách sạn ngay sau khi ra trường. Bất cứ ngành nghề nào cũng cần phải có đủ kiến thức và kinh nghiệm được tích lũy theo thời gian mới có thể trở thành người quản lý hay nhà lãnh đạo, nghề quản trị khách sạn cũng vậy. 

Nếu vừa mới ra nghề, bạn thường phải làm các công việc như lễ tân, phục vụ bàn, buồng phòng,… trước khi thăng tiến. Đây được coi là một mặt trái của ngành quản trị khách sạn chỉ có những người đã từng học, từng trải mới biết. Vì vậy, nhiều sinh viên cảm thấy ngỡ ngàng và áp lực khi học.

Cảm xúc trong công việc

Khi chọn học và làm việc trong lĩnh vực khách sạn, bạn phải đặt thái độ phục vụ khách hàng lên hàng đầu. Phương châm “khách hàng là thượng đế” là một trong những lưu ý mà bạn phải ghi nhớ. Nhân viên luôn phải giữ thái độ vui tươi, niềm nở khi gặp khách hàng để thực hiện tốt công việc cũng như những tình huống phát sinh. Tất nhiên, đôi khi bạn sẽ gặp những khách hàng khó tính, cau có nhưng gạt bỏ cảm xúc cá nhân để làm hài lòng và phục vụ mọi yêu cầu của khách hàng là nhiệm vụ của bạn. Đây là những áp lực vô hình mà người nhân viên khách sạn thường gặp phải.

Bạn luôn phải bỏ qua cảm xúc cá nhân và niềm nở chào đón khách hàng 
Bạn luôn phải bỏ qua cảm xúc cá nhân và niềm nở chào đón khách hàng

Ngành nghề có nguy cơ đào thải cao

Trong xã hội hiện nay, nguy cơ đào thải trong công việc là áp lực rất lớn với những vị trí thuộc lĩnh vực dịch vụ. Những kỹ thuật, công nghệ mới hay trí tuệ nhân tạo, robot,… vừa là giải pháp giúp tối ưu công việc đồng thời là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp thay thế người lao động bằng các công nghệ mới này.

Từ đó, người lao động ngành khách sạn không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với robot, hay máy móc, công nghệ hiện đại để giữ vững vị trí công việc của mình. Sự thật về ngành quản trị khách sạn này khiến nhiều sinh viên hay những người đang đi làm rất áp lực.

Yêu cầu trình độ ngoại ngữ

Học ngành quản trị khách sạn không bắt buộc hay yêu cầu sinh viên phải giỏi tiếng anh hay ngoại ngữ. Tuy nhiên, nếu muốn rút ngắn thời gian thăng tiến cũng như phát triển sự nghiệp, bạn phải trang bị cho mình trình độ ngoại ngữ cao để tự tin giao tiếp với người nước ngoài hay phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng.

Đặc biệt, các khách sạn 5 sao thường phục vụ rất nhiều khách vip, khách nước ngoài. Nếu thông thạo về ngoại ngữ như tiếng anh, tiếng trung, tiếng nhật hay tiếng pháp,… bạn sẽ có nhiều lợi thế hơn khi ứng tuyển các vị trí tại các khách sạn lớn này.

Trình độ ngoại ngữ càng cao thì công việc, thăng tiến càng phát triển
Trình độ ngoại ngữ càng cao thì công việc, thăng tiến càng phát triển

Lương khởi điểm thấp

Mức lương khởi điểm thấp cũng là một mặt trái của ngành quản trị khách sạn. Với những người ở cấp bậc quản lý hay giám đốc, lương có thể dao động từ 10-50 triệu đồng/ 1 tháng. Nhưng sinh viên ngành quản trị khách sạn mới ra trường thì mức thu nhập có thể rất thấp, thậm chí từ 4-7 triệu/ 1 tháng tùy vị trí hoặc quy mô công việc.

Vấn đề này khiến rất nhiều sinh viên mới tốt nghiệp nản chí, dễ bỏ cuộc và thay đổi công việc khác, làm việc trái ngành. 

Có nên theo đuổi ngành quản trị khách sạn hay không? 

Đáp án chính xác cho câu hỏi có nên theo đuổi ngành quản trị khách sạn hay không là dựa vào sự quyết định của mỗi người. Nếu bạn có đủ đam mê, kiên trì và tố chất trong ngành này, bạn hoàn toàn có thể tự tin học và khẳng định vị trí của mình ở lĩnh vực khách sạn trong tương lai.

Bởi vì, mọi khó khăn hay “mặt trái” đều có cách để bạn vượt qua dễ dàng, quan trọng là bạn có đủ sự đam mê, sự bền bỉ với nghề hay không.

Ngược lại, nếu như bạn quan ngại về vấn đề thời gian làm việc, sợ ảnh hưởng đến sức khỏe hay tính cách chưa đủ tự tin, ngại giao tiếp thì bạn nên cân nhắc lại quyết định trước khi đăng ký ngành quản trị khách sạn.

Có nên học quản trị khách sạn là câu hỏi của nhiều bạn trẻ
Có nên học quản trị khách sạn là câu hỏi của nhiều bạn trẻ

Tóm lại, ngành nghề nào cũng sẽ có những lợi ích mà khó khăn riêng. Khi bạn quyết định học và theo đuổi ngành nghề nào, hãy chuẩn bị tinh thần để đối mặt với những ưu điểm và hạn chế. Thông qua bài viết của Seoul Academy, hi vọng bạn đã hiểu rõ mặt trái của ngành quản trị khách sạn. Chúc các bạn có kết quả cao trong học tập và đạt nhiều thành công trong cuộc sống.

/5 ( vote)

No reviews yet!

author-mobile
stock

Nguyen Thuy Hang

Head of Instructor, Skin Care - Spa at Seoul Academy International Aesthetic Training System with over 12 years of experience in Skin Care, Swiss Cidesco Aesthetic Certificate 2011, Body Cibtac Singapore Advanced Certificate, Asian Beauty Industry Association Jury.

COMMENT (0 comments)
ARTICLES ON THE SAME TOPIC
RELATED VIDEOS
WHAT THE PRESS SAY ABOUT US
youth
youth
legal life
24h
vnexpress
channel 14
vietbao
long time
EVENT ACTIVITIES