- Default
- Bigger
Lông mi rụng nhiều là bệnh gì có lẽ là thắc mắc của nhiều bạn. Sự thật khi lông mi bị gãy và rụng nhiều quá mức bình thường trong một thời gian dài, đó là dấu hiệu mi bạn đang bệnh. Việc này ảnh hưởng rất lớn không chỉ đến thẩm mỹ, mà thậm chí còn gây hại sức khỏe đôi mắt của bạn. Hãy cùng theo dõi dưới đây qua bài viết của Seoul Academy.
Lông mi rụng nhiều có sao không?
Nếu lông mi rụng theo định kỳ đây là hiện tượng bình thường của cơ thể do các tác động từ bên ngoài như dụi mắt, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Nhưng tình trạng này kéo dài thì mi mọc lại cũng không khỏe mạnh, sợi mi mỏng, không cong và rất dễ bị gãy, rụng đi.
Ngược lại nếu lông mi rụng nhiều hơn 5 sợi mỗi ngày và kéo dài, bên cạnh rụng mi còn kèm theo các triệu chứng khác như ngứa, đỏ mắt, sưng mí,… thì rất có thể đây là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến vấn đề sức khỏe.
See also: Rụng Lông Mi Là Điềm Gì?
Nguyên nhân khiến lông mi rụng
Lông mi rụng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các các yếu tố sinh lý bình thường lần các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Cụ thể dưới đây là một số nguyên nhân khiến lông mi rụng thường gặp:
- Chu kỳ sống tự nhiên của mi: Tương tự như tóc, lông mi chúng ta cũng có chu kỳ sống riêng bao gồm giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn rụng. Thông thường, mỗi ngày lông mi sẽ rụng từ 1 đến 5 sợi lông mi.
- Gặp các bệnh lý về mắt: Một số bệnh lý như viêm bờ mi, viêm mí mắt, dị ứng mắt… có thể gây ngứa, đỏ và sưng. Tình trạng này khiến bạn thường xuyên phải dụi mắt dẫn đến lông mi bị rụng và ảnh hưởng đến sức khỏe của lông mi.
- Rối loạn nội tiết: Một số trường hợp gặp các vấn đề về tuyến giáp như cường giáp, suy giáp có thể gây rối loạn nội tiết ảnh hưởng đến sự phát triển của lông mi, gây rụng lông mi.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc điều trị như ung thư, thuốc chống trầm cảm, thuốc trị mụn trứng cá… cũng có tiềm ẩn các tác dụng phụ gây rụng lông mi.
- Thiếu hụt dinh dưỡng: Chế độ ăn uống thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng như sắt, biotin, kẽm, vitamin D… có thể làm suy yếu nang lông gây gãy rụng lông mi.
- Stress: Căng thẳng kéo dài có thể gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể của cơ thể nói chung và tóc, lông mi nói riêng.
- Các yếu tố khác: Thường xuyên dụi mắt, sử dụng mỹ phẩm không phù hợp, tẩy trang không đúng cách, sử dụng các dụng cụ uốn mi sai kỹ thuật… cũng là những tác nhân gây rụng lông mi.
Lông mi rụng nhiều là bệnh gì? Dấu hiệu nguy hiểm
Trên thực tế nếu lông mi rụng quá nhiều kèm theo các triệu chứng cụ thể rất có thể là dấu hiệu của các bệnh về mắt, viêm da dị ứng, rối loạn nội tiết tố, bệnh rối loạn tự miễn dịch hoặc những bệnh lý khác. Cụ thể:
Viêm da dị ứng
Lông mi rụng nhiều có thể là biểu hiện của viêm da dị ứng, đặc biệt là ở vùng da xung quanh mắt. Viêm da dị ứng có thể gây ngứa, đỏ, sưng khiến bạn thường xuyên dụi mắt, vô tình làm tổn thương lông mi khiến mi rụng nhiều hơn.
Bệnh viêm mi mắt
Viêm mi mắt là tình trạng viêm nhiễm ở mí mắt có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở người lớn tuổi và phụ nữ thường xuyên có thói quen trang điểm. Bệnh viêm mi mắt có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như ngứa, đỏ, sưng, chảy nước, rụng lông mi thậm chí gây ảnh hưởng đến thị lực nếu không được điều trị kịp thời.
Rối loạn nội tiết tố
Rối loạn nội tiết tố là tình trạng mất cân bằng hormone trong cơ thể có thể gây ảnh hưởng đến nhiều chức năng sinh lý, kể cả sức khỏe của tóc và lông mi. Sự thay đổi nội tiết tố có thể làm suy yếu nang lông, khiến lông mi dễ bị gãy rụng và chậm mọc lại.
Bệnh rối loạn tự miễn dịch
Rối loạn tự miễn dịch là tình trạng hệ miễn dịch vốn có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh lại tấn công nhầm lẫn các tế bào và mô khỏe mạnh của chính cơ thể. Tình trạng này có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau bao gồm cả tình trạng rụng lông mi.
Những bệnh khác
Ngoài những bệnh lý kể trên, lông mi rụng nhiều còn là biểu hiện của các bệnh lý khác như: Viêm da cơ địa, bệnh vẩy nến, rosacea… Ngoài ra còn có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn tình trạng nhổ tóc.
Không chỉ mi bị ảnh hưởng, mà cơ thể thiếu chất cũng khiến sức khỏe ngày càng xuống cấp, sức đề kháng giảm, cơ thể dễ mắc bệnh. Vậy rụng lông mi nhiều là thiếu chất gì?
Rụng lông mi là thiếu chất gì?
Theo nhiều chuyên gia cho biết lông mi rụng nhiều là do cơ thể thiếu Vitamin A, C, E, H, B6 và một số loại khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác như acid.… một khi bị thiếu hụt sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nang lông.
Cụ thể:
- Biotin: Đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất keratin cấu tạo nên tóc và lông mi. Thiếu hụt biotin có thể khiến lông mi yếu, dễ bị gãy rụng.
- Vitamin B12: Đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân chia tế bào, sản xuất hồng cầu giúp cung cấp oxy và dưỡng chất cho nang lông. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin B12 có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của lông mi.
- Sắt: Đóng vai trò quan trọng bởi sắt là thành phần của hemoglobin protein mang oxy trong máu. Khi thiếu sắt cơ thể sẽ giảm cung cấp oxy đến các nang lông gây gãy rụng lông mi.
- Kẽm: Kẽm là thành phần tham gia vào quá trình sản xuất protein và phân chia tế bào cần thiết cho sự phát triển của lông mi. Cơ thể thiếu kẽm có thể làm lông mi yếu và dễ bị gãy rụng hơn.
- Protein: Đây là thành phần chính cấu tạo tóc và lông mi. Một chế độ ăn thiếu protein có thể làm lông mi yếu, dễ bị gãy rụng.
- Acid béo omega 3: Có tác dụng kháng viêm, duy trì độ ẩm cho da và tóc, lông mi. Thiếu dưỡng chất này, lông mi sẽ dễ bị khô, giòn, dễ gãy.
Cách khắc phục tình trạng rụng lông mi
Cách khắc phục tình trạng rụng lông mi tốt nhất đó là điều trị dựa trên nguyên nhân gây ra vấn đề. Cụ thể một số cách dưới đây bạn có thể tham khảo điều trị giảm gãy rụng lông mi:
- Nếu rụng lông mi do nguyên nhân bệnh lý về mắt hoặc các vấn đề sức khỏe khác, bạn cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Khi kiểm soát tốt bệnh lý nền sẽ giúp cải thiện tình trạng rụng mi nhanh chóng.
- Thiếu hụt dinh dưỡng: Nếu rụng mi do thiếu hụt dinh dưỡng, bạn cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu biotin, vitamin B12, sắt, kẽm, protein vào chế độ ăn uống hằng ngày… Hoặc bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các loại thực phẩm chức năng bổ sung nếu cần thiết.
- Nếu rụng mi do stress: Bạn nên quản lý căng thẳng bằng các phương pháp tập yoga, thiền, nghe nhạc thư giãn hoặc dành thời gian cho sở thích cá nhân.
See also: Lông mi rơi vào mắt có nguy hiểm không & Cách lấy ra như thế nào?
Khi áp dụng một cách khắc phục cụ thể, bạn cũng cần kết hợp với chế độ chăm sóc lông mi đúng cách, hạn chế thói quen dụi mắt, sử dụng mỹ phẩm không phù hợp, hạn chế uốn mi, nối mi và tẩy trang kỹ trước khi đi ngủ để cải thiện tình trạng rụng lông mi.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ mọc lông mi như dầu dưỡng mi, serum dưỡng mi, thuốc mọc lông mi… để nuôi dưỡng lông mi khỏe mạnh, giảm tình trạng gãy rụng.
Tình trạng lông mi rụng nhiều không chỉ đơn giản ảnh hưởng đến vẻ đẹp của đôi mắt mà còn là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Hy vọng với những thông tin giải đáp băn khoăn lông mi rụng nhiều là bệnh gìì trên đây bạn đã hiểu rõ nguyên nhân, các bệnh lý liên quan và có biện pháp chăm sóc, điều trị phù hợp nhất. Hãy chủ động khám bác sĩ nếu thấy bất thường để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe của đôi mắt bạn.