How to get students to confidently raise their hands to speak in class

Font size
  • Default
  • Bigger
()

“Gỡ rối” câu chuyện ngại phát biểu của con luôn là đề tài được mang ra thảo luận rất nhiều của các thầy cô và kể cả phụ huynh. Bởi lẽ hiện nay, việc lười phát biểu mặt dù biết câu trả lời ở học sinh rất phổ biến. Điều này mang đến không khí học chán chường và bản thân học sinh trở nên thụ động, về lâu sẽ trở nên mất đi sự tự tin. 

Cách để cha mẹ hỗ trợ con em tự tin giơ tay phát biểu 

Không chỉ phụ huynh và giáo viên, bản thân học sinh cũng phải là người từng bước cải thiện sự chủ động giơ tay phát biểu của mình. Nếu đang tìm kiếm cách để học sinh tự tin giơ tay phát biểu, thì phần dưới đây bạn có thể tham khảo và thực hiện. 

Bố mẹ là người tiếp xúc với học sinh nhiều nhất. Nếu xét về điều kiện để thay đổi tư duy và hành động của bé, thì chắc chắn bố mẹ là người có khả năng nhiều nhất. Đối với những bé lười phát biểu hoặc thụ động trong học tập, bố mẹ có thể thực hiện các bước như sau: 

Thường xuyên hỏi thăm việc học của con

Bố mẹ thường có thói quen tỏ ra không hài lòng mỗi khi nghe giáo viên nói về việc học của bé không tốt, bé thụ động, hay bé lười biếng, …. Sau đó thể hiện thái độ ra mặt đối với con mình. Nhiều nhà còn la mắng và ép buộc bé phải thay đổi một cách cưỡng chế.

Tuy nhiên, thay vì làm vậy, bố mẹ nên hỏi thăm và chân thành lắng nghe chia sẻ các câu chuyện của bé khi ở trên lớn. Điều này sẽ rút ngắn khoảng cách của phụ huynh – trẻ nhỏ, từ đó bố mẹ hiểu bé hơn và cũng dễ dàng nói chuyện, trình bày nguyện vọng của mình, từ đó mong bé có thể lắng nghe và thực hiện theo đúng lời của bố mẹ. 

Cha mẹ hãy thường xuyên hỏi thăm việc học của con
Cha mẹ hãy thường xuyên hỏi thăm việc học của con

See also: Đi họp phụ huynh nên mặc gì? Gợi ý trang phục đẹp, lịch sự

Lắng nghe và phải hiểu suy nghĩ của con 

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé ngại phát biểu, hoặc lười phát biểu: Bé sợ phát biểu sai, bé không muốn tạo chú ý vì nổi bật, bé muốn người khác phát biểu, bé thật sự không hiểu bài, thầy cô không cộng điểm khi phát biểu, nhiều lần giơ tay nhưng cô không gọi, …. 

Những điều này một khi được nói ra từ bé, bạn sẽ thấy được rằng tuy suy nghĩ của bé đơn giản, nhưng thật sự các vấn đề này rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến hành động của bé. Nếu không chịu lắng nghe, thật sự bạn sẽ không bao giờ biết được bé nhà mình đang gặp phải vấn đề nào mà đưa ra lời khuyên cũng như giúp bé hiểu được sự việc. 

Do đó, không chỉ trong cách để học sinh tự tin giơ tay phát biểu, mà mọi vấn đề trong cuộc sống, mọi hành động mà bé làm để hiểu được, bố mẹ cần phải chia sẻ, lắng nghe và đặt mình vào bé để có thể thấu cũng như đưa ra lời khuyên có ích. 

Bố mẹ hãy hiểu suy nghĩ của bé để biết tại sao bé lại hành động như vậy
Bố mẹ hãy hiểu suy nghĩ của bé để biết tại sao bé lại hành động như vậy

Khuyến khích bé phát biểu trên lớp

Vì đã được gỡ rối sau những cuộc trò chuyện, tâm sự, cha mẹ sẽ hiểu suy nghĩ của bé hơn. Lúc này hãy giải thích cho bé hiểu lợi ích của việc phát biểu cũng như khuyến khích bé hành động nào nên làm. Việc phát biểu không chỉ giúp giải đáp câu hỏi, mà đây còn là điều kiện để bé tự tin trình bày suy nghĩ, quan điểm của mình trong cuộc sống. Là cách bé có thể dễ dàng kết nối bạn bè, chủ động nhiều hơn. 

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên tôn trọng những ý kiến của bé, để bé có thể tự tin với điều mà mình làm. 

Tạo môi trường học tập giúp bé tự tin hơn 

Để trẻ có thể tự tin với bản thân, nếu đủ điều kiện, bố mẹ nên cho bé đi học các khóa kỹ năng, hoặc tạo điều kiện học tập giúp bé tự tin hơn. Cụ thể như các hoạt động ngoại khóa, tham gia các cuộc thi nho nhỏ.

Đồng thời, hãy khuyến khích và đưa ra các gợi ý để bé chủ động nói ra mong muốn của mình. Một đứa trẻ năng động chắc chắn sẽ không ngại việc giơ tay phát biểu trong giờ học đâu. 

Cha mẹ chính là người đồng hành giúp bé tự tin hơn
Cha mẹ chính là người đồng hành giúp bé tự tin hơn

Cách giáo viên khuyến khích học sinh chủ động giơ tay phát biểu 

Nguyên nhân học sinh không chủ động giơ tay phát biểu một phần cũng do cách giảng dạy của giáo viên. Do đó, nhóm đối tượng này cũng cần có những phương pháp để cải thiện tiết học của mình, và giúp học sinh hứng thú hơn trong giờ học: 

Tạo không khí học thú vị 

Phương pháp giảng dạy rất quan trọng, bởi điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần học cũng như kết quả tiếp thu bài của học sinh. Nếu thấy lớp học khá yên tĩnh và tạo cảm giác chán chường, giáo viên nên nhận ra điều này sớm và thay đổi lớp học của mình bằng cách thay đổi phương pháp dạy.

Thầy cô hãy sử dụng những từ ngũ vui tươi, phù hợp với nhóm tuổi học sinh minh đứng lớp. Hay cũng có thể thiết kế trò chơi trong tiết học để tăng không khí sinh động. 

Tập trung học là tốt, nhưng tập trung học với sự yên lặng sẽ không hề tốt như bạn nghĩ. Trong 45 phút học, cũng nên có 10 phút vừa học vừa chơi. Điều này không chỉ tạo không khí mà còn giúp học sinh cởi mở hơn với giáo viên và tự tin giơ tay phát biểu để giúp lớp học thêm nhộn nhịp. 

Thầy cô nên thay đổi phương pháp dạy để học sinh cảm thấy hứng thú khi học
Thầy cô nên thay đổi phương pháp dạy để học sinh cảm thấy hứng thú khi học

Có điểm thưởng cho bé khi phát biểu đúng 

Nhiều bé chia sẻ rằng bé đã năng nổ phát biểu nhưng thầy cô không có một động thái tặng điểm cộng với câu hỏi khó, …. về sau bé nghĩ rằng nếu vậy bản thân không cần cố gắng phát biểu nữa. Nguyên nhân này rất phổ biến. Và bài viết này muốn giáo viên hiểu rằng điểm cộng dùng để khuyến khích các bé hoạt động năng nổ hơn. 

Có rất nhiều giáo viên đã sử dụng phương án cộng điểm cho học sinh mỗi khi trả lời đúng câu hỏi khó. Kết quả mang lại đáng ngạc nhiên. Đồng thời học sinh cũng chủ động suy nghĩ, tư duy cho  các hỏi của thầy cô.

Thầy cô cần có điểm thưởng, phần thưởng để khuyến khích các học sinh phát biểu
Thầy cô cần có điểm thưởng, phần thưởng để khuyến khích các học sinh phát biểu

Liên tục tuyên dương những bạn phát biểu đúng 

Học sinh rất thích được tuyên dương, nhất là được tuyên dương trước mặt bạn bè hay với cha mẹ. Nếu bé thật sự học tốt, thầy cô nên tuyên dương bé ngay. Bởi lẽ việc tuyên dương không hề mất mát gì cả. Thêm vào đó đây cũng chính là động lực để bé ngày càng phát triển, mạnh dạng và học tốt hơn. 

Linh động trong việc đặt câu hỏi 

Cách đặt câu hỏi cũng là kỹ năng mà thầy cô nên rèn luyện. Bởi lẽ nếu chỉ hỏi những câu đơn giản và nhàm chán, thì thật khó để tăng sự hứng thú cho học sinh khi học tập. Cũng với nội dung hỏi đó, nhưng thầy cô cần thay đổi cách hỏi, tạo sự hứng thú và tò mò của học sinh. 

Việc thay đổi câu hỏi cũng là cách làm các bé hứng thú để trả lời hơn
Việc thay đổi câu hỏi cũng là cách làm các bé hứng thú để trả lời hơn

See also: Phương pháp học tập tốt ở cấp 2 hiệu quả cao cho học sinh

Cách học sinh cần làm để tự tin giơ tay phát biểu 

Mặc dù thầy cô và phụ huynh có thúc đẩy nhiều như thế nào đi chăng nữa, thì bản thân học sinh vẫn là người cần thay đổi bản thân của mình. Nếu đang muốn tự tin hơn mà chưa biết làm như thế nào, bạn có thể thực hiện từ việc dưới đây: 

Chuẩn bị bài trước khi đến lớp 

Để có thể chủ động giơ tay phát biểu, thì cá nhân học sinh phải chuẩn bị bài trước và thật sự hiểu bài học. Câu hỏi được đặt ra, nếu vừa mới học xong thì khó học sinh nào có thể nhớ và trả lời ngay lập tức. Vậy nên, việc tự học trước hay chuẩn bị bài trước tại nhà sẽ giúp học sinh nắm được một phần của bài học. Sau khi nghe cô giảng, học sinh sẽ hiểu và nhớ bài nhanh chóng. Từ đó có thể dễ dàng đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi được nêu. 

Với việc chuẩn bị bài, bạn nên đọc và cố gắng hiểu. Không nhất thiết phải hiểu hết, nhưng vẫn nên nắm bắt bài viết và ghi chú lại những gì mình chưa hiểu để lên lớp nghe giảng kỹ hơn bài đó. Khi giáo viên hỏi tới, học sinh như trúng tủ và tự tin với câu trả lời của mình. 

Sự chuẩn bị bài trước sẽ giúp học sinh dễ hiểu bài trên lớp hơn
Sự chuẩn bị bài trước sẽ giúp học sinh dễ hiểu bài trên lớp hơn

Không ngại phát biểu sai 

Các bạn học sinh nên nhớ rằng, việc phát biểu sai không có gì phải xấu hổ, và điều này cũng không khiến bạn bị mất điểm vì đã chủ động giơ tay. Vậy nên, nếu chắc chắn được 60% câu trả lời, hãy mạnh dạn trả lời, nếu sai thì điều này sẽ giúp bạn nhớ rõ câu trả lời hơn để lần sau không còn sai nữa. 

Thậm chí, việc mạnh dạn giơ tay phát biểu chính là hành động đúng và đáng tuyên dương. Điều mà bạn bè và thầy cô thấy được chính là bạn năng nổ học tập, tự tin thay vì câu trả lời sai của mình. 

Don't be afraid of getting the answer wrong, be confident in your answer.
Don't be afraid of getting the answer wrong, be confident in your answer.

Lắng nghe bài học và hiểu rõ câu hỏi 

Listening to the lesson is the way you grasp the knowledge more clearly. Most students do not speak up because they do not hear the question clearly, as well as do not focus on the lesson. So, to overcome this, you need to concentrate when studying and listen to the questions the teacher asks, connect with what you have learned, from there confidently raise your hand to speak. 

This is one of the ways to help students confidently raise their hands to speak, which many students do and bring good results.

Above are the answers revolving around How to get students to raise their hands confidently. To be able to change the mindset, the habit of boldly raising hands to speak requires support from all three sides: students, schools and parents. Hopefully, with the information shared in the article, readers can apply it to their children and successfully regain their confidence and boldness. Wish everyone success. 

/5 ( vote)

No reviews yet!

()

/5 ( vote)

No reviews yet!


COMMENT (0 comments)
ARTICLES ON THE SAME TOPIC
RELATED VIDEOS
WHAT THE PRESS SAY ABOUT US
youth
youth
legal life
24h
vnexpress
channel 14
vietbao
long time
EVENT ACTIVITIES