- Default
- Bigger
Có bầu lông mi rụng khiến nhiều chị em lần đầu mang bầu cảm thấy lo lắng và không biết, liệu rụng mi trong thai kỳ có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không? Đây không chỉ là kiến thức cần thiết của chị em phụ nữ, mà cánh đàn ông cũng nên tìm hiểu để có thể xử lý tốt nếu vợ mình mang thai. Vậy rụng mi lúc mang thai có nguy hiểm hay là dầu hiệu của bệnh gì hay không?
Nguyên nhân nào khiến các mẹ bầu bị rụng lông mi
Hầu hết nguyên nhân khiến các mẹ bầu bị rụng lông mi là do sự thay đổi của cơ thể khi mang thai. Một số thay đổi chính như:
- Tuyến giáp, tuyến cường và suy giáp bị thay đổi: đây là sự thay đổi thường thấy khi mang thai.
- Nội tiết tố bị rối loạn: Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể mẹ sẽ bị thay đổi một cách đột ngột. Lúc này, mẹ không chỉ rụng lông mi mà còn rụng tóc nữa. Sự thay đổi hormone không kiểm soát trong quá trình mang thai còn khiến mẹ bầu gặp vấn đề về da, khó ăn, nổi mụn hay nghén…
- Mệt mỏi và stress: Giai đoạn đầu của thai kỳ khiến các mẹ cảm thấy như bị mất sức, mệt mỏi, dễ bị áp lực và stress, khiến máu không được lưu thông bình thường. Điều này khiến các nang lông bị bí, và rụng lông mi.
- Dầu nhờn tiết ra nhiều hơn khiến bí, tắc lỗ chân lông. Là nguyên nhân gây mụn trên da và rụng mi ở mí mắt.
- Không được nạp đủ dinh dưỡng: Khi mang thai, mẹ bầu cần phải nạp thật nhiều chất dinh dưỡng vào cơ thể. Tuy nhiên, do quá mệt mỏi và căng thẳng, cộng một vài mẹ bị nghén thức ăn. Nên lượng dinh dưỡng hàng ngày không đủ. Điều này gây nên sự thiếu hụt dưỡng chất trong cơ thể và cả lông mi. Khiến mi gãy rụng và yếu dần.
>>> Xem thêm: Rụng lông mi là điềm gì? Dự báo của bệnh tật gì?
Có bầu lông mi rụng như thế nào là bình thường?
Thời gian rụng mi nhiều trong thai kỳ là từ tháng đầu đèn tháng thứ 5. Lượng lông mi rụng sẽ giảm hơn theo thời gian. Tuy nhiên, vào những tháng giữa và cuối thai kỳ, mi sẽ mọc nhanh và dài ra lại.
Tuy nhiên, nếu lông mi rụng theo từng mảng, bạn thấy mi thưa dần nhanh chóng công với các triệu chứng đau mắt, đỏ mắt. Trường hợp này cực kỳ nguy hiểm. Có thể diễn ra tình trạng viêm nhiễm mắt, mí mắt gây nên sốt. Mà sốt trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến thai nhi của bạn.
Mẹ bầu rụng lông mi có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
Tùy vào nguyên nhân khiến thai nhi bị rụng, chúng ta mới biết được có ảnh hưởng đến thai nhi hay không. Ví dụ rụng lông mi do nội tiết tố là hết sức bình thường. Nhưng rụng lông mi do bị stress và căng thẳng, mệt mỏi nhiều. Hay do cơ thể không nạp đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và con, hay bị viêm nhiễm, bệnh về mắt… nhưng điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai kỳ. Cụ thể:
- Thai nhi sẽ nhẹ câng
- Trẻ bị chậm phát triển.
- Rối loạn giấc ngủ ở trẻ.
- Trẻ mắc các chứng bệnh về hành vi.
- Trẻ bị dị tật.
Cách chăm sóc mẹ bầu để khắc phục tình trạng rụng lông mi
Có bầu rụng lông mi sẽ được khắc phục ít nhiều nếu bạn biết cách chăm sóc cơ thể mình thật tốt.
Có chế độ ăn uống khoa học
Khi có bầu, bạn không thể ăn bừa bãi như lúc trước. Hãy sắp xếp cho mình một chế độ ăn hợp lý để dưỡng thai và dưỡng chính cơ thể của mình.
Một số loại thức ăn nên ăn như: khoai lang, trứng, cá hồi, các loại rau có màu xanh đậm, trái cây tươi…
Dưỡng mi với tinh dầu
Để khắc phục tình trạng rụng mi, các mẹ cũng có thể dùng tinh chất dưỡng mi mỗi ngày. Chỉ cần thoa trực tiếp lên mi trước khi đi ngủ. Sau thời gian, sẽ thấy được hiệu quả đáng kinh ngạc.
Thay đổi thói quen
Ngoài ra, mẹ bầu hãy bỏ các thói quen không tốt cho mi như: dùng mascara không thấm nước, dụi mắt thường xuyên, chạm tay vào mi mắt, bứt mi…
Thay vào đó hãy thêm vào các thói quen tốt như: tẩy trang mi, chải mi mỗi ngày, dưỡng mi …
Thời kỳ mang thai sẽ khiến các mẹ thay đổi và cảm thấy mệt mỏi rất nhiều. Tuy nhiên, dù vậy hãy cố gắng chăm sóc thật tốt bản thân mình nhé! Hy vọng với những thông tin trên, các mẹ bầu đã hiểu hơn về hiện tượng có bầu lông mi rụng cũng như cách chăm sóc lông mi khi mang thai.
Thời gian mang thai rất nhạy cảm, hãy cẩn thận và hết sức lưu ý để có thể nhanh chóng giải quyết vấn đề khi gặp phải nhé! Trên đây là bài viết của Seoul Academy – Hệ thống đào tạo thẩm mỹ quốc tế Việt Nam.