Cách nấu nước đường ăn chè ngon chuẩn tại nhà

Font size
  • Default
  • Bigger
()

Nước đường là nguyên liệu không thể thiếu trong các món chè, đồ uống hay thành phần làm bánh. Rất nhiều người chọn cách tự làm nước đường tại nhà nhưng kết quả lại không như mong muốn. Cách nấu nước đường ăn chè không hề khó nhưng làm sao để nước đường có độ ngọt vừa phải, màu sắc đẹp mắt và cách bảo quản nước đường là điều không đơn giản. 

Nước đường dùng để làm gì? 

Nước đường là nguyên liệu đặc biệt cho các món bánh, món chè hay đồ uống ngọt. Nước đường khi nấu chuẩn sẽ cho hương vị ngọt thanh, có hương thơm đặc trưng và màu sắc đẹp mắt. Nước đường làm tăng hương vị cho nhiều món ăn, trong đó có các món chè.

  • Tăng vị ngọt cho đồ uống, món ăn: Đối với các món ngọt như bánh, đồ uống hay chè, nước đường đóng vai trò làm tăng hương vị ngọt cho món ăn đó. Việc thêm nước đường trong món ăn sẽ giúp bạn có thể tự điều chỉnh độ ngọt theo khẩu vị của bản thân thay vì thêm trực tiếp đường vào món ăn trong quá trình nấu.
Nước đường là nguyên liệu tạo ngọt cho đồ uống, chè…
Nước đường là nguyên liệu tạo ngọt cho đồ uống, chè…
  • Cân bằng hương vị: Các món ăn, đồ uống có hương vị đắng như bánh cacao, cà phê khi cho thêm nước đường giúp bạn cân bằng lại hương vị đắng.
  • Tạo màu sắc đẹp mắt cho món ăn: Với cơ chế ngăn ngừa trái cây tươi bị oxy hoá, nước đường có thể giúp giữ màu sắc cho các loại nước uống từ trái cây tươi như nước ép, sinh tố.
  • Sơ chế nguyên liệu: Nước đường là nguyên liệu giúp sơ chế trái cây, rau củ rất hiệu quả. Ngoài làm sạch nhựa và giúp giữ màu sắc tươi của trái cây, nước đường còn giúp ngăn ngừa oxy hóa đối với các loại trái dễ bị thâm đen như táo, ổi, dâu, cóc…

Loại đường nào có thể dùng để nấu nước đường?

Tuỳ vào loại đường để cho ra nước đường có độ ngọt khác nhau, mang đặc trưng riêng của loại đường đó. Thông thường đường cát và đường phèn sẽ là loại đường được sử dụng để nấu nước đường nhiều nhất. Nếu trộn 2 loại đường này theo tỉ lệ 1:1, bạn sẽ có được loại nước đường có vị ngọt đậm đà và vừa phải nhất.

  • Đường cát: Nước đường khi nấu từ đường cát sẽ cho ra vị ngọt sâu, có mùi thơm dễ chịu.
  • Đường phèn: Đường phèn thường dùng để tăng hương vị ngọt thanh, không bị gắt.
  • Đường tinh luyện: Đây là loại đường dễ tìm mua nhất. Vị nước đường từ đường tinh luyện không ngọt bằng đường phèn hay đường cát.
  • Đường thốt nốt: Nước đường nấu từ đường thốt nốt tạo màu nâu cánh gián rất đẹp, tăng màu sắc cho các món chè, đậu hũ…
Màu sắc nước đường rất đẹp khi dùng đường thốt nốt 
Màu sắc nước đường rất đẹp khi dùng đường thốt nốt

Cách nấu nước đường ăn chè đơn giản

Mỗi loại đường và cách nấu nước đường ăn chè khác nhau sẽ cho ra hương vị và màu sắc đặc trưng riêng của từng loại nước đường. Món chè sẽ tròn vị hơn nếu ăn kèm với loại nước đường phù hợp.

Cách thắng nước đường ăn chè bằng đường cát, đường tinh luyện

Hầu hết các loại chè đều có thể ăn kèm với nước đường nấu từ đường cát, đường tinh luyện. Bởi đây là loại đường có giá thành rẻ và dễ tìm mua ở các cửa hàng tạp hoá, cửa hàng tiện lợi hay siêu thị.

Nước đường từ đường cát có màu trắng trong, vị ngọt nhẹ
Nước đường từ đường cát có màu trắng trong, vị ngọt nhẹ

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Đường cát hoặc đường tinh luyện (2kg)
  • Nước lọc (1 lít)
  • Nước cốt chanh (20ml)
  • Muối (½ muỗng cà phê)

Cách thắng nước đường ăn chè 

  • Bước 1: Cho nước lọc, đường và muối vào nồi, bắt lên bếp với lửa vừa. Khuấy đều cho đến khi tan hết đường và muối.
  • Bước 2: Đợi nước đường sôi khoảng 15 phút, cho thêm nước cốt chanh vào và khuấy đều. 
  • Bước 3: Nấu đến khi nước đường có độ sánh lại thì tắt bếp. Nước đường sau khi nguội cho vào hũ thuỷ tinh để bảo quản.

See also: 3 cách làm dưa hành tím chua ngọt chuẩn vị đơn giản tại nhà

Cách nấu nước đường ăn chè khúc bạch

Nước đường ăn cùng với chè khúc bạch thường được làm từ đường phèn để màu đường trong. Hương vị sẽ đặc trưng hơn nếu cho thêm nước vải hộp cùng cách nấu nước đường ăn chè khúc bạch dưới đây.

Nước đường giúp chè khúc bạch có vị ngọt thanh, dịu
Nước đường giúp chè khúc bạch có vị ngọt thanh, dịu

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Nước lọc (800ml)
  • Đường phèn (50g)
  • Nước vải hộp (200ml)

Cách nấu nước đường ăn chè khúc bạch

  • Bước 1: Cho nước lọc vào nồi, bắt lên bếp với lửa vừa. 
  • Bước 2: Nước sôi thì cho đường phèn vào nồi, khuấy đều cho đường tan ra hết.
  • Bước 3: Sử dụng nước vải hộp để nấu chè khúc bạch cho vào nước đường nấu chung. Nước vải sẽ làm tăng hương vị và tạo độ ngọt thanh cho nước đường.

Đợi nước đường sôi thêm 20 giây thì tắt bếp.

Cách nấu nước đường ăn chè trôi nước bằng đường thốt nốt

Đối với cách nấu nước đường ăn chè trôi nước, nước đường thường được nấu bằng đường thốt nốt để tạo màu nâu cánh gián đẹp mắt. Đặc trưng của nước đường ăn cùng chè thốt nốt là gừng để tạo độ thơm, vị cay nhẹ.

Nước đường thốt nốt giúp màu chè trôi nước bắt mắt hơn
Nước đường thốt nốt giúp màu chè trôi nước bắt mắt hơn

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Đường thốt nốt (375g)
  • Nước lọc (1 lít)
  • Muối (1 muỗng cà phê)
  • Gừng (70g)

Cách nấu nước đường ăn chè trôi nước

  • Bước 1: Gừng bỏ vỏ, rửa sạch và thái sợi mỏng.
  • Bước 2: Cho vào nồi nước lọc và đường thốt nốt cùng muối, bắt nồi lên bếp với lửa vừa, khuấy tan đường, muối.
  • Bước 2: Đợi đến khi nước đường sôi, bạn điều chỉnh lửa nhỏ, cho sợi gừng đã cắt vào và nấu thêm 15 phút.
  • Bước 3: Nước đường sánh lại thì tắt lửa. Nước đường ăn với chè trôi nước nên ăn nóng, phần dư có thể cho vào hũ thuỷ tinh bảo quản.

Nấu nước đường quá lửa thì xử lý như thế nào?

Khi thực hiện cách nấu nước đường ăn chè, đôi khi bạn sẽ không cẩn thận để nước đường bị quá lửa. Lúc này, nước đường đặc sánh quá mức, bạn chỉ cần cho thêm nước ấm vào nồi nước đường và tiếp tục nấu với lửa nhỏ. Lưu ý là khuấy đều nước đường đến khi nước đường hơi sánh lại là được.

Nước đường quá lửa chỉ cần nấu thêm với nước lọc là được
Nước đường quá lửa chỉ cần nấu thêm với nước lọc là được

Lưu ý khi nấu nước đường

Hướng dẫn cách nấu nước đường ăn chè ở phần trên là công thức chính xác và dễ dàng thành công nhất. Bên cạnh đó, bạn lưu ý một vài thông tin sau đây để nước đường khi nấu xong sẽ có hương vị và màu sắc chuẩn:

  • Trong quá trình nước đường sôi, bạn phải vớt bọt để nước đường trong hơn.
  • Để nhận biết độ sáng chuẩn của nước đường, bạn kiểm tra bằng cách lấy giọt nước đường nhỏ vào trong nước lọc. Nếu nước đường giữ được nguyên hạt và không bị hoà tan trong nước lọc là độ sánh của nước đường đã đạt chuẩn.
  • Điều chỉnh lửa vừa phải để tránh tình trạng cháy hoặc đường quá đặc.
  • Nước đường khi có thêm nước cốt chanh và muối sẽ đậm vị hơn nước đường thông thường.
Nước đường đậm vị hơn khi nấu cùng một ít nước cốt chanh
Nước đường đậm vị hơn khi nấu cùng một ít nước cốt chanh

Cách bảo quản nước đường 

Thông thường, với cách nấu nước đường ăn chè trên, bạn có thể để dành đường cho những món ăn, thức uống sau. Vì vậy, bảo quản nước đường đúng cách để đường không bị lại đường, không bị hư là điều quan trọng. Dưới đây là một số quy định khi bảo quản nước đường:

  • Nên sử dụng lọ thuỷ tinh, đậy kín nắp để chứa nước đường.
  • Đặt lọ nước đường ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
  • Tránh sử dụng chai, hũ từ nhựa để đựng nước đường vì theo thời gian dài nhựa sẽ làm ảnh hưởng hương vị, màu sắc của nước đường, không tốt cho sức khỏe của người sử dụng.
  • Nước đường để thời gian quá lâu dễ bị sánh đặc lại, bạn chỉ cần xử lý theo cách xử lý khi nấu đường quá lửa là được.
Nên bảo quản nước đường bằng hũ, chai chất liệu thuỷ tinh
Nên bảo quản nước đường bằng hũ, chai chất liệu thuỷ tinh

Trên đây là cách nấu nước đường ăn chè đơn đảm bảo thành công ngay tại nhà. Hy vọng thông tin mà Seoul Academy mang lại sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình nấu những món chè thơm ngon, bổ dưỡng cho gia đình và bạn bè. Theo dõi Seoul Academy để cập nhập thêm về những kiến thức bổ ích về làm đẹp và đời sống nhé!

Xem thêm: 3 cách nấu thạch rau câu nhiều tầng ngon dễ làm tại nhà

/5 ( vote)

No reviews yet!

()

/5 ( vote)

No reviews yet!


COMMENT (0 comments)
ARTICLES ON THE SAME TOPIC
RELATED VIDEOS
WHAT THE PRESS SAY ABOUT US
youth
youth
legal life
24h
vnexpress
channel 14
vietbao
long time
EVENT ACTIVITIES