Các loại kim xăm – công dụng & kích cỡ từng loại

Font size
  • Default
  • Bigger
()

Dụng cụ không thể thiếu đối với nghề phun xăm chính là các loại kim xăm thẩm mỹ chuyên dụng. Việc chọn đúng các loại kim xăm cũng là yếu tố giúp đôi môi phun xăm đẹp, màu mực lên tươi tắn và đều, mịn. Vì vậy, việc tìm hiểu các loại kim xăm và nắm rõ công dụng từng loại là nhiệm vụ quan trọng của kỹ thuật viên phun xăm. 

Kim xăm thẩm mỹ là gì?

Kim xăm thẩm mỹ là dụng cụ chuyên dụng dành cho ngành nghề thuộc lĩnh vực phun xăm thẩm mỹ. Kim xăm được thiết kế và sản xuất từ chất liệu nhôm chuyên biệt hoặc thép không gỉ.

Hình dáng kim phun xăm tương tự như kim khâu áo thông thường nhưng có cấu tạo khác lạ hơn và cũng đa dạng kích thước hơn. Cấu tạo của mũi kim xăm là một vòng tròn giấu kín để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn khi phun, xăm. 

Kim phun xăm thẩm mỹ có đang dạng kích thước và cấu tạo
Kim phun xăm thẩm mỹ có đang dạng kích thước và cấu tạo

Các loại kim xăm phổ biến và công dụng từng loại

Các loại kim trong phun xăm thẩm mỹ hiện nay có đa dạng kích thước để phù hợp với từng công dụng, mục đích phun xăm khác nhau. Trước khi tiến hành thực hành phun xăm, kỹ thuật viên phải nắm rõ các loại kim xăm phổ biến hiện nay:

  • Kim Round Liner
  • Kim Round Shader
  • Kim Magnum Shader
  • Kim Double Stack Magnum Shaders
  • Kim Curved Magnum Shaders
  • Kim Flat Shader

Kim Round Liner (RL)

Kim Round Liner hay còn được gọi tắt là kim RL có cấu tạo đầu kim tròn và chụm lại ở một điểm. Loại kim này còn có tên gọi khác là kim đi nét vì được sử nhiều chủ yếu để đi nét trong lĩnh vực phun xăm thẩm mỹ. Các loại kim xăm RL bao gồm 1RL, 3RL, 5RL, 7RL, 9RL, 11RL, 13R, 15RL.

Loại kim RL có cấu tạo đầu tròn, chụm lại một điểm
Loại kim RL có cấu tạo đầu tròn, chụm lại một điểm

See also: Top 3 thương hiệu máy phun xăm chất lượng nhất hiện nay

Kim Round Shader (RS)

Các loại kim xăm Kim Round Shader (được gọi tắc là kim RS) bao gồm 3RS, 5RS, 7RS, 9RS, 11RS, 18RS. Khác với kim Rl, kim RS có cấu tạo đầu tròn nhưng không chụm lại ở một điểm. Công dụng của loại kim này là đánh bóng, tô hoặc đi những nét tô. Đầu kim to nên có tính sát thương cao.

Loại kim RS có cấu tạo đầu tròn, không chụm lại một điểm
Loại kim RS có cấu tạo đầu tròn, không chụm lại một điểm

Kim Magnum Shader (M1)

Các loại kim xăm thuộc kim Magnum Shader (M1) là loại kim ngang 2 lớp, các lớp kim sẽ xếp chồng lên nhau. Loại kim này thường sử dụng để đánh bóng, có tính sát thương thấp. Sử dụng loại kim này giúp chuyên viên tiết kiệm được mực xăm nhờ khả năng lấy được nhiều mực.

Các loại kim xăm M1 bao gồm 5M1, 7M1, 9M1, 11M1 và 13M1.

Loại kim RS là kim ngang 2 lớp, các lớp kim sẽ xếp chồng lên nhau
Loại kim RS là kim ngang 2 lớp, các lớp kim sẽ xếp chồng lên nhau

Kim Double Stack Magnum Shaders (M2)

Kim xăm Double Stack Magnum Shaders thường được gọi là kim M2. Đây là loại kim có cấu tạo ngang 2 lớp và khoảng cách các kim nhỏ sát gần với nhau. Loại kim này cũng dùng để đánh bóng nhưng kim đi an toàn và có tính sát thương thấp hơn kim M1.

Các loại kim xăm M2 bao gồm 7M2, 9M2, 11M2, 13M2 và 15M2.

Loại kim RS là kim ngang 2 lớp, khoảng cách các kim nhỏ sát gần với nhau
Loại kim RS là kim ngang 2 lớp, khoảng cách các kim nhỏ sát gần với nhau

Kim Curved Magnum Shaders (RM)

Các loại kim xăm 5RM, 7RM, 9RM, 11RM, 13RM và 15RM thuộc dòng kim Curved Magnum Shaders hay kim RM. Hình dáng của kim RM bao gồm kim ngang 2 lớp, phần đầu kim được dạt đều xuống 2 bên. Chuyên viên sử dụng kim RM để đi bóng và đi màu trong phun xăm. Kim có tính sát thương tương đối thấp nên thường được sử dụng phổ biến ở nước ta.

Loại kim RS là kim ngang 2 lớp, phần đầu kim được dạt đều xuống 2 bên
Loại kim RS là kim ngang 2 lớp, phần đầu kim được dạt đều xuống 2 bên

Kim Flat Shader (F)

Cấu tạo của kim F là kim ngang 1 lớp với công dụng là đánh bóng và đi viền. Dòng kim F mang tính sát thương cao khi phun xăm nên kỹ thuật viên phải cẩn thận khi đi kim hay sử dụng kim. Các loại kim xăm Flat Shader bao gồm 5F, 7F, 9F, 11F, 13F, 15F.

Kim F thường dùng để đánh bóng và đi viền
Kim F thường dùng để đánh bóng và đi viền

Mọi thắc mắc vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn nhanh nhất

Sign up now

Bảng kích thước và công dụng các loại kim xăm 

Để không bị nhầm lẫn giữa các loại kim xăm, bạn có thể tham khảo thêm bảng tổng hợp kích thước và công dụng kim xăm RL, RS, M1, M2, RM, F dưới đây:

Các loại kim xăm Kích thước ống  Công dụng
1RL, 3RL 1-3 tròn
  • Đi đường kẻ
  • Đổ bóng phức tạo
4RL, 5RL 4-5 tròn
  • Đi đường viền
  • Đổ bóng
7RL 7 tròn
  • Đổ bóng 
  • Tạo màu
8RL, 9RL 8-9 tròn
  • Tạo màu
  • Đổ bóng và môi đường kim dày
11RL, 14RL 11-14 tròn
  • Đổ bóng 
  • Đi tạo màu
3RS 1-3 tròn Đi nét chi tiết
5RS 4-5 tròn
  • Đi đường kẻ
  • Đổ bóng nhỏ
  • Đổ bóng chi tiết nhỏ
7RS 7 tròn
  • Đổ bóng
  • Đi đường kẻ và điện tích nhỏ
8RS – 9RS 8-9 tròn
  • Đổ bóng
  • Đi đường viền dày
  • Toạ màu
14RS 11-14 tròn
  • Đổ bóng
  • Toạ màu
5M1 4-5 dẹt
  • Đường dày
  • Đi màu
  • Đổ bóng
7M1 6-7 dẹt
  • Đi đường kẻ viền 
  • Đổ bóng
  • Đi tạo màu
9M1 8-9 dẹt
  • Đi đường viền dày
  • Đổ bóng
  • Đi tạo màu
11M1 11 đẹt
  • Đi tạo màu
  • Đổ bóng
13M1 13 dẹt
  • Đi tạo màu
  • Đổ bóng
5M2, 7M2, 9M2 4-5 dẹt
  • Đi đường viền 
  • Đổ bóng
  • Đi tạo nét
11M2, 13M2 6-7 dẹt
  • Đường viền dày
  • Đổ bóng
  • Đi tạo màu
13RM 13 dẹt
  • Đi tạo màu
  • Đổ bóng
4F, 5F 3-5 dẹt
  • Đi kim nét
6F, 7F 7 dẹt
  • Đi tạo màu
  • Đổ bóng
9F 8-9 dẹt
  • Đổ bóng 
  • Đi tạo màu

 

Bảng tổng hợp chi tiết công dụng của từng kích thước kim xăm

Phân biệt các loại kim phun xăm 1 – 3 – 5 – 7

Các loại kim phun xăm 1-3-5-7 được phân biệt dựa vào hình dáng của từng loại đầu kim. Ngoài ra, kim xăm có số lượng đầu kim khác nhau thì công dụng cũng khác nhau. Công dụng của kim 1-3-5-7 bao gồm kim đi nét, kim bóng và kim tô.

Các loại kim xăm Công dụng Kích thước 
Kim đi nét
  • Các loại kim trong phun xăm đi nét bao gồm 1RL, 3RL, 5RL, 7RL, 9RL, 11RL, 13R, 15RL. Có thế nhận thấy, kim đi nét có kí hiệu RL.
  • Chuyên viên phun xăm sẽ sử dụng kim đi nét khi đi viền ngoài hoặc đi những nét mảnh, nhỏ. Trong đó, dòng kim 3RL có thể dùng để đánh bóng.
  • Các loại kim RL thường là 0.25mm, 0.3mm, 0.35mm, 0.4mm.
  • Chiều dài của các loại kim RL là 50mm
Kim đánh bóng
  • Nhóm các loại kim xăm đánh bóng sẽ bao gồm 3F và 5F, có công dụng là đánh bóng môi.
  • Giúp rút ngắn thời gian phun xăm cũng như hạn chế tác động gây tổn thương trên da.
  • Đầu kim mảnh, có độ bén cao giúp đẩy mực tối ưu và mực bám màu trên môi nhanh hơn.
Kim tô
  • Đi đường khung viền của môi hoặc chân mày
  • Giúp mực phun trở nên mịn màng, phủ kín, đều màu, không bị đọng mực.
7 dẹt với 7 đầu kim siêu nhỏ

Kim xăm thẩm mỹ giá bao nhiêu?

Mức giá của một cây kim xăm giao động từ 15 – 50 ngàn đồng. Mức giá chính xác còn tùy vào kích thước cũng như công dụng của các loại kim xăm. Bên cạnh đó, bạn nên cân nhắc khi chọn lựa kim xăm có mức giá thấp vì đó có thể là loại kim xăm kém chất lượng khiến quá trình xăm dễ bị nhiễm trùng, ảnh hưởng đến sức khoẻ của khách hàng.

Giá kim xăm dao động từ 15.000-50.000/ 1 cây kim
Giá kim xăm dao động từ 15.000-50.000/ 1 cây kim

Lưu ý cách để chọn được kim xăm phù hợp

Chọn kim xăm phù hợp với dịch vụ để tối ưu chi phí là vấn đề quan trọng đối với người làm ngành nghề phun xăm thẩm mỹ. Cách chọn được kim xăm phù hợp còn tùy vào tình trạng da môi của khách hàng, kích cỡ kim,…

  • Chỉ chọn những dòng máy phun xăm có đầu kim nhỏ (đầu kim nano), độ bén cao, dễ dàng xuyên qua da với lớp mỏng và nhẹ.
  • Đối với trường hợp thực hiện phun xăm trên vị trí da dày, bị khô, da dầu có độ bám mực kém, hãy lựa chọn bút xăm mảnh, đầu kim nhỏ khoảng 0.18mm và có độ sắc bén cao. 
  • Khi phun xăm môi với tình trạng da môi thường thì bạn nên sử dụng kích cỡ kim tiểu chuẩn là 0.25mm.
  • Khi phun xăm môi với tình trạng da môi mỏng hoặc trường hợp nước mô ra quá nhiều thì bạn có thể chọn kim có kích cỡ giao động từ 0.3-0.35mm.

Ngoài ra, để có thêm kiến thức và cách chọn kim phù hợp, bạn có thể trau dồi và học hỏi kinh nghiệm từ những cosmetic tattoo course. Seoul Academy là địa điểm học nghề thẩm mỹ uy tín và nổi bật nhất hiện nay, có thể giúp bạn giải đáp hết thắc mắc về các loại kim xăm và kỹ thuật phun xăm thẩm mỹ.

Bài viết là tổng hợp thông tin về các loại kim xăm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay và công dụng đi kèm của mỗi loại. Hi vọng qua bài viết của Seoul Academy, bạn sẽ cập nhập thêm nhiều thông tích hữu ích về ngành làm đẹp, thẩm mỹ.

Bên cạnh đó, nếu có nhu cầu học nghề Spa chuyên sâu tại địa chỉ uy tín và chất lượng, hãy liên hệ ngay với Seoul Academy qua hotline 1800 0084 (miễn phí) để tư vấn.

See also: Học phun xăm có cần khéo tay không?

/5 ( vote)

No reviews yet!

author-mobile
stock

Nguyen Thuy Hang

Head of Instructor, Skin Care - Spa at Seoul Academy - International Aesthetic Training System with over 12 years of experience in Skin Care, Swiss Cidesco Aesthetic Certificate 2011, Body Cibtac Singapore Advanced Certificate, Asian Beauty Industry Association jury.

COMMENT (0 comments)
ARTICLES ON THE SAME TOPIC
RELATED VIDEOS
WHAT THE PRESS SAY ABOUT US
youth
youth
legal life
24h
vnexpress
channel 14
vietbao
long time
EVENT ACTIVITIES