- Default
- Bigger
Năng lực tự học là một trong những chìa khóa quan trọng để đạt những thành tích cao trong học tập và thành công trong tương lai. Thế nhưng, ở lứa tuổi học sinh hay sinh viên, ít ai có thể nhận thức được năng lực tự học là gì cũng như lợi ích đến từ năng lực tự học. Để làm rõ những vấn đề xoay quanh năng lực tự học, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Seoul Academy!
Năng lực tự chủ và tự học là gì?
Năng lực tự học là khả năng chủ động tiếp thu các kiến thức, kinh nghiệm xã hội, cuộc sống. Không những vậy, quá trình này không cần đến sự hỗ trợ, nhắc nhở hay đúc thúc của mọi người xung quanh.
Người có năng lực tự học thường có khả năng tự quản lý thời gian, xác định mục tiêu, lựa chọn phương tiện học tập hiệu quả và giữ cho tinh thần tự chủ và sẵn sàng đối mặt với thách thức.
See also: Học sinh tiêu biểu là gì? Đánh giá dựa trên tiêu chí nào?
Làm sao để rèn luyện và phát triển năng lực tự học?
Nếu hiểu rõ về năng lực tự học là gì cũng như biết cách phát triển năng lực tự học, bạn sẽ tiếp cận được với nhiều điều tuyệt vời. Nhưng năng lực tự học không phải ai cũng rèn luyện được, vậy phải làm thế nào? Bạn có thể tham khảo những cách giúp học sinh phát triển năng lực tự chủ và tự học:
- Rèn luyện kỹ năng đọc
- Ghi chú từ khóa, kiến thức quan trọng
- Đào sâu kiến thức
- Dành thời gian nhiều hơn cho việc học
- Đặt ra kỷ luật khi học
- Hình thành thói quen tìm kiếm tài liệu
- Tự kiểm tra lại kiến thức
Rèn luyện kỹ năng đọc
Bước đầu của tự học chính là rèn luyện khả năng đọc. Bạn có thể đọc những bài học trên lớp, những cuốn sách chuyên ngành, thậm chí là đọc bất kỳ điều gì mà bạn muốn biết.
Khi đọc kiến thức mới, bạn có thể bị ngợp vì kiến thức quá rộng. Ở giai đoạn đầu, bạn rất dễ bị nản và ngừng việc rèn luyện tự học. Thay vào đó, bạn có thể chia thời gian để đọc. Nếu không đọc 1 cuốn sách trong hết 1 ngày, bạn có thể đọc 2 ngày, nếu không đọc hết trong 2 ngày thì đọc 1 tuần, 1 tháng,…
Ghi chú từ khóa, kiến thức quan trọng
Sau khi đã đọc những kiến thức mà bản thân muốn tìm hiểu, bạn nên ghi lại những từ khoá vào cuốn sổ cá nhân hoặc những điều mà bạn muốn biết và tìm hiểu sâu hơn. Ngoài ra, bạn có thể chú thích lại ở điện thoại, máy tính, laptop,… bất cứ ở đâu mà bạn có thể mở ra và xem lại kiến thức mọi lúc mọi nơi.
Đào sâu kiến thức
Khi đọc bài, bạn có thể hiểu hoặc không hiểu một khái niệm, định lý hay kiến thức nào đó. Lúc này, bạn hãy tìm hiểu các thông tin liên quan hay tìm những cuốn sách, bài học khác. Đây là một trong những cách để đào sâu kiến thức.
Cụ thể, nếu bạn tìm hiểu thông tin nào đó trên internet, bạn thường đọc chỉ 1-2 bài để tìm hiểu vấn đề. Khi không hiểu, bạn rất dễ bỏ cuộc và không biết cách để xây dựng năng lực tự học. Lúc này, bạn có thể xử lý bằng cách mở thêm các tab, các trang khác cũng như nhấn vào các tin tức liên quan. Cách này giúp bạn hiểu rõ thêm vấn đề cũng như rèn luyện khả năng tự học theo thời gian.
Dành thời gian nhiều hơn cho việc học
Năng lực tự học không thể hình thành chỉ trong 1-2 ngày hay 1-2 tuần, bạn có thể sẽ mất rất nhiều thời gian để học, thậm chí là tính bằng năm. Với những người thông minh và có tư duy, bạn không mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều phải mất rất nhiều thời gian để nỗ lực và cố gắng phấn đấu để rèn luyện và phát triển khả năng này.
Đặt ra kỷ luật khi học
Các bạn không thể tập trung học khi bạn vừa đọc sách, vừa chơi game hay vừa lướt web, nghe nhạc. Chính những yếu tố này làm các bạn dễ bị xao nhãng hoặc học không vào, không ghi nhớ lâu. Điều này là lý do bạn cần phải đặt ra kỷ luật cho bạn thân khi học. Những thói quen xấu như học 2 phút là lướt điện thoại hay vừa học vừa nhắn tin,… cần phải từ bỏ.
Hình thành thói quen tìm kiếm tài liệu
Tự học không hoàn toàn là học một mình. Tuy nhiên, việc tự học trước tiên phải xuất phát từ bản thân của bạn trước. Khi gặp một vấn đề khó khăn nào đó trong học tập và công việc, ít ai chọn cách tự giải quyết. Các bạn thường hỏi bạn bè, đồng nghiệp để tìm kiếm câu trả lời hay giải pháp tốt.
Thay vào đó, bạn có thể tìm hiểu vấn đề một mình trước. Nếu đi vào đường cùng sau quá trình tìm kiếm không có kết quả, bạn mới nên nhờ sự hỗ trợ. Các tài liệu hiện nay rất nhiều như các trang mạng, sách, báo, video,… Bạn nên tận dụng nguồn tài nguyên này và hình thành thói quen “research” ngay từ bây giờ.
Tự kiểm tra lại kiến thức
Không cần chờ đến sự hỗ trợ từ bên ngoài để biết được bản thân mình đang làm đúng hay sai. Bạn hoàn toàn có thể tự mình kiểm tra lại kiến thức mà mình đã học. Rất đơn giản, các phương pháp để kiểm tra lại kiến thức có thể kể đến như làm bài kiểm tra ngắn, liệt kê những nội dung đã học, vẽ biểu đồ, bản đồ tư duy,… Đây là cách để củng cố kiến thức cũng như dần hình thành thói quen tự học và năng lực tự học.
Năng lực tự học là khả năng mà ai cũng nên có nếu muốn được bản thân nhanh chóng đạt đến thành công trong học tập, công việc và cuộc sống. Trên đây là bài viết mà Seoul Academy đã chia sẻ về năng lực tự học là gì cũng như cách để rèn luyện và phát triển năng lực này. Chúc các bạn áp dụng thành công!