- Default
- Bigger
Ủ tóc là một trong những phương pháp chăm sóc và nuôi dưỡng tóc tốt nhất hiện nay. Ủ tóc mang lại nhiều lợi ích cho tóc như ngăn ngừa rụng tóc, kích thích mọc tóc, cung cấp độ ẩm cho tóc,… nhưng ủ tóc có hiệu quả chỉ khi bạn ủ đúng theo quy trình và thời gian quy định. Nên ủ tóc mấy lần 1 tuần còn tùy thuộc vào chất tóc của mỗi người.
Nên ủ tóc mấy lần 1 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất?
Tần suất ủ tóc tốt nhất là 1 tuần/ 1 lần, thời gian ủ tóc trung bình từ 15 – 20 phút. Ngoài ra, chọn kem ủ gì và số lần bao nhiêu còn tùy thuộc vào từng tình trạng và chất tóc.
- Tóc thẳng thông thường: Đối với những bạn có chất tóc thẳng hoặc tóc để bình thường, chưa qua uốn, nhuộm hoặc tẩy thì bạn chỉ nên ủ tóc 1 lần/ 1 tuần.
- Trường hợp tóc xoăn: Nên ủ tóc mấy lần 1 tuần với những chị em tóc xoăn? Câu trả lời là khoảng 2 – 3 lần/ 1 tuần.
- Tóc trong tình trạng uốn, nhuộm: Ủ khoảng 2 lần/ 1 tuần để bảo vệ tóc và giữ màu tóc nhuộm tốt hơn.
- Tóc trong tình trạng xấu, mỏng và yếu: Đối với tóc hư tổn nên ủ 3 lần/ tuần
Vậy có nên ủ tóc thường xuyên không? Đáp án là KHÔNG, bởi nếu ủ tóc quá nhiều sẽ làm cho da đầu bị ra nhiều dầu hơn, mái tóc của bạn dễ bị bết lại.
Các bước ủ tóc chuẩn như salon tại nhà
Ủ tóc có tác dụng khi bạn ủ tóc đúng số lần so với chất tóc của mình và ủ tóc theo trình tự khoa học. Do đó, sau khi đã tìm hiểu 1 tuần ủ tóc mấy lần, chị em cũng nên nắm trình tự và thao tác ủ tóc đúng chuẩn salon.
Bước 1: Chọn sản phẩm ủ tóc phù hợp
Mỗi chất tóc, tình trạng tóc sẽ phù hợp với các loại ủ riêng. Trên thị trường hiện nay, các nhãn hàng đã sản xuất rất nhiều loại ủ tóc, vì vậy bạn phải dựa vào chất tóc, tình trạng tóc thẳng hay xoăn, khô hay xơ để chọn loại ủ giúp tóc đạt hiệu quả cao nhất khi sử dụng.
Bước 2: Gội đầu sạch sẽ
Trước khi tiến hành ủ tóc, chị em cần gội đầu sạch sẽ để loại bỏ những bụi bẩn, vi khuẩn trên da đầu. Tuy nhiên, bạn chỉ nên làm sạch tóc chứ không nên dùng dầu gội hay dầu xả ở bước này. Sau khi gội sạch xong, bạn dùng khăn bông để lau và thấm khô nước.
Để tóc chắc khỏe thì các chị em không nên gội đầu thường xuyên vậy nữ nên gội đầu mấy lần 1 tuần? Hẳn là câu hỏi không còn quá xa lạ. Để biết chính xác bạn có thể tham khảo tại đây
Bước 3: Sử dụng kem ủ
Ở bước 3, bạn cho kem ủ vào lòng bàn tay, chia tóc ra làm 2 phần và bôi đều kem từ chân tóc đến ngọn. Ngay sau khi bôi, bạn tiến hành massage nhẹ cho tóc trong khoảng 2-3 phút để kem ủ thấm sâu vào tóc hơn. Không nên dùng móng tay để cào hoặc tác động mạnh lên tóc.
Bước 4: Tiến hành ủ tóc
Bạn nên sử dụng loại khăn ủ chuyên dụng để trùm lại tóc và cố định phần tóc đã ủ. Nếu không có khăn ủ chuyên dụng thì có thể dùng khăn bông để thay thế. Thời gian quy chuẩn để ủ tóc khoảng tầm 20-30 phút cho các loại tóc thường, tóc hư tổn nhẹ.
Trong trường hợp tóc bạn hư tổn quá nặng, tình trạng tóc xấu thì bạn nên ủ tóc khoảng 45 phút để tóc có đủ thời gian thấm dưỡng chất.
Bước 5: Xả tóc
Sau khi ủ tóc theo thời gian tiêu chuẩn, bạn xả phần tóc ủ với nước. Lưu ý, dùng nước mát để xả tóc sẽ tốt hơn nước ấm hoặc nước quá nóng vì nước mát giúp lớp biểu bì tóc khoá các dưỡng chất đã thấm sâu vào tóc.
Bên cạnh đó, bạn phải kiểm tra tình trạng tóc đã xả sạch sẽ sau khi ủ hay chưa. Nếu xả nước chưa đủ, tóc bị bết dính và trở nên nhanh dơ, dễ bám bụi, vi khuẩn.
Bước 6: Sấy khô tóc
Cuối cùng, chị em tiến hành sấy khô tóc. Bạn có thể lau, thấm sạch nước bằng khăn và để tóc khô tự nhiên hoặc dùng máy sấy ở mức độ hơi nóng nhẹ.
See also: Quy trình chăm sóc da trong 1 tuần
Nên ủ tóc trong bao lâu
Những mẹo giúp ủ tóc đạt kết quả tốt nhất
Sử dụng kem ủ để kem ủ phát huy được hết công dụng cũng như mang lại hiệu quả tốt nhất cho tóc, bạn nên chú ý những mẹo sau đảm bảo tóc sẽ suôn mượt và chắc khỏe chỉ sau thời gian ngắn ủ tóc.
- Chú ý đến hướng dẫn sử dụng kem ủ tóc: Các thành phần khác nhau có trong kem ủ tóc sẽ có những công dụng, quy định thời gian ủ tóc cũng như cách thử sử dụng cũng có phần khác nhau. vậy nên, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng không phải là điều lãng phí thời gian như bạn thường nghĩ.
- Chia tóc thành nhiều phần khi thoa kem ủ: Nếu bôi kem ủ trực tiếp lên tóc khi chưa chia tóc, bạn sẽ làm phí kem ủ và kem ủ cũng không thể thẩm thấu đều lên tóc. Lúc này, những phần có nhiều kem ủ khiến tóc bị “dư” dưỡng chất và những phần tóc không có kem ủ bẩn khiến tóc khô và không có hiệu quả cao.
- Chiều bôi kem dưỡng ẩm đúng – Bôi từ chân tóc đến ngọn tóc: Khi bôi kem ủ, bạn sử dụng một lượng vừa phải để bôi đều và massage chân tóc trước. Sau đó, tập trung đến phần thân và ngọn tóc. Chú ý bôi đều ngọn tóc vì phần này rất dễ bị hư tổn, khô và chẻ ngọn.
- Sử dụng lược để dưỡng chất trải đều trên tóc: Bạn cần sử dụng lược răng thưa để chải nhẹ nhàng từ chân tóc đến ngọn tóc, đặc biệt là phần sau gáy. Nên nhớ chải nhẹ nhàng để tóc không bị rụng nhé!
- Nên mặc áo cũ khi tiến hành ủ tóc: Kem ủ rất dễ dây ra áo quần khi bạn tiến hành ủ tóc, vậy nên bạn hãy sử dụng áo quần cũ để mặc khi ủ tóc hoặc dùng khăn choàng chuyên dụng để quấn quanh người.
- Xả sạch tóc với nước mát: Lưu ý xả sạch nước sau khi kết thúc thời gian ủ tóc, tóc phải được xả sạch để không bị bết dính sau đó.
Tham khảo: Phương pháp ủ tóc bằng bia đơn giản nhưng mang lại hiệu quả
Những lỗi sai thường gặp khi tự ủ tóc tại nhà
Không biết 1 tuần ủ tóc mấy lần, các chị em thường mắc nhiều sai lầm khi tự ủ tóc tại nhà để tiết kiệm chi phí và thời gian. Ngoài ra, có rất nhiều sai lầm khác mà trong quá trình ủ tóc ít ai nhận ra. Dưới đây là những lỗi sai thường gặp nhất khi chị em ủ tóc tại nhà:
- Lạm dụng việc ủ tóc: Nhiều người cho rằng ủ tóc càng nhiều càng giúp tóc chắc khoẻ hơn dẫn đến vấn đến làm dụng khi ủ tóc. Tuy nhiên, ủ tóc với tần suất quá nhiều chỉ khiến bạn phí kem ủ, tóc bị dư thừa dưỡng chất và gây tổn thương đến tóc và da đầu.
- Ủ sai công thức, ủ tóc với loại kem không phù hợp: Một số bạn thích ủ tóc với các nguyên liệu thiên nhiên, nhưng nếu pha chế kem ủ sai công thức, tình trạng tóc của bạn sẽ không được cải thiện mà còn xấu đi. Vậy nên, bạn phải tham khảo nhiều công thức cũng như liều lượng vừa phải khi ủ tóc.
- Ủ tóc khi tóc đang dơ, bết dính hoặc chưa đủ sạch: Tương tự như việc sau khi ủ tóc nhưng gội đầu sạch, tóc sẽ bị bết dính và không thẩm thấu được dưỡng chất khi tóc chuẩn bị ủ bị dơ, chưa gội đầu sạch.
- Vừa gội đầu và dùng dầu xả đã ủ tóc: Sử dụng dầu xả và dầu gội trước khi ủ tóc là điều không nên, bạn chỉ nên dùng nước mát bình thường để làm sạch tóc và da đầu. Bởi vì các chất trong dầu xả, dầu gội sẽ phá huỷ tác dụng của kem ủ.
- Ủ tóc khi tóc quá ướt: Tóc còn quá nhiều nước, quá ướt sẽ khiến dưỡng chất được bôi lên tóc bị trôi, kem ủ không giữ được kết cấu ban đầu nên các dưỡng chất không phát huy được hết tác dụng của nó.
Những lưu ý khi thực hiện ủ tóc tại nhà
Ủ tóc tại nhà và ủ tóc ngoài tiệm sẽ có những khác biệt riêng. Chị em trước khi chăm chỉ dưỡng tóc hãy đọc hết những lưu ý sau nhé!
- Không ủ tóc trước khi chuẩn bị nhuộm hoặc uốn/ duỗi tóc. Nếu ủ tóc tại nhà trước, tóc sẽ không ăn thuốc vì các tế bào biểu bì của tóc bị thu hẹp khiến thuốc nhuộm không thẩm thấu được vào tóc.
- Ủ tóc tại nhà nên cách ngày trong tuần. Ví dụ: bạn cần ủ tóc 2 lần/ tuần thì nên ủ vào thứ 3 và thứ 5, không nên ủ sát ngày như thứ 2 và thứ 3.
- Quấn khăn khi ủ tóc tại nhà khiến dưỡng chất tập trung thẩm thấu vào tóc hơn không dùng khăn.
- Ủ tóc trong thời gian quy định từ 15-30 tùy chất tóc và tình trạng tóc. Nếu không tóc sẽ bị “no” dưỡng chất, sinh ra tình trạng tóc bết, tóc có dầu sau khi ủ tại nhà.
- Nếu ủ tóc tại nhà, các bạn nữ khó nhận ra tình trạng và mức độ hư tổn tóc của mình đang như thế nào, vậy nên bạn nên tham khảo ý kiến từ những người chuyên gia hay am hiểu về tóc để chọn loại sản phẩm dưỡng phù hợp.
Để trả lời câu hỏi nên ủ tóc mấy lần 1 tuần, chị em cần cân nhắc tần suất ủ vào tình trạng tóc và chất tóc của mình. Bởi vì ủ đúng số lần cũng như các bước ủ tóc đúng chuẩn salo sẽ giúp kem ủ thẩm thấu sâu vào tóc, tóc chắc khoẻ và cải thiện các “bệnh lý” về tóc. Hy vọng bài viết của Seoul Academy đã giúp chị em cập nhập thêm nhiều thông tin hữu ích, hấp dẫn. Chúc chị em sớm sở hữu mái tóc đẹp và chắc khỏe nhé!
See also: Nên ủ tóc trước hay sau khi gội đầu?