Tiêm filler nên kiêng gì? Những điều cần tránh sau khi tiêm filler
- Mặc định
- Lớn hơn
Có không ít trường hợp sau khi tiêm filler kết quả không được như mong muốn bởi có rất nhiều yếu tố gây nên. Và kiêng khem không đúng cách là một trong những yếu tố lớn ảnh hưởng đến kết quả làm đẹp. Để giảm thiểu nguy cơ gặp phải tình trạng không mong muốn, chị em cần tránh và biết sau khi tiêm filler kiêng gì để tăng hiệu quả làm đẹp hoàn hảo hơn.
Tại sao cần phải kiêng cữ sau khi tiêm filler?
Tiêm filler thực chất là cơ chế đưa chất làm đầy, làm căng xuống dưới những vùng da nhăn nheo, chảy xệ. Từ đó, cấu trúc phân tử của chất làm đầy duy trì cho vùng da đó trở nên căng mượt, hồng hào và khỏe mạnh.
Việc tiêm filler tuy mức độ có an toàn, nhưng nhìn chung đó vẫn là biện pháp xâm lấn trên da. Vùng da tiêm filler sẽ có mức độ tổn thương nhất định, và các hoạt chất làm đầy có thể phản ứng không tốt với các thực phẩm đó.
Có nhiều câu hỏi tiêm filler có kiêng gì không, thì bắt buộc phải có vì những lý do sau đây:
- Đảm bảo sức khỏe tổng thể: Sau khi tiêm filler kiêng gì và biết cách kiêng khem để đảm bảo sức khỏe tổng quát, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phục hồi nhanh, đẹp hơn.
- Tăng hiệu quả làm đẹp được lâu dài: Biết cách chăm sóc, kiêng khem giai đoạn đầu giúp cho liệu trình làm đẹp đạt hiệu quả cao, giữ được lâu dài và khuôn mặt được hoàn chỉnh
- Giảm nguy cơ hoại tử, nhiễm trùng: Là điều không ai mong muốn nhất xảy ra đến với mình, bởi vùng da sau khi tiêm filler khá nhạy cảm và dễ tổn thương. Biết cách chăm sóc và biết sau khi tiêm filler cần kiêng gì sẽ góp phần giúp giảm tác nhân hoại tử, nhiễm trùng thậm chí biến chứng trên da.
Những thực phẩm cần tránh sau khi tiêm filler
Cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể có thể phục hồi một cách nhanh chóng, từ đó các vết thương sẽ mau lành hơn. Tuy nhiên sẽ có một số thực phẩm được xem như là khắc tinh, cần bỏ vào đầu danh sách sau khi tiêm filler kiêng gì.
Gạo nếp
Mới tiêm filler xong kiêng gì thì nếp và các món ăn từ gạo nếp như xôi, bánh tét, bánh chưng, rượu nếp,.. đều phải loại bỏ. Hoặc các món thành phần từ nếp vì nó có tính chất nóng, khiến cho các vết thương gây nhiễm trùng, mưng mủ và lâu lành vết thương. Nếu ăn phải rất dễ gây ra sẹo lồi, nghiêm trọng hơn có thể hủy hoại mô da, loét sâu.
Hải sản
Mặc dù hải sản cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nhưng tiêu thụ hải sản sau khi mới tiêm filler xong sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng:
- Thành phần protein nhiều trong hải sản gây lồi, phồng thịt
- Thành phần histamin có trong hải sản gây tình trạng ngứa, mẩn đỏ, kích ứng, thậm chí sưng viêm ở vết thương
- Hải sản chứa acid béo không no, từ đó chuyển hóa tạo thành chất chống đông trong cơ thể, từ đó khiến vùng da tiêm filler lâu lành hơn
Sau khi tiêm filler kiêng ăn gì thì nên kiêng hải sản ít nhất 7 ngày sau khi tiêm, để đảm bảo quá trình hồi phục của da.
Thịt gà và rau muống
Thịt gà và rau muống là thực phẩm thiết yếu và hằng ngày chúng ta hấp thụ. Tuy nhiên, rau muống là yếu tố gây tăng sinh tế bào, tăng sinh collagen dễ để lại sẹo xấu nếu hấp thụ nhiều sau khi tiêm filler. Tương tự như vậy, thịt gà tăng nguy cơ sưng tấy, đau nhức nên mới tiêm filler nên kiêng gì thì rau muống và thịt gà là hai loại cần phải chú ý và gạch bỏ.
Rượu bia và đồ uống có thành phần từ caffeine
Tiêm filler kiêng gì để không bị xấu thì bia, rượu và các đồ uống caffein thuộc top đồ dùng không nên hấp thu. Trong rượu, bia có thành phần ethanol tương đương như thuốc gây mê, làm tăng thời gian phục hồi và gây sưng tấy vết tiêm.
Hơn nữa nó không tốt đối với các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt đến các cơ quan nội tạng và hệ thần kinh. Chất kích thích trong rượu khiến cơ thể giảm sức đề kháng, gây ảnh hưởng lớn đến tác dụng các loại thuốc mà bác sĩ kê cho.
Thức uống có caffein gây ức chế quá trình tăng sinh, chậm quá trình di chuyển tế bào, từ đó vết thương sau khi tiêm filler sẽ lâu lành, giảm tuổi thọ filler hơn. Vì vậy, chúng ta có thể uống nhưng ít thôi, hạn chế nhất định nước uống chè, trà, cafe hay nước tăng lực.
Nước mắm và mắm tôm
Nước mắm và mắm tôm sẽ không ảnh hưởng đến các vùng da như má, cằm.. Nhưng nếu bạn tiêm filler ở môi thì khác, ăn các loại mắm dễ khiến mắm dính vào vết tiêm, có thể gây dị ứng, sưng tấy khó chịu. Nên kiêng mắm nếu bạn mới tiêm filler ở môi.
Những điều cần tránh sau khi tiêm filler
Tùy theo vị trí tiêm filler mà chúng ta biết và có thể để điều chỉnh thực đơn phù hợp. Ngoài thực phẩm, có không ít vấn đề, hoạt động kiêng cữ chị em cần tránh để góp phần giữ filler được đẹp lâu hơn, bao gồm:
- Xông hơi và massage: Xông hơi và massage có thể khiến filler tan đều và nhanh hơn, nhưng đồng thời cũng dễ làm biến đổi chất làm nâng filler. Từ đó, giảm hiệu quả làm đẹp, đồng thời tránh cho vùng da tiêm tiếp xúc với nhiệt độ cao, ánh nắng mặt trời. Chị em nên có biện pháp che chắn trước khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Biểu cảm kích động: Tiêm filler kiêng gì thì các biểu cảm kích động như cười, khóc quá đà là điều cần tránh. Tưởng chừng như không quá liên quan, nhưng thực chất khi đó cơ mặt bị nâng lên hạ xuống khiến các chất filler dễ bị dịch chuyển đến các vùng da khác. Nên nếu tiêm filler treen khuôn mặt, hãy giữ biểu cảm lạnh lùng ít nhất 3,4 ngày.
- Động chạm, sờ lên vết tiêm, vùng tiêm: Tiêm filler là một kiểu quá trình xâm lấn da, nên da sẽ có tổn thương ở một mức độ nào đó. Thói quen sờ, động chạm lên vùng da tiêm dễ đưa bụi bẩn, vi khuẩn vào vết thương tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Hoạt động, vận động mạnh: Các vận động mạnh về thể chất khiến huyết áp tăng cao, làm chậm quá trình lành vết thương. Một số trường hợp còn xê dịch chất tiêm filler đến các vùng da không mong muốn.
- Trang điểm sau khi mới tiêm filler: Nên kiêng trang điểm ít nhất từ 1 đến 2 ngày sau khi tiêm filler. Các hành động tiếp xúc trực tiếp lên vết thương, hay việc chạm cọ, bông hay tay lên mặt để trang điểm dễ khiến vết thương nhiễm trùng. Sau thời gian từ 1 đến 2 ngày, hãy trang điểm thật nhẹ nhàng tránh xê dịch chất tiêm.
- Khi ngủ không nằm úp, nằm nghiêng: Nằm không đúng tư thế cũng thuộc trong danh sách cần tránh sau khi tiêm filler kiêng gì. Các tư thế áp má, mặt lên gối không những làm lệch vùng da tiêm, mà bụi bẩn bám trên gối dính vào vết tiêm cũng dễ làm nhiễm trùng.
- Không mang kính, đeo khẩu trang có gọng mũi đối với các trường hợp tiêm filler ở mũi.
Chăm sóc cần thiết sau khi tiêm filler
Sau khi tiêm filler, ngoài chú ý các điều kiêng kỵ ảnh hưởng đến vết thương, vùng da cơ thể. Đồng thời chị em phải thực hiện theo đúng chế độ chăm soc khoa học sau đây
Nên bổ sung thực phẩm gì sau khi tiêm filler?
Theo lời khuyên của các chuyên gia, bác sĩ có kinh nghiệm trong mảng thẩm mỹ thì ăn uống theo thực đơn khoa học chiếm phần lớn hồi phục vết thương. Thường xuyên bổ sung các loại rau xanh, trái cây bổ sung đa dạng vitamin và chất xơ, khoáng chất. Đặc biệt, quả mọng và ngũ cốc rất tốt cho quá trình hồi phục vết thương, nên bổ sung vào khẩu phần ăn hằng ngày.
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp cung cấp đủ nước cho cơ thể, đồng thời tạo môi trường cho hoạt động trao đổi chất nhanh hơn. Các vết thương, vết tiêm sẽ mau lành hơn.
Cách vệ sinh và những điều lưu ý sau khi tiêm filler
Để có kết quả điều trị tốt nhất thì không chỉ cần dắt túi các thực phẩm sau khi tiêm filler nên kiêng gì. Mà còn cần ghi nhớ các lưu ý sau đây để giảm thiểu cảm giác đau, sưng và các biến chứng:
- Có thể rửa mặt bằng nước muối sinh lý lên vùng da tiêm filler.
- Để giảm viêm. tiêu bớt sưng có thể dùng đá lạnh, bằng cách bọc đá lạnh vào trong một cái khăn thật sạch. Sau đó áp đá lên vùng da vừa tiêm, hơi lạnh từ đá sẽ giúp da giảm tình trạng bị sưng tấy, đau nhức, thâm tím, cũng như giảm ngứa ngáy sau khi tiêm. Cần thực hiện từ 2 đến 3 lần trong vòng 3 ngày liên tục để tăng hiệu quả.
- Hạn chế tiếp xúc với tia UV, sau khi tiêm filler cần kiêng tiếp xúc với tia UV và hơi nóng, vì filler rất dễ tan trong môi trường nhiệt độ cao.
- Nên sử dụng kháng sinh sau khi tiêm khoảng 3 ngày liên tiếp để vùng da tiếp xúc với kim tiêm mau lành và tránh các trường hợp nhiễm khuẩn.
Trường hợp nguy hiểm cần biết sau khi tiêm filler
Trong quá trình làm đẹp, tân trang nhan sắc thì không ai mong muốn xảy ra sai sót, hay kết quả không như mong muốn. Nhiều trường hợp dù khách hàng đã nắm rõ và tránh các điều sau khi tiêm filler kiêng gì, nhưng vẫn có các biểu hiện sau:
- Vùng da tiêm sưng lâu cho dù có chườm đá lạnh nhiều lần
- Đau nhức lâu tại chỗ tiêm filler và có xu hướng lan ra các vùng xung quanh
- Da căng phồng, có nhiều dịch mủ trên các ổ áp xe
Thì lúc nào, phần lớn bạn đã bị nhiễm trùng sau khi tiêm filler, cần bình tĩnh, liên hệ tìm hiểu với bên thực hiện phẫu thuật. Cùng đi đến các bệnh viện, trung tâm bác sĩ uy tín để kịp thời chữa trị, thăm khám.
Xã hội ngày ưa chuộng cái đẹp và không phải ai cũng may mắn sở hữu một khuôn mặt hoàn hảo. Có không ít người có khuyết điểm trên khuôn mặt chọn tiêm filler là một trong nhiều phương pháp làm đẹp chuẩn xác nhất. Vậy nên để tiêm filler đạt được kết quả tốt nhất, chị em cần tuân thủ các nguyên tắc cũng như hiểu biết sau khi tiêm filler kiêng gì. Từ đó đảm bảo hiệu quả, an toàn, quá trình cải thiện cái đẹp thành công rực rỡ hơn.
Xem thêm: Tiêm filler môi bao lâu thì mềm?