10 tác dụng của massage cho trẻ sơ sinh và những lưu ý cần biết
Tác dụng của massage cho trẻ sơ sinh tác động rất lớn đến sự phát triển và cảm nhận thế giới xung quanh của bé. Do đó, hiện nay rất nhiều mẹ bỉm học cách thực hiện massage cho bé thường xuyên. Nhưng hành động massage có tác dụng như thế nào và cần lưu ý những gì khi thực hiện. Bài viết dưới đây Seoul Academy sẽ giúp bạn giải đáp các vấn đề trên.
Massage cho trẻ sơ sinh có tốt không?
“EASY – Eat (ăn) – Activity (chơi) – Sleep (ngủ) – Your time (thư giãn)” là một trong những phương pháp được nhiều mẹ bỉm áp dụng thay thế các phương pháp truyền thống. Trong đó, việc massage cho bé cũng được đề cao và đánh giá là quan trọng.
Theo nhiều chuyên gia về trẻ nhỏ, hành động massage cho bé thường xuyên rất là tốt cho sự phát triển cơ thể và trí não của bé. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, mẹ bỉm cần cẩn thận và lưu ý về lực, các động tác để giúp bé cảm thấy thoải mái và thích thú, dễ chịu nhất. Bởi lẽ, bé đang còn nhỏ và chưa biết nói, trong trường hợp khi massage, bé trở nên khó chịu và quấy khóc, điều này đồng nghĩa bé không thích hoặc bạn đang làm sai cách. Do đó hãy ngưng thực hiện ngay.
Tác dụng của massage cho trẻ sơ sinh
Massage rất tốt cho trẻ sơ sinh vì nó mang lại nhiều lợi ích như: cải thiện nhịp thở, tăng khả năng cảm nhận, phát triển trí não, tăng cường hệ miễn dịch, giảm cảm giác đau, tạo cảm giác vui vẻ hạnh phúc, tạo sự kết nối giữa mẹ và bé, …
Cải thiện nhịp thở
Thường trẻ sơ sinh sẽ có nhịp thở không đều khi phải đang làm quen từ nhịp thở trong bụng mẹ, sang nhịp thở ngoài không khí. Nếu để ý, các mẹ sẽ thấy bé lúc thở nhanh, lúc thở chậm. Trong khi đó, da lại là vùng chứa rất nhiều dây thần kinh liên kết. Khi tác động lên da thông qua các bài massage nhẹ nhàng, các dây thần kinh cũng bị tác động và gây kích thích. Từ đó, bé sẽ ngủ ngon, nhịp thở trở nên đều.
Kích thích sự phát triển về trí não
Tác dụng của massage cho trẻ sơ sinh đầu tiên cần nói đến chính là phát triển trí não. Các bác sĩ và chuyên gia khẳng định rằng, việc da bé được tiếp xúc nhiều sẽ là kích thích các nơ ron thần kinh, điều kiện để trí não của bé phát triển mạnh mẽ hơn. Vì tuổi sơ sinh là độ tuổi bé tiếp nhận mọi thứ xung quanh và học được nhiều điều. Do đó, việc massage vào thời gian này được coi là lý tưởng.
Tăng cường hệ miễn dịch
Theo nhiều nghiên cứu, lưng bé là nơi tập trung rất nhiều dây thần kinh. Việc tác động vào da lưng thông qua các bài massage sẽ tăng khả năng miễn dịch ở bé, nhất lại các bệnh cảm lạnh hay tiêu chảy. Không những thế, hầu hết các bé đều rất thích được chạm vào lưng vì sẽ có cảm giác thoải mái, an toàn. Do đó việc massage sẽ giúp ích cho bé rất nhiều.
Giảm cảm giác đau
Trong quá trình massage cho trẻ sơ sinh, endorphins sẽ được giải phóng, đây là một loại thuốc giảm đau tự nhiên của cơ thể chúng ta. Vậy nên, khi bé đau nhiều, hoặc khó chịu, mẹ hãy massage nhẹ nhàng cho bé để bé bình tĩnh và giảm đi cơn đau mà bé đang gặp phải.
Tăng khả năng nhận thức về cơ thể
Các động tác massage trên các vùng da của cơ thể cũng giúp bé nhận thức về các giác quan cơ thể của mình. Cụ thể như vị trí, kích thước, …
Tăng phát triển khung xương khớp
Khi trẻ được massage mỗi ngày, tất cả các bộ phận trên cơ thể của trẻ đều được phát triển tốt hơn, kể cả khung xương. Do đó, theo nhiều nguyên cứu, các bé được massage thường xuyên và đúng cách sẽ có khung xương cứng cáp, phòng chống được những bệnh liên quan đến xương khớp như còi xương, loãng xương ở trẻ sơ sinh. Đây cũng là tác dụng của massage cho trẻ sơ sinh mẹ cần phải biết.
Tăng sự kết nối giữa mẹ và bé
Khi mới sinh ra, cảm nhận của bé cực kỳ nhạy cảm và rõ ràng. Khi được mẹ massage, cả mẹ và bé sẽ được tiết hóc môn oxytocin, một loại hóc môn tăng cường mối liên kết mọi người. Massage là hành động thường xuyên tiếp xúc với trẻ, do đó, khi massage, mẹ và bé sẽ dàng tạo nên sự liên kết và yêu thương hơn. Không những thế, bé cũng có cảm giác vui vẻ và thoải mái hơn.
Lợi ích cho hệ tiêu hóa và hệ tuần hoàn
Như được chia sẻ trên, các động tác massage sẽ điều chỉnh nhịp thở của bé. Điều này cũng tác động lên nhịp tim, giúp tim mạch, máu được lưu thông, từ đó tăng khả năng hệ tuần hoàn của cơ thể.
Không những thế, các dây thần kinh hệ tiêu hóa cũng nhận được lợi ích từ việc massage, bé sẽ có hệ tiêu hóa tốt hơn, tăng khả năng thèm ăn, ngăn ngừa bệnh táo bón.
Cải thiện chất lượng cuộc sống của bé
Ngủ ngon, vui vẻ và khỏe mạnh là những yếu tố giúp chất lượng cuộc sống của bé khi mới ra đời được tốt hơn. Thậm chí, nhờ vào đó, bé nhanh chóng tăng cân nhanh nhưng vẫn đảm bảo khỏe mạnh.
Giúp bé ngủ sâu giấc, dễ vào giấc ngủ
Trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều vì hành động ngủ thúc đẩy, bảo vệ sức khỏe cho bé. Việc massage giúp an thần, bé có thể nhanh chóng đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn, ngăn chặn tình trạng bé khóc quấy, trằn trọc khi ngủ. ‘
Không những thế, điều này còn giúp ích rất nhiều cho mẹ, giúp mẹ có thời gian và đỡ stress hơn.
Xem thêm: Massage bầu có tác dụng gì đối với mẹ và sự phát triển của thai nhi?
Khi nào có thể massage cho bé?
Theo khoa học, hiện vẫn chưa có kết luận nào về thời điểm chính xác để thực hiện massage cho bé. Nhưng có nhiều ý kiến thông qua kinh nghiệm của các mẹ bỉm và chuyên gia cho rằng, nên massage cho bé sau 1 tháng tuổi. Bởi lẽ, lúc đang trong tháng, cơ thể của bé còn yếu, da cần đến 15 ngày để kháng nước và bản thân bé còn quá non nớt.
Sau 1 tháng, cơ thể bé đã có phần cứng cáp, thích nghi với môi trường bên ngoài và hoàn thiện: rụng cuống rốn, vị trí rụng đã khô, da đã được tạo lớn bảo vệ tự nhiên, bé hoạt động linh hoạt và dễ dàng phản ứng với tác động bên ngoài.
Nên massage cho bé khi nào?
Với tác dụng của massage cho trẻ sơ sinh, nhiều mẹ đã học và áp dụng tốt các bài tập massage. Nhưng liệu mẹ biết nên massage cho bé khi nào và trong bao lâu hay không?
Thời điểm tốt nhất để mẹ thực hiện massage cho bé là những lúc bé đang tỉnh táo và vui vẻ. Có thể massage vào sáng sớm để chào ngày mới, hoặc sau khi tắm cho trẻ để trẻ ngủ được ngon và sâu hơn. Ngược lại, tránh massage trong lúc bé khó chịu, quấy khóc, đói hoặc ăn quá no.
Bên cạnh đó, hãy đảm bảo thời gian massage và thời gian cho bé bú phải cách ít nhất 15 phút để bé có thể thư giãn hoàn toàn thời gian được massage của mình.
Hướng dẫn các bước massage cho bé chuẩn và an toàn nhất
Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và dễ dàng phản ứng với những tác động từ bên ngoài. Do đó, khi thực hiện massage, các mẹ cần đặc biệt cẩn thận và lưu ý về biểu cảm của bé. Cũng như thực hiện các bước massage cho bé đúng cách.
Bước 1: Tìm sự cho phép của bé
Trước khi thực hiện, mẹ cần phải tìm kiếm sự cho phép từ bé. Cơ thể bé rất nhạy cảm, và cảm xúc của bé cũng vậy, do đó để có thể thực hiện massage, bé cần phải cảm thấy thích thú, vui vẻ.
Để làm được điều này, trước hết, mẹ hãy thoa dầu vào 2 lòng bàn tay, sau đó xoa nhẹ lên vùng bụng, tiếp đến là vùng sau tai và nhìn phản ứng của bé. Nếu bé khó chịu và khóc, đây có lẽ là thời điểm không đúng để massage cho bé. Nhưng nếu bé thoải mái và phản ứng tích cực, điều này có vẻ ổn, bạn hãy tiếp tục thực hiện những bước sau.
Lưu ý: Trong lần đầu tiên, bé có thể sẽ phản ứng không tốt với hành động của mẹ vì đây là một trải nghiệm mới. Nhưng một khi đã quen, bé sẽ thể hiện rõ sự thích thú hay không yêu thích ngay qua ngôn ngữ hình thể của mình.
Bước 2: Massage vùng chân cho bé
- Dùng ngón tay cái bắt đầu xoa bóp lòng bàn chân từ gót lên đến đầu ngón chân. Tiếp đến dùng lòng bàn tay vuốt nhẹ nhàng phần thịt của lòng bàn chân.
- Dùng ngón tay cái tạo vòng tròn khắp bàn chân để giúp máu lưu thông.
- Đối với các ngón chân, mẹ tuyệt đối không kéo ngón như các bài massage dành cho người lớn. Thay vào đó hay dùng ngón trỏ và ngón cái bóp nhẹ các đầu ngón chân của bé.
- Nâng chân của bé lên, vuốt nhẹ từ mắt cá chân và mở rộng ra dần về phần đùi. Lưu ý chỉ vuốt lên.
- Để kết thúc bài massage chân, mẹ hãy dùng nắm tay vuốt nhẹ từ chân lên đùi, hướng về phía tim.
Bước 3: Massage cánh tay
- Dùng ngón trỏ vuốt tròn trong lòng bàn tay của bé 2 – 3 vòng một cách chậm rãi. Tiếp đến vuốt nhẹ các ngón tay của bé từ trong ra ngoài.
- Đặt úp lòng bàn tay, xoa bóp mu bàn tay và cổ tay.
- Tiếp tục di chuyển và xoa bóp toàn bộ cánh tay theo chuyển động tròn, giống với thao tác vắt khăn nhưng phải dùng lực rất nhẹ.
Bước 4: Bài massage ngực và vai
- Dùng các ngón tay của mình, vuốt đồng thời bên trái và bên phải từ vai đến ngực. Lặp lại động tác trong 5 lần.
- Đặt cả 2 tay vào giữa ngực của bé, xoa từ bên trong cơ thể ra phái bên ngoài (2 bên mạng sườn).
Bước 5: Massage vùng bụng
- Bụng là vị trí nhạy cảm với lực, do đó mẹ khi thực hiện phải hết sức cẩn thận. Đặt nhẹ tay ở vị trí dưới xương ức, sau đó xoa nhẹ ngược kim đồng hồ toàn bộ vùng bụng.
- Lưu ý không đụng vào vùng rốn của bé.
Bước 6: Bài massage mặt và đầu
Mặt và đầu là 2 khu vực khó massage vì bé sẽ né tránh và duy chuyển nhiều. Nhưng đây cũng là vị trí qua trọng và cần thực hiện massage để phát triển. Hãy thực hiện massage với các động tác:
- Đặt ngón tay trở ngay giữa trán và vuốt nhẹ theo đường viền tròn của khuôn mặt bé từ đỉnh về cằm (ở cả hai bên).
- Thực hiện massage nhẹ nhàng, duy chuyển các ngón tay từ giữa trán ra hai bên thái dương, ấn nhẹ nhàng vì đầu bé vẫn còn mềm.
Bước 7: Massage vùng lưng bé
- Đặt bé nằm sấp, hay tay để ngay trước ngực, không để hai tay bé dạt qua hai bên vì như thế sẽ khiến bé bị ngộp thở.
- Đặt các đầu ngón tay lên lưng của bé và chuyển động theo hình tròn, di các ngón tay chuyển động từ phía lưng về mông.
- Đặt ngón trỏ ở ngay vùng xương sống và vuốt nhẹ nhàng lên xuống. Lưu ý không đặt ngón tay ngay phần xương sống của bé.
Một số sai lầm trong việc massage cho bé của mẹ
Các mẹ đều biết rằng lợi ích massage cho trẻ sơ sinh là rất nhiều. Nhưng vì thiếu kiến thức nên nhiều mẹ bỉm đã thực hiện sai cách và mắc phải một số sai lầm khiến hành động massage mang lại tác dụng ngược. Cụ thể một số vấn đề mẹ gặp phải như:
- Mẹ nghĩ rằng nhưng lúc bé cảm thấy mệt mỏi, đau ốm, việc được massage sẽ giúp bé khỏe hơn. Điều này hoàn toàn sai.
- Massage cho bé bất kỳ lúc nào mẹ thích. Điều này hoàn toàn không tốt với bé.
- Thực hiện ấn và dùng lực: bé đang còn rất non nớt và yếu, việc dùng lực hay ấn sẽ khiến bé bị đau, hoặc thậm chí bị lệch xương, bầm, ..
- Suy nghĩ message càng lâu càng tốt là hoàn toàn sai lầm.
Một số lưu ý trong việc massage cho bé
Sau khi tìm hiểu massage cho trẻ sơ sinh có tác dụng gì, thì để đạt được hết tác dụng của massage cho trẻ sơ sinh, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau trong quá trình thực hiện:
- Móng tay của mẹ phải được cắt ngắn và dũa nhẵn.
- Tay cần được rửa sạch với xà phòng sát khuẩn trước khi tiếp xúc lên da của bé.
- Mẹ tốt nhất không nên mang trang sức như nhẫn, đồng hồ hay vòng vì dễ gây trầy xước trên da của bé.
- Chỉ nên sử dụng lòng phần tay, phần thịt của ngón tay để thực hiện các bài massage cho bé.
- Sử dụng dầu massage chuyên dụng cho trẻ sơ sinh, tốt nhất là các loại tinh dầu tự nhiên, không mùi như dầu oliu. Tuyệt đối không dùng các loại tinh dầu massage của người lớn cho bé.
- Thời điểm lý tưởng để thực hiện massage là trước khi ngủ, sau khi ngủ dậy, lúc tắm cho bé. Không được massage khi bé vừa ăn no, vừa ốm dậy.
- Thực hiện massage cho bé trong phòng thoáng đãng, sạch sẽ, nhiệt độ phòng ấm áp.
- Thực hiện vừa massage vừa trò chuyện với bé cả 2 có sự giao tiếp, cùng trao đổi ánh nhìn, giọng nói, … quá trình giao tiếp này sẽ giảm đi căng thẳng, lo âu ở bé.
Bên cạnh thực hiện massage, để bé có một sức khỏe tốt và phát triển toàn diện nhất, các cha mẹ hãy thường xuyên bổ sung các vi khoáng thiết yếu mà cơ thể bé cần như: kẽm, vitamin A, vitamin D, Crom, Selen, vitamin B1, …Massage chỉ là phương pháp hỗ trợ bé “mau ăn chóng lớn” và khỏe mạnh. Để bé thật sự tốt, cha mẹ cần áp dụng các phương pháp chăm bé và vui đùa cùng bé một cách tích cực nhất.
Trên đây là những thông tin về tác dụng của massage cho trẻ sơ sinh. Hy vọng với những chia sẻ của Seoul Academy, cha mẹ đã có được các kiến thức cần thiết và áp dụng phương pháp này vào các nuôi con của mình.