Quá tải công việc: Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục như thế nào?
- Mặc định
- Lớn hơn
Quá tải công việc là tình trạng chung nhiều người đi làm phải đối mặt hàng ngày. Khối lượng công việc khổng lồ sẽ dễ khiến bạn rơi vào tình trạng căng thẳng mệt mỏi kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe. Không ít người lầm tưởng cảm giác làm việc năng suất và quá tải công việc. Tìm hiểu dấu hiệu và cách khắc phục tình trạng này sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả và cân bằng cuộc sống.
Quá tải công việc là gì?
Quá tải công việc là tình trạng cạn kiệt năng lượng, mệt mỏi kéo dài đối với người lao động. Tình trạng này không chỉ xảy ra vào cuối mỗi ngày làm việc mà có thể xuất hiện cả ngày. Khi gặp phải tình trạng quá tải, bạn sẽ khó tập trung giải quyết công việc một cách hiệu quả và mang lại hiệu suất cao. Nhận biết các dấu hiệu khi quá tải công việc sẽ giúp bạn sớm khắc phục được tình trạng này.
Dấu hiệu thường gặp khi quá tải công việc
Quá tải công việc không chỉ xuất hiện ở những người làm việc lâu năm mà còn có thể xuất hiện khi bạn mới đi làm. Nếu có một trong những dấu hiệu dưới đây chứng tỏ bạn đang quá tải công việc.
Mất tập trung khi làm việc
Bạn dễ dàng mất tập trung khi làm việc là dấu hiệu cơ thể đang quá tải. Mệt mỏi kéo dài và không được nghỉ ngơi đúng lúc sẽ khiến não bạn dễ mất tập trung không làm việc hiệu quả. Về lâu dài có thể khiến hiệu suất công việc giảm làm chậm tiến độ công việc.
Dễ nóng giận, cáu gắt
Khi quá tải công việc sẽ khiến bạn luôn trong tình trạng căng thẳng và dễ cáu gắt với bất kỳ ai. Bạn sẽ khó kiểm soát cảm xúc của mình do phải làm nhiều việc cùng một lúc. Điều này cũng khiến bạn dễ nóng giận chỉ vì chuyện nhỏ nhặt.
Bạn cảm thấy mất năng lượng
Nếu bạn không muốn bước ra khỏi giường vào mỗi buổi sáng và luôn cảm thấy cơ thể uể oải mất năng lượng thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang quá tải công việc. Cơ thể luôn trong trạng thái mất năng lượng sẽ khiến bạn trì trệ và trì hoãn công việc trong thời gian dài.
Trì hoãn công việc
Dù gần đến hạn nhưng bạn vẫn không muốn hoàn thành phần việc được giao là dấu hiệu cho thấy bạn đang quá tải. Có quá nhiều việc được giao khiến bạn không biết phải giải quyết việc nào trước sẽ khiến não kích hoạt cơ chế “chạy trốn”. Bạn sẽ có xu hướng trì hoãn đến phút cuối dẫn đến công việc tồn đọng ngày càng nhiều.
Mất ngủ, ăn uống vô độ
Nếu bạn gặp phải tình trạng mất ngủ và ăn uống vô độ dẫn đến tăng cân mất kiểm soát thì đây chính là dấu hiệu bạn đang quá tải. Khi cơ thể căng thẳng bạn sẽ không thể chìm vào giấc ngủ và ngủ không sâu. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bạn không thể kiểm soát cân nặng do não bộ kích hoạt cơ chế ăn nhiều để giảm căng thẳng.
Hậu quả của quá tải công việc
Quá tải công việc ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bạn. Công việc quá tải ảnh hưởng mọi khía cạnh trong cuộc sống từ các mối quan hệ, sự nghiệp, gia đình và tình cảm. Quá tải trong công việc sẽ khiến bạn mất hứng thú khi làm những việc trước đây mình từng yêu thích. Bạn sẽ trở nên chán ghét mỗi buổi sáng phải đến công ty hay những cuộc họp. Quá tải công việc cũng khiến mối quan hệ của bạn với đồng nghiệp bị ảnh hưởng xấu.
Tình trạng quá tải công việc xảy ra trong thời gian dài cũng sẽ khiến sức khỏe bạn xuống dốc. Bạn sẽ dễ gặp phải bệnh cảm do hệ miễn dịch suy yếu. Do vậy, khắc phục tình trạng quá tải là điều cực kỳ cần thiết.
Cách khắc phục khi bị quá tải trong công việc
Quá tải công việc là điều không ai mong muốn trong cuộc sống. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất công việc của bạn. Những cách dưới đây sẽ khiến bạn khắc phục tình trạng quá tải công việc để cân bằng cuộc sống.
Học cách thư giãn
Bạn không thể ngay lập tức chấm dứt tình trạng quá tải công việc. Tuy nhiên bạn có thể học cách thư giãn nhanh chóng khi cảm thấy cơ thể đang căng thẳng. Nếu đang ở công ty, bạn có thể đứng lên đi dạo một vòng để hít thở không khí để tâm trí được thả lỏng. Nếu đang ở nhà, bạn có thể thực hiện các bài tập ngắn kéo giãn cơ để cơ thể được hoạt động. Bên cạnh đó bạn có thể uống một cốc nước hoặc ăn nhẹ để tạm quên đi công việc.
Giảm bớt khối lượng công việc
Khi cảm thấy quá tải công việc, bạn hãy dành thời gian đánh giá lại tầm quan trọng của các phần việc được giao. Nếu công việc nào vượt quá năng lực của bản thân bạn có thể kiến nghị với cấp trên giảm bớt hoặc chuyển phần việc sang người thích hợp. Điều này sẽ giúp bạn hoàn thành được công việc trong khả năng của bản thân mà không làm chậm tiến độ của cả nhóm.
Nghỉ ngơi đúng cách
Nghỉ ngơi rất quan trọng vì sẽ khiến bạn lấy lại năng lượng sau một ngày dài làm việc mệt mỏi. Tuy nhiên nhiều người không dành thời gian nghỉ ngơi mà đắm chìm vào mạng xã hội khi về đến nhà. Điều này sẽ càng khiến bạn sinh ra những cảm xúc tiêu cực và làm trầm trọng hơn tình trạng căng thẳng do quá tải công việc của bản thân. Hãy học cách ăn uống điều độ, uống nhiều nước và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để giúp tinh thần sảng khoái cho ngày hôm sau.
Dành thời gian cho bản thân
Học cách dành nhiều thời gian cho bản thân cũng giúp bạn nạp lại năng lượng đã tiêu hao vào công việc. Điều này sẽ khiến tâm trạng bạn được cải thiện tích cực hơn. Hãy dành thời gian đi dạo, mua sắm hoặc nấu cho bản thân những món ăn ngon và chăm sóc bản thân thật tốt. Chăm chỉ tập thể dục, đọc sách, nghe nhạc cũng là cách tốt giúp bạn thư giãn và gắn kết hơn với bản thân mình.
Kiểm soát cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực
Quá tải trong công việc sẽ dễ khiến bạn sinh ra những suy nghĩ tiêu cực và tâm trạng cáu bẳn. Bạn hãy học cách kiểm soát cảm xúc của bản thân bằng cách viết ra những suy nghĩ thường ngày. Viết ra những điều khiến bạn không hài lòng và đang cảm thấy áp lực sẽ giúp bạn điều hòa tâm trạng và cảm xúc. Cách này cũng hiệu quả khi bạn xao nhãng trong công việc.
Tập yoga hoặc ngồi thiền
Yoga và thiền là hai biện pháp chữa lành và giúp bạn khắc phục tình trạng quá tải một cách hiệu quả. Bạn có thể dành thời gian tập yoga và ngồi thiền 15 phút mỗi buổi sáng hoặc tối trước khi đi ngủ để cơ thể được thư giãn, giải tỏa căng thẳng và dễ dàng đi vào giấc ngủ.
Qua bài viết này, Seoul Academy hy vọng bạn có thể tìm ra các dấu hiệu và cách khắc phục hiệu quả khi rơi vào tình trạng quá tải công việc. Học cách cân bằng cuộc sống cá nhân và công việc sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn mỗi ngày.
Xem thêm: Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin việc và cách trả lời hay nhất