[Giải đáp] Những ai được miễn đào tạo nghề đấu giá?

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Ngày nay, đông đảo sinh viên cũng như người đã đi làm quan tâm đến vị trí đấu giá viên. Điều kiện để trở thành đấu giá viên cũng như những ai được miễn đào tạo nghề đấu giá là vấn đề được nhiều người tìm hiểu. 

Đấu giá là gì? 

Đấu giá là việc mua bán tài sản dựa trên việc trả giá cho sản phẩm. Bên đấu giá sẽ có mức tiền tối thiểu để bán, nếu ai trả cao hơn cho hàng hóa đó, bạn trở thành chủ sở hữu của chúng. 

Đấu giá khác biệt với hoạt động mua bán bình thường ở chỗ đông đảo người mua sẽ đưa ra giá đa số sẽ tăng dần cho sản phẩm và người được mua món hàng đó chính là người đưa ra giá có thể trả cao nhất. Đôi khi, mức giá khi đã bán đấu giá cao hơn rất nhiều so với giá trị sản phẩm hoặc giá tối thiểu được đưa ra ban đầu. 

Quá trình mua bán này còn có sự chứng kiến và bảo vệ bởi pháp luật, đại diện cho pháp luật chính là đấu giá viên. Vì thế, vị trí đấu giá viên có đóng góp rất quan trọng trong các cuộc tổ chức đấu giá.  Không phải tất cả mọi người đều phải học để cấp chứng chỉ. Cũng vì vậy, những ai được miễn đào tạo nghề đấu giá là chủ đề được quan tâm.

Các hoạt động thường được tổ chức công khai với sự tham gia của nhiều người để đảm bảo tính rõ ràng và minh bạch. Người bán có thể tự đưa ra mức giá hợp lý và người mua có quyền đưa ra cái giá mình có thể mua. Những trường hợp người mua không thực hiện các quy định và điều khoản đúng theo pháp luật, đấu giá viên có thể tước quyền đấu giá từ họ. 

Đấu giá viên là gì? 

Đấu giá viên là người được cấp chứng chỉ hành nghề Đấu giá, làm việc tại các tổ chức có chức năng này. Họ sẽ điều phối cuộc bán đấu giá theo đúng yêu cầu, quy định, thủ tục, đảm bảo tính pháp lý và quyền lợi cho cả  người mua và chủ sở hữu của mặt hàng. 

Để có chứng chỉ hành nghề Đấu giá, bạn cần tham gia khóa học nghiệp vụ, tập sự tại cơ quan có chức năng hành nghề đấu giá và thi cuối khóa. Quá trình này có thể tốn từ 6 tháng – 2 năm tùy tốc độ của học viên và chương trình đào tạo của trường. 

Đấu giá viên là định hướng của rất nhiều người hiện nay bởi công việc này mang lại khá nhiều quyền lợi cho người thực hiện. Ngoài quyền lợi cũng đi liền với nghĩa vụ mà đấu giá viên phải thực hiện để đúng quy định về mặt pháp lý. 

Vậy những ai được miễn đào tạo nghề chứng khoán? Có phải chỉ người trong nghề, có “ô dù” mới được làm việc mà không cần đào tạo? Câu trả lời sẽ được tiết lộ ở phần sau trong bài viết này. 

Vì sao nghề đấu giá viên được quan tâm? 

Ngày nay cơ hội việc làm ngày càng khó khăn, số lượng sinh viên ra trường nhưng không có việc làm và mất phương hướng khá lớn. Bất kể chuyên ngành nào cũng có một số lượng sinh viên sau khi ra trường thất nghiệp. Nghề đấu giá viên được đông đảo sinh viên cũng như người đã đi làm quan tâm bởi vì mang lại sự ổn định và các quyền lợi nhất định. 

Đấu giá viên là một vị trí ổn định trong lĩnh vực pháp luật
Đấu giá viên là một vị trí ổn định trong lĩnh vực pháp luật

Lý do công việc này là lựa chọn của nhiều bạn trẻ bởi vì:

  • Công việc có thu nhập tốt, mức độ thăng tiến ổn;
  • Thị trường chưa bão hòa và cơ hội nghề nghiệp cao;
  • Sinh viên nhiều ngành nghề có thể đăng ký khóa học nghiệp vụ để theo nghề này, bao gồm: luật, tài chính, ngân hàng, kinh tế, kế toán. 

Ngoài ra, hoạt động đấu giá được tổ chức trên nhiều lĩnh vực chính vì thế nghề đấu giá viên là một nghề cần thiết cho cuộc sống con người. Bất kể lĩnh vực nào muốn tham gia đấu giá cũng cần có sự góp mặt của đấu giá viên, là người đại diện cho pháp luật đưa ra những quyết định quan trọng và công bằng. 

Giá trị của các loại tài sản khi đưa vào phiên đấu giá sẽ được định giá rõ ràng và người mua cũng như người bán sẽ được tổ chức mua bán một cách công bằng. Đấu giá viên là tiếng nói của pháp luật, chính vì vậy những ai có niềm đam mê cũng như có mong muốn trở thành người đại diện của pháp luật trong các cuộc đấu giá có thể tham khảo vị trí này. 

Tiêu chuẩn để trở thành một đấu giá viên? 

Để trở thành một đấu giá viên, mỗi người cần trải qua quá trình học tập và trau dồi kinh nghiệm trong lĩnh vực luật pháp. Một đấu giá viên để được bổ nhiệm cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 10 Luật Đấu giá tài sản 2016, một người muốn trở thành Đấu giá viên, trước hết cần phải đáp ứng đủ những tiêu chuẩn sau:

  • Là công Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.
  • Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng.
  • Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề đấu giá quy định tại Điều 11 của Luật này, trừ trường hợp được miễn đào tạo nghề đấu giá quy định tại Điều 12 của Luật này.
  • Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá.

Ngoài những quy định kể trên, công dân Việt Nam muốn được tham gia lớp đào tạo nghề Đấu giá cần phải có thời gian làm việc trong lĩnh vực được đào tạo từ 03 năm trở lên. Thời gian khóa đào tạo nghề đấu giá là 06 tháng (theo Điều 11 Luật Đấu giá tài sản 2016). 

Nếu đã là một sinh viên đã tốt nghiệp của các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, ngân hàng muốn trở thành đấu giá viên cần tham gia khóa học đào tạo nghề đấu giá và vượt qua quá trình kiểm tra mới có thể nhận chứng chỉ. 

Tiêu chuẩn để trở thành đấu giá viên
Tiêu chuẩn để trở thành đấu giá viên

Những ai được miễn đào tạo nghề đấu giá? 

Những ai được miễn đào tạo nghề đấu giá là vấn đề chung của tất cả những người đang có nhu cầu tìm hiểu cũng như quan tâm đến vị trí này. Đối với vấn đề này pháp luật nước ta quy định rất rõ, nhóm đối tượng được miễn đào tạo nghề này gồm: 

  • Người đã là luật sư, công chứng viên, thừa phát lại, quản tài viên, trọng tài viên có thời gian hành nghề từ 02 năm trở lên.
  • Người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên”  

(Theo Luật đấu giá tài sản 2016)

Hình thức đấu giá được tổ chức trong nhiều lĩnh vực
Hình thức đấu giá được tổ chức trong nhiều lĩnh vực

Quy định này khá dễ hiểu vì cả hai nhóm đối tượng trên đều là những cá nhân làm việc trong hệ thống tư pháp. Họ đã có đủ kinh nghiệm cũng như bản lĩnh để theo dõi các văn bản quy phạm pháp luật và áp dụng trong công việc.

Yêu cầu những đối tượng này đào tạo nghề đấu giá là lãng phí thời gian, công sức và nguồn nhân lực. Bởi kiến thức này cũng đã được đan xen ít nhiều trong quá trình đào tạo chứng chỉ hành nghề của họ. 

Đây chính là cơ hội cho bạn nếu đã có chứng chỉ hành nghề luật sư, công chứng viên, thừa phát lại, quản tài viên, trọng tài viên. Bởi bạn chỉ cần nộp đơn yêu cầu cấp chứng chỉ, hồ sơ của bạn sẽ được xem xét xét duyệt. Không còn tốn thời gian và chi phí cho việc học nghề, bạn vẫn có thể tăng cơ hội việc làm cho mình. 

Quy trình cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá đối với người được miễn đào tạo

Bạn biết những ai được miễn đào tạo nghề đấu giá và biết mình trong nhóm này, bạn đã tiết kiệm được 06 tháng đào tạo và từ 15 – 20 triệu học phí. Thay vào đó, bạn có thể thực hiện các bước sau để được cấp chứng chỉ và thẻ hành nghề:

Bước 1: Đăng ký tập sự hành nghề

Bạn đăng ký tập sự (thực tập) tại một tổ chức có chức năng đấu giá để tập sự hành nghề. Thời gian tập sự phải đủ 6 tháng và tổ chức, người đăng ký tập sự phải gửi danh sách cho Sở tư pháp để xét duyệt thời gian hồ sơ. 

Sau khi hoàn thành thời gian tập sự, bạn được đơn vị mình thực tập gửi kết quả đánh giá hành nghề. Quá trình kiểm tra đạt kết quả hay không do Hội đồng kiểm tra được Bộ tư pháp thành lập. 

Bước 2: Gửi hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề

Sau khi đã được trả kết quả và đạt yêu cầu, bạn có thể gửi hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá đến bộ tư pháp. Hồ sơ đã được quy định đầy đủ trong Luật đấu giá, bao gồm:

  • Giấy đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá;
  • Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng;
  • Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề đấu giá;
  • Văn bản xác nhận đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá;
  • Phiếu lý lịch tư pháp;
  • Một ảnh màu cỡ 3cm x 4 cm.

(Trích quy định hồ sơ của Bộ Tư Pháp)

Bước 3: Cấp thẻ hành nghề đấu giá viên

Bước này do Tổ chức đấu giá bạn đang làm việc thực hiện. Đơn vị sẽ gửi 1 bộ hồ sơ đề nghị cấp Thẻ hành nghề đấu giá viên cho Sở tư pháp. Trong vòng 5 ngày làm việc, Sở tư pháp sẽ cấp Thẻ, nếu từ chối phải có lý do bằng văn bản. 

Thủ tục đăng ký cấp thẻ đấu giá viên tương đối phức tạp
Thủ tục đăng ký cấp thẻ đấu giá viên tương đối phức tạp

Những ai được miễn đào tạo nghề đấu giá là thông tin rất cần thiết cho những ai có định hướng làm công việc đấu giá viên. Các quy định của pháp luật về những ai được miễn đào tạo nghề đấu giá rất rõ ràng và minh bạch cho bạn đọc tìm hiểu. Để có thể hiểu đầy đủ hơn về những quy định của pháp luật có thể tham khảo thêm thông tin ở bộ Luật Đấu Giá 2016 cung cấp. 

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

author-mobile
co-hang

Nguyễn Thuý Hằng

Trưởng Nhóm Giảng Viên, Chăm Sóc Da - Spa tại Seoul Academy – Trường Đào tạo Thẩm mỹ Quốc tế với hơn 12 năm kinh nghiệm Ngành Chăm Sóc Da, chứng chỉ thẩm mỹ Cidesco Thụy Sỹ 2011, chứng chỉ chuyên sâu Body Cibtac Singapore, ban giám khảo Hiệp hội ngành làm đẹp Asian.

BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN