Nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi dễ gặp nhất khiến mụn không dứt

Việc tìm hiểu những nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi sẽ giúp các nàng biết cách đề phòng cũng như ngăn ngừa tình trạng mụn bọc xuất hiện. Từ đó, làn da luôn trắng hồng mịn màng, không tì vết. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp nhất bạn nên biết.

Tìm hiểu nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi
Tìm hiểu nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi

Đặc điểm nhận dạng của mụn bọc ở mũi

Mụn bọc là tình trạng mụn đã bị viêm, có kích thước lớn, màu đỏ, sưng và khó nhìn thấy được nhân mụn như những loại mụn khác. Nhân mụn của mụn bọc nằm sâu dưới da và thường bị lớp mủ, máu che khuất.

Mụn bọc gây cảm giác đau, nhức và khó chịu. Tình trạng mụn càng viêm, nốt mụn càng trở nên nguy hiểm và khó xử lý hơn. Mụn bọc sau khi được lấy nhân mụn sẽ rất dễ để lại sẹo lõm và vết thâm. Chính điều này khiến nhiều người lo sợ vì làn da của mình sẽ bị tổn thương và kém mịn màng.

Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu đúng về nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi, các bạn sẽ hoàn toàn có thể kiểm soát tốt sức khỏe của da và ngăn chặn tuyệt đối mụn bọc xuất hiện.

Mụn bọc ở mũi sưng to và gây đau nhức
Mụn bọc ở mũi sưng to và gây đau nhức

Vì sao nên tìm hiểu nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi?

Ông bà ta thường có câu “không có lửa thì làm sao có khói”. Vậy nên, việc xuất hiện mụn bọc trên mũi đều có ít nhất một hay nhiều nguyên nhân nào đó gây nên. Việc tìm hiểu kỹ và rõ từng nguyên nhân một và xác định ra đúng vấn đề, chúng ta sẽ nhanh chóng xử lý được mụn bọc, cũng như biết cách phòng chống, ngăn chặn sự phát triển mạnh mẽ hơn của mụn bọc.

Bên cạnh đó, sau khi biết được nguyên nhân gây mụn bọc, chúng ta sẽ nhanh chóng tìm được các cách trị mụn bọc ở mũi hiệu quả ngay tại nhà, không để lại sẹo mà không cần phải đến các trung tâm da liễu hay spa trị mụn.

Tuy nhiên, về vấn đề mụn bọc sưng to và cần được xử lý, tốt nhất hãy đến chuyên gia hay spa, kỹ thuật viên và bác sĩ sẽ làm người giúp bạn loại bỏ nhân mụn mà không để lại sẹo hay vết thâm.

Hiểu rõ nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi sẽ giúp bạn chọn được cách trị mụn đúng cách
Hiểu rõ nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi sẽ giúp bạn chọn được cách trị mụn đúng cách

Nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi thường gặp nhất

Mụn ở bọc ở mũi hay bất kì vị trí nào trên gương mặt xuất hiện cũng có nguyên nhân của nó. Nhưng về cơ bản có một số nguyên nhân chính sau đây:

Nội tiết tố hoạt động quá mức là nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi

Khoa học chứng minh, 60% nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi là do rối loạn nội tiết tố. Do đó, tình trạng mụn bọc xuất hiện thường xảy ra ở phụ nữ. Đặc biệt, trong giai đoạn dậy thì, sinh em bé và thường xuyên nhất là chu kỳ kinh nguyệt… Trong thời kì này, nồng hormone trong cơ thể tăng lên cao dẫn đến rối loạn nội tiết tố, khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn bình thường, đặc biệt là vùng trung tâm (khu vực mũi và xung quanh mũi).

Sự thay đổi hoạt động của tuyến bã nhờn này còn khiến cho lỗ chân lông vùng chữ T to hơn bình thường. Bởi lẽ đó, các loại mụn đặc biệt là mụn bọc có điều kiện hình thành mạnh mẽ hơn và thường tập trung ở mũi.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh

Yếu tố ăn uống, sinh hoạt không khoa học cũng là một trong những nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi. Khi cơ thể nạp quá nhiều thức ăn cay nóng, các chất kích thích cũng là yếu tố khiến cơ thể bị rối loạn nội tiết tố, đồng nghĩa với việc làn da dễ nổi mụn.

Ngoài ra một số chế độ sinh hoạt không lành mạnh như thức quá khuya, ngủ không đủ giấc sẽ khiến cơ thể hoạt động không như bình thường. Điều này không hề tốt cho làn da của bạn vì yếu tố này cũng là nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi, gây nên tình trạng sạm da, thiếu máu và cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi.

Ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ là nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi
Ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ là nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi

Nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi do thói quen sờ tay lên mặt

Đây là điều tối kị mà các bác sĩ da hay căn dặn bệnh nhân của mình rằng “Không được sờ, chạm tay lên mặt”. Bởi lẽ, bàn tay là nơi tiềm ẩn hàng trăm ngàn vi khuẩn và bụi bẩn tiềm ẩn mà mắt thường không nhận thấy được. Nếu bạn sờ tay lên mặt, bạn vô tình dẫn lối cho vi khuẩn xâm nhập vào làn da của mình. Đây là nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi mà mọi người thường mắc phải nhất.

Nhưng một sự thật là phái đẹp chúng ta khi thấy mụn xuất hiện càng thôi thúc  sự lo lắng trong họ khiến tay muốn sờ vào nốt mụn hoặc tự nặn mụn. Điều này càng khiến tình trạng mụn nặng hơn và có thể lây lan sang những vùng khác. Đồng thời thói quen đó còn làm lỗ chân lông bít tắc và mở lỗ chân lông to hơn. Vì thế cần loại bỏ ngay những thói quen trên để duy trì làn da luôn khỏe.

Thói quen sờ tay lên mặt khiến da mặt dễ bị mụn
Thói quen sờ tay lên mặt khiến da mặt dễ bị mụn

Vệ sinh da mặt không đúng cách

Hàng ngày làn da của chúng ta phải tiếp xúc với rất nhiều bụi bẩn từ môi trường, khói bụi xe máy. Chính vì thế, bạn cần phải vệ sinh da mặt đúng cách, không rửa mặt hoặc rửa mặt quá nhiều lần trong ngày cũng là nguyên nhân khiến tình trạng mụn, mụn bọc ở mũi nghiêm trọng hơn.

Vì vậy, cách tốt nhất bạn nên rửa mặt 2 lần/ngày trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy, để loại bỏ dầu nhờn và vi khuẩn gây mụn. Đồng thời, thường xuyên rửa tay để tay luôn sạch hạn chế tối đa vi khuẩn xâm nhập lên da, tránh tình trạng da bị nhiễm trùng. Đồng thời lưu ý đối với da nhờn bạn nên sử dụng những loại mỹ phẩm chăm sóc da dầu mụn để tránh tình trạng da bị bít tắc lỗ chân lông.

Căng thẳng và stress kéo dài cũng là nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi phổ biến

Bạn có biết? Cơ thể căng thẳng mệt mỏi cũng là nguyên nhân gây rối loạn hormone trong cơ thể. Đây cũng là nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi hay bất kì vị trí nào trên gương mặt.

Chính vì thế hãy giữ cho tâm trạng thoải mái, đừng tự để bản thân rơi vào tình trạng quá căng thẳng, mệt mỏi sẽ càng làm cho nồng độ hormon trong cơ thể tăng cao, tạo điều kiện cho các nốt mụn hình thành.

Mụn bọc mọc ở mũi là dấu hiệu của bệnh gì?

Theo nhiều chuyên gia, không phải tự nhiên mà mụn bọc xuất hiện. Nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi có thể là dấu hiệu của một cơ thể không được khỏe mạnh. Cụ thể ở các bộ phận như:

  • Gan bị rối loạn chức năng dẫn đến viêm gan, xơ gan.
  • Mụn xuất hiện bên trong mũi hay vùng niêm mạc có thể là do vùng da bị trầy xước và nhiễm trùng.
  • Huyết áp quá cao khiến các nốt mụn cám, mụn ẩn sưng lên và hình thành mụn bọc.
  • Hệ tiêu hóa có vấn đề, dạ dày và đường ruột bị nóng.
  • Thận không phát huy tốt 100% chức năng của mình.
Mụn bọc nổi ở mũi cũng có thể do đường ruột hoặc dạ dày hoạt động không tốt
Mụn bọc nổi ở mũi cũng có thể do đường ruột hoặc dạ dày hoạt động không tốt

Vậy đâu mới là nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi cần quan tâm nhất?

Nhiều người cho rằng, mụn bọc phát triển mạnh mẽ nguyên nhân chính là do da mặt luôn không được làm sạch kết hợp với làn da vốn dĩ đã có những nốt mụn nhỏ li ti. Đây có thể là một quan điểm đúng, nhưng không đầy đủ. 

Mụn bọc hình thành và phát triển từ rất nhiều nguyên nhân. Đầu tiên, mụn hình thành do da bẩn, không được chăm sóc tốt cùng với chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh. Mụn nhỏ li ti phát triển thành mụn bọc khi cơ thể ngày càng nóng trong người, hệ bài tiết hoạt động không tốt, gan, thận không thực hiện đầy đủ chức năng của mình. Từ đó, mụn bọc sẽ bắt đầu hình thành.

Trong quá trình hình thành, nếu chúng ta chú ý hơn trong việc chăm sóc da và bắt đầu thay đổi các thói quen xấu, lúc này, mụn sẽ không bao giờ phát triển mạnh nữa.

Ngược lại, khi mụn đã bắt đầu hình thành, nhưng bạn vẫn không chịu chăm sóc da và luôn ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, đồ ngọt và thậm chí thường xuyên thức khuya thì mụn sẽ ngày càng trở nặng, tàn phá làn da và sức khỏe của da ngày càng yếu đi.

Có thể nói, mụn bọc xuất hiện đến từ rất nhiều nguyên nhân cùng một lúc, chứ không phải chỉ một nguyên nhân. Do đó, một khi không muốn có mụn, bạn cần phải cố gắng vừa chăm sóc da, vừa thay đổi thói quen và hình thành chế độ ăn uống thật tốt.

Những đối tượng dễ bị mụn bọc ở mũi

Bên cạnh những nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi thì tùy đối tượng khác nhau mà nguy cơ bị mụn cũng sẽ khác nhau. Dưới đây là một vài đối tượng rất dễ bị tình trạng này nếu không cẩn thận.

Trẻ em ở tuổi dậy thì

Trong giai đoạn dậy thì các bé rất dễ bị mụn do việc thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Điều này xảy ra cho cả nam và nữ cùng với đó là nhiều loại mục khác nhau. Việc hormone giới tính thay đổi đột ngột sẽ kéo theo các vấn đề về tiết bã nhờn, chất bẩn cũng như sự bí bách trên da. Lúc này mụn các loại trong đó có mụn bọc dễ nảy sinh. Chúng tập trung chủ yếu ở các vùng như cằm, má và cả mũi.

Việc này dễ tạo tâm lý tự ti và nếu không xử lý đúng cách có thể để lại sẹo, ảnh hưởng làn da về sau.

Độ tuổi dậy thì rất dễ nổi mụn do thay đổi nội tiết trong cơ thể
Độ tuổi dậy thì rất dễ nổi mụn do thay đổi nội tiết trong cơ thể

Mẹ bầu và sau sinh

Phụ nữ đang mang thai và sau khi sinh con cũng thuộc nhóm dễ bị mụn tấn công. Nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi của những đối tượng này đó là do thay đổi nội tiết. Cùng với đó đối tượng này cũng thường gặp phải các vấn đề như khó ngủ, tâm lý căng thẳng… Điều này cũng góp phần khiến cho da bị mụn, không còn được mịn màng.

Nhân viên văn phòng

Nhân viên văn phòng nếu không biết chăm sóc làn da đúng cách cũng rất dễ gây nên các vấn đề về da. Bức xạ từ máy tính là nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi đối với những người này. Bên cạnh đó, nhân viên văn phòng cũng thường đối mặt với áp lực công việc, dễ bị căng thẳng dẫn đến mụn.

Bức xạ từ máy tính chính là nguyên nhân gây nên mụn bọc
Bức xạ từ máy tính chính là nguyên nhân gây nên mụn bọc

Những người hay thức khuya

Thức khuya chính là một trong những nguyên nhân khiến cho làn da thiếu đi sức sống cùng các vấn đề khác. Đặc biệt đối tượng này cũng rất dễ bị tình trạng mụn bọc ở vùng mũi. Thói quen thức khuya khiến cho bã nhờn tiết ra nhiều dễ gây nên mụn. Bên cạnh đó, những người thức khuya có thể gây nên căng thẳng về mặt tinh thần nên cũng không tốt cho làn da.

Việc thức khuya khiến làn da thiếu sức sống và dễ nổi mụn hơn
Việc thức khuya khiến làn da thiếu sức sống và dễ nổi mụn hơn

Người thường xuyên hoạt động ngoài trời

Các đối tượng làm các nghề đòi hỏi phải hoạt động ngoài trời nhiều cũng dễ bị mụn bọc ở mũi. Lúc này vùng mặt mà đặc biệt là mũi dễ bị bụi bẩn cũng như vi khuẩn bám vào. Chưa kể hoạt động ngoài trời dễ dẫn đến đổ mồ hôi nhiều, bã nhờn hoạt động không hiệu quả dẫn đến các vấn đề về da trong đó có mụn bọc.

Môi trường bụi bẩn làm da tích tụ vi khuẩn và bã nhờn gây mụn
Môi trường bụi bẩn làm da tích tụ vi khuẩn và bã nhờn gây mụn

Cách xử lý khi bị mụn bọc ở vùng mũi

Bên cạnh nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi thì nhiều người cũng quan tâm đến cách xử lý chúng ra sao. Để trị mụn cần phải có sự kiên trì và áp dụng đúng các biện pháp. Dưới đây là một vài cách khoa học mà các nàng có thể áp dụng để cải thiện tình trạng mụn.

Đến gặp bác sĩ để được chữa trị

Với những tình trạng mụn bọc ở mũi nghiêm trọng thì cách tốt nhất là nhờ sự trợ giúp của các bác sĩ da liễu. Đặc biệt là sau khi áp dụng các biện pháp xử lý tại nhà nhưng không mang lại hiệu quả. Lúc này mụn có thể không do các vấn đề ngoài da mà có nguyên nhân từ bên trong. Chính vì vậy các bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm để tìm hiểu chính xác hơn.

Tùy từng bệnh nhân mà có thể được điều trị bằng thuốc uống, kem bôi hoặc kết hợp cả hai.

Nếu tình trạng mụn bọc ở mũi nặng thì nên đến gặp bác sĩ
Nếu tình trạng mụn bọc ở mũi nặng thì nên đến gặp bác sĩ

Sử dụng sản phẩm trị mụn

Nếu nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi là do các vấn đề ngoài da thì các nàng có thể sử dụng sản phẩm trị mụn. Trên thị trường có khá nhiều dòng sản phẩm chuyên làm xẹp và đẩy nhân mụn ra ngoài. Chúng thường có dạng gel hoặc kem bôi… Khi lựa chọn những sản phẩm trị mụn chị em cần lưu ý:

  • Chọn sản phẩm có thương hiệu và nơi phân phối rõ ràng để tránh mua phải hàng kém chất lượng.
  • Tìm hiểu kỹ thành phần xem có gây kích ứng với da không.
  • Nên chọn các sản phẩm có thần phần chiết xuất tự nhiên như vậy sẽ an toàn hơn.
Có nhiều sản phẩm kem trị mụn bọc khá hiệu quả
Có nhiều sản phẩm kem trị mụn bọc khá hiệu quả

Nặn mụn trên mũi đúng cách

Khi bị mụn bọc ở mũi thường người ta sẽ nặn chúng đi. Cách làm này được áp dụng với những ai có mụn ít và đã hình thành cồi mụn. Nặn mụn cần thực hiện đúng nếu không có thể khiến cho tình trạng càng nghiêm trọng hơn.

  • Hãy vệ sinh da cũng như dụng cụ nặn mụn sạch sẽ trước khi tiến hành.
  • Tiến hành đắp khăn ấm lên vùng mũi để làm mềm da đồng thời giúp lỗ chân lông giãn nở.
  • Nặn mụn theo từng bước rõ ràng với sự kết hợp của kim, cây nặn mụn…
  • Sau khi đã loại bỏ sạch nhân mụn cần chú ý vệ sinh sạch sẽ để tránh dịch ứ lại làm hình thành nhiều mụn hơn.
Tuyệt đối không dùng tay nặn mụn
Tuyệt đối không dùng tay nặn mụn

Đọc thêm: Cách Nặn Mụn Bọc Ở Mũi Đúng Cách Và An Toàn Nhất

Chườm đá lên mũi

Hãy kết hợp chườm đá lên mũi để làm giảm tình trạng mụn bọc. Đây là biện pháp vô cùng đơn giản nhưng lại khá hiệu quả. Dưới tác động của nhiệt độ, mụn sẽ không lớn thêm, hạn chế tình trạng viêm đau khó chịu.

Cách thực hiện:

  • Nhẹ nhàng vệ sinh sạch vùng mũi bị mụn sau đó lau khô.
  • Dùng vải hoặc khăn mỏng sạch bọc lấy viên đá rồi chườm lên các vùng bị mụn.
  • Thực hiện trong khoảng 2 đến 3 phút rồi lau sạch nước. Mọi người có thể áp dụng nhiều lần trong ngày để cải thiện tình trạng mụn.
Chườm đá lên da hạn chế mụn phát triển
Chườm đá lên da hạn chế mụn phát triển

Áp dụng các biện pháp dân gian tại nhà

Trong dân gian từ xưa đã có khá nhiều biện pháp để trị tình trạng mụn bọc vùng mũi. Đa phần người ta sẽ sử dụng các nguyên liệu tự nhiên với hiệu quả kháng viêm. Một vài cách trị mụn bọc khá hiệu quả từ dân gian mà chị em có thể tham khảo như:

  • Dùng mật ong: Pha mật ong với chanh và bôi lên vị trí mụn bọc ở mũi sẽ mang đến hiệu quả sát khuẩn, chống viêm cực tốt.
  • Tỏi: Xay nhuyễn tỏi rồi ép lấy nước bôi lên vùng da bị mụn.
  • Sử dụng dầu cây trà: Dầu cây trà có chứa nhiều chất giúp làm đẹp da và trị mụn khá tốt. Chỉ cần bôi ít dầu cây trà lên vùng mụn sẽ hạn chế chúng phát triển và lan rộng.
  • Nước chè xanh: Nguyên liệu quen thuộc này đặc biệt có hiệu quả kháng viêm, chống sưng cực kỳ tốt. Các nàng có thể dùng ít nước chè xanh ấm bôi lên vùng mụn bọc trên mũi hàng ngày.
Mật ong là biện pháp dân gian trị mụn bọc khá tốt
Mật ong là biện pháp dân gian trị mụn bọc khá tốt

Tuy nhiên cần lưu ý các biện pháp dân gian này không phải ai cũng phù hợp. Đặc biệt nếu dị ứng với bất cứ nguyên liệu nào ở trên thì các nàng cần tránh áp dụng. Ngoài ra, để có hiệu quả còn cần sự kiên trì đều đặn mỗi ngày.

Ngăn ngừa mụn bọc ở mũi bằng cách nào

Khi đã xác định được nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi thì mọi người hãy căn cứ vào đó để phòng ngừa chúng. Chỉ bằng các cách đơn giản cũng như điều chỉnh thói quen sinh hoạt sẽ hạn chế mụn rất tốt.

  • Ngủ đúng giờ: Để tránh mụn bọc ở mũi cần ngủ đúng giờ, tuyệt đối không thức khuya. 
  • Không ăn đồ cay, nóng, nhiều dầu mỡ: Tốt nhất hãy ăn nhiều rau củ cũng như các món thanh đạm. Chúng không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn tránh gây nóng trong người, hạn chế mụn các loại, giúp da dẻ đẹp hơn.
  • Giữ tinh thần thoải mái: Biết cách điều tiết cảm xúc, tránh để tinh thần căng thẳng cũng là một trong những cách ngăn ngừa mụn bọc ở mũi.
  • Giữ gìn vệ sinh da mặt: Cần chú ý rửa mặt đúng cách cũng như sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chất lượng. Da mặt sạch sẽ và mạnh khỏe sẽ hạn chế tối đa các nguyên nhân gây ra mụn bọc ở mũi.
  • Uống đủ nước: Nước sẽ giúp cấp ẩm và tạo nên một làn da khỏe mạnh. Hãy uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để tránh da bị mụn cũng như các vấn đề khác.
Uống nhiều nước kết hợp lối sống khoa học để đẩy lùi mụn bọc ở mũi
Uống nhiều nước kết hợp lối sống khoa học để đẩy lùi mụn bọc ở mũi

Bài viết cùng chủ đề: Mụn Bọc Ở Mũi Bị Chai Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Hy vọng với những chia sẻ về nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi trong bài viết, bạn đã hình dung ra được mình nên làm gì và thực hiện nhiên thế nào mới đúng. Bên cạnh đó, hãy áp dụng các cách trị mụn bọc ở mũi bằng nguyên liệu thiên nhiên để vừa nuôi dưỡng làn da, vừa trị mụn tận gốc.

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

author-mobile
co-hang

Nguyễn Thúy Hằng

Trưởng Nhóm Giảng Viên, Chăm Sóc Da - Spa tại Seoul Academy – Trường Đào tạo Thẩm mỹ Quốc tế với hơn 12 năm kinh nghiệm Ngành Chăm Sóc Da, chứng chỉ thẩm mỹ Cidesco Thụy Sỹ 2011, chứng chỉ chuyên sâu Body Cibtac Singapore, ban giám khảo Hiệp hội ngành làm đẹp Asian.
Theo dõi Nguyễn Thúy Hằng qua: seoulacademy seoulacademy seoulacademy seoulacademy

BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ