Ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa: Học gì? Ra làm gì?
- Mặc định
- Lớn hơn
Ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là ngành thu hút lượng lớn sĩ tử đăng ký xét tuyển trong năm nay. Đây là ngành học có thể vận dụng làm việc tại các nhà máy điện hay chế tạo các loại robot giúp ích cho cuộc sống. Vậy kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là ngành có chương trình học như thế nào? Ra trường làm gì? Cần tố chất gì để phù hợp với ngành học này? Hãy Seoul Academy tìm hiểu rõ ở dưới đây!
Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là ngành gì?
Ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa hay còn được gọi là ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoá. Đây là ngành học đào tạo sinh viên về nghiên cứu, thiết kế, vận hành các hệ thống tự động, dây chuyền sản xuất tự động tại các nhà máy trong và ngoài nước. Các nhà máy có thể sản xuất xi măng, sắt thép, chế tạo robot, quản lý sản phẩm, nước giải khát,…
Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là ngành học của thời đại công nghiệp để giúp tăng năng suất lao động, giảm thiểu nhân công, tiết kiệm thời gian và chi phí. Bởi các thao tác của con người trong dây chuyền sản xuất sẽ được thay thế bằng các hoạt động của máy móc, robot tự động.
Khi tham gia đào tạo trong ngành học kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, sinh viên có thể am hiểu về các kiến thức như:
- Lý thuyết mạch điện – điện tử.
- Kỹ thuật đo lường và các hệ thống cảm biến thông minh.
- Các hệ thống mạng truyền thông công nghiệp.
- Phương pháp điều khiển truyền thống và hiện đại.
- Lập trình tự động hóa các dây chuyền sản xuất công nghiệp.
- Điều khiển điện tử công suất và truyền động điện.
Khối xét tuyển của ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
So với ngành học khác, kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là ngành không có quá nhiều khối xét tuyển đại học, cao đẳng. Các khối xét tuyển đa phần sẽ nằm trong khối khoa học tự nhiên, cụ thể là:
- Khối A00: Toán – Vật Lý – Hóa Học
- Khối A01: Toán – Vật Lý – Tiếng Anh
- Khối B00: Toán – Hóa Học – Sinh Học
- Khối C01: Ngữ Văn – Toán – Vật Lý
- Khối D01: Ngữ Văn – Toán – Tiếng Anh
- Khối D07: Toán – Hóa Học – Tiếng Anh
- Khối D10: Toán – Địa Lý – Tiếng Anh
Mã ngành – Điểm chuẩn của ngành
Đối với ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, mã ngành khi đăng ký xét tuyển là 7520216. Tuy nhiên, một số trường có ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa có mã ngành là 7510303. Thí sinh cần chú ý điểm này để tránh nhầm lẫn khi xét tuyển đại học.
- Mã ngành: 7520216
Về điểm chuẩn, tùy theo trường đại học, cao đẳng mà điểm chuẩn cũng có sự chênh lệch. Điểm chuẩn ngành học kỹ thuật điều khiển và tự động hóa dao động trong khoảng 16 – 25 điểm. Với các trường top đầu, điểm chuẩn ngành kỹ thuật điều khiển – tự động hóa khá cao, đặc biệt là chương trình đào tạo chất lượng cao.
Chương trình đào tạo ngành kỹ thuật điều khiển – tự động hóa
Tương tự như các ngành học khác, ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa có chương trình học bao gồm các môn học đại cương, môn học cơ sở, môn học chuyên môn, các môn bắt buộc và tự chọn. Dựa vào chương trình học của ngành học kỹ thuật điều khiển – tự động hóa, các bạn cũng có thể biết được bản thân mình có hợp với ngành này hay không.
Cụ thể danh sách các môn học ngành kỹ thuật điều khiển – tự động hóa như sau:
- Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin I, II
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Đường lối cách mạng của Đảng CSVN
- Pháp luật đại cương
- Lý luận thể dục thể thao
- Tự chọn thể dục 1, 2, 3
- Đường lối quân sự của Đảng
- Công tác quốc phòng, an ninh
- Quân sự chung và chiến thuật, kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK
- Tiếng Anh I, II
- Giải tích I, II, III
- Đại số
- Xác suất thống kê
- Phương pháp tính và Matlab
- Vật lý đại cương I, II, III
- Tin học đại cương
- Nhập môn kỹ thuật ngành điện
- Tín hiệu và hệ thống
- Điện tử tương tự
- Thiết kế hệ thống số
- Lý thuyết điều khiển tuyến tính
- Kỹ thuật đo lường
- Máy điện
- Điện tử lập trình
- Hệ thống cung cấp điện
- Truyền động điện
- Quản trị học đại cương
- Văn hoá kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp
- Tư duy công nghệ và thiết kế kỹ thuật
- Tâm lý học ứng dụng
- Kỹ năng mềm
- Thiết kế mỹ thuật công nghiệp
- Điều khiển Logic và PLC
- Điều khiển quá trình
- Hệ thống đo và điều khiển công nghiệp
- Thiết kế truyền động điện
- Điều khiển điện tử công suất
- Hệ thống sản xuất tích hợp máy tính
- Kỹ thuật cảm biến
- Thiết kế hệ thống nhúng
- Mạng cảm biến không dây
Sau khi hoàn thành chương trình học dựa trên lộ trình và mục tiêu đào tạo của trường, sinh viên sẽ được làm đồ án và tham gia kỳ thực tập. Như vậy, sinh viên sẽ có cơ hội nâng cao các kiến thức và kỹ năng làm việc trong môi trường thực tế.
Ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa ra trường làm gì?
Sau khi đã tích lũy các kiến thức được đào tạo tại đại học, cao đẳng, cử nhân ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa tốt nghiệp ra trường sẽ làm việc tại các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất, viện ứng dụng công nghệ, trung tâm thiết kế vi mạch hay các khu công nghệ cao,…
Một số vị trí phổ biến mà sinh viên ngành học kỹ thuật điều khiển và tự động hoá ra trường sẽ làm việc, bao gồm:
- Kỹ sư vận hành và bảo trì: Kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng máy móc, thiết bị, hệ thống, cơ sở hạ tầng để đảm bảo việc vận hành trơn tru và an toàn.
- Kỹ sư vận hành bảo dưỡng: Tìm những lỗi hư hỏng, sự cố xảy ra trong hệ thống thiết bị của doanh nghiệp. Song song đó là tìm ra cách giải quyết, xử lý tình huống tối ưu nhất.
- Chuyên gia hệ thống: Chuyên phân tích nhu cầu về hệ thống điện, tự động hoá của một văn phòng, công ty, nhà máy hay doanh nghiệp.
- Chỉ huy các dự án: Có nhiệm vụ thiết kế các hệ thống tự động và tham gia thi công các dự án về điều khiển tự động.
- Thiết kế hệ thống tự động cho nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước.
- Lập trình ứng dụng các chương trình điều khiển cho hệ vi xử lý, PLC, CNC, các bộ điều khiển về lập trình.
- Chuyên gia tư vấn cho các doanh nghiệp, nhà máy,… các giải pháp trong lĩnh vực tự động, tham gia các chương trình đào tạo, huấn luyện cho nhân viên.
- Giảng viên: tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trong ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.
Tố chất cần thiết để học ngành kỹ thuật điều khiển – tự động hóa
Trước khi trở thành sinh viên ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, các bạn cần phải tìm hiểu về ngành học thật kỹ để biết mình có hợp với ngành này hay không. Dưới đây là một số tố chất cần thiết để học tốt ngành học kỹ thuật điều khiển và tự động hóa:
Đam mê với ngành kỹ thuật
Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là ngành học có tính nghiên cứu song song với ứng dụng. Vậy nên, ngành học này chưa bao giờ là dễ dàng để chinh phục nếu bạn không có đam mê với ngành kỹ thuật.
Những đồ án và kỳ thực tập của ngành học này có tính ứng dụng thực tế cao. Không những vậy, cuối kỳ học, bạn cần dành nhiều thời gian để ôn luyện. Thức đêm học bài là chuyện bình thường. Do đó, nếu thật sự đam mê thì bạn mới nên đăng ký ngành học kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.
Tư duy logic kết hợp sự sáng tạo không ngừng
Như các bạn đã biết, các khối xét tuyển hay chương trình học của ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa nghiên về các môn khoa học tự nhiên. Do đó, ngành học này cần tư duy logic cũng như khả năng tính toán tốt. Khi đó, bạn mới có thể hoàn thành các môn học điểm cao và dễ dàng tìm kiếm việc làm khi tốt nghiệp.
Ngoài ra, sự sáng tạo cũng là yếu tố cần thiết để biết được bạn có hợp với ngành kỹ thuật điều khiển – tự động hoá hay không. Thời đại càng phát triển, bạn phải liên tục cập nhập kiến thức mới để sáng tạo nên những thứ thiết kế, hệ thống mới mẻ, phù hợp với thời đại hơn.
Cẩn thận và tỉ mỉ
Các hệ thống máy móc hiện đại thường có cấu tạo và cách điều khiển rất phức tạp. Bên cạnh đó, những hệ thống, máy móc này có rất nhiều chi tiết nhỏ. Khi máy móc hệ thống gặp vấn đề, sự cẩn thận và tỉ mỉ giúp bạn tìm ra lỗi và khắc phục lỗi đó. Đó là lý do vì sao những người làm trong ngành nghề kỹ thuật điều khiển và tự động hóa lại cần đến tố chất tỉ mỉ và cẩn thận.
Kỹ năng làm việc nhóm tốt
Trong lộ trình học ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa tại đại học, cao đẳng, làm bài tập nhóm là hoạt động không thể thiếu. Điều này giúp các bạn rèn luyện và hình thành kỹ năng làm việc nhóm tốt. Bởi trong quy trình làm việc để tạo nên máy móc hay các hệ thống, có rất nhiều bộ phận phối hợp với nhau một cách ăn ý. Đây là lúc mà các tân cử nhân ngành học kỹ thuật điều khiển và tự động hóa ứng dụng kỹ năng làm việc nhóm vào công việc.
Khả năng phân tích và xử lý vấn đề linh hoạt
Đối với máy móc, hệ thống sản xuất trong ngành kỹ thuật này, không thể nào không có các trường hợp máy móc bị hỏng hóc, gặp vấn đề trục trặc, dừng hoạt động làm ảnh hưởng đến quy trình sản xuất của doanh nghiệp, xí nghiệp. Khi đó, người kỹ sư vận hành sẽ phải là người có khả năng quan sát, thu thập, phân tích vấn đề để tìm ra lỗi. Sau đó, bạn phải xử lý vấn đề một cách linh hoạt để đảm bảo hệ thống hoạt động trơn tru nhất.
Có thể nói, ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa thu hút sự quan tâm của đông đảo sĩ tử đang chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa đại học, cao đẳng. Hy vọng, với những thông tin mà Seoul Academy cung cấp, các bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về ngành học cũng như biết được bản thân có phù hợp với ngành này hay không. Bên cạnh đó, hãy tiếp tục theo dõi Seoul Academy để cập nhập tin tức mới nhất về các ngành học ở nước ta nhé!
Xem thêm: Ngành Truyền thông đa phương tiện thi khối nào? Ra trường làm gì?