Nên cắt móng tay cho trẻ sơ sinh khi nào? Cách cắt móng cho bé
- Mặc định
- Lớn hơn
Nên cắt móng tay cho trẻ sơ sinh khi nào là thắc mắc không thể tránh khỏi khi lần đầu làm bố, làm mẹ. Bởi trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, bố mẹ phải lựa đúng khoảng thời gian cho phép cũng như thời điểm phù hợp để con được đảm bảo an toàn. Nếu những phụ huynh đang có cùng thắc mắc trên, hãy theo dõi giải đáp từ các chuyên gia ở bài viết dưới đây!
Có nên cắt móng tay cho trẻ sơ sinh không?
Kể từ khi sinh ra, trẻ sơ sinh đã có móng tay dài. Vì vậy mà bố mẹ thường thắc mắc trẻ sơ sinh trong tháng có nên cắt móng tay. Tùy theo tình trạng phát triển của bé có dài, có cứng hay không mà bạn có thể lựa chọn thời điểm phù hợp để cắt.
Theo các chuyên gia, em bé sơ sinh trong tháng có thể cắt móng tay. Điều này khiến trẻ tránh bị thương tích cũng như ngăn ngừa tình trạng móng mọc ngược vào trong. Để hiểu rõ thêm, bố mẹ có thể tham khảo vì sao nên cắt móng tay cho trẻ sơ sinh:
Tránh thương tích cho bé
Khi móng tay bắt đầu mọc dài và cứng, trẻ sơ sinh có thể bị trầy xước da mặt, cơ thể trong quá trình cựa quậy, cử động. Do đó, cắt móng tay để bảo vệ con là hành động cần thiết mà bố mẹ nên biết và thực hiện, kể cả con đang trong tháng.
Trong trường hợp móng tay của trẻ sơ sinh còn yếu và mỏng, bố mẹ nên dùng bao tay cho con thay vì cắt móng tay.
Ngăn ngừa tình trạng móng mọc ngược
Khi móng tay quá dài và không được cắt tỉa ở thời điểm phù hợp, một số trẻ sơ sinh có thể gặp tình trạng móng tay mọc ngược hoặc phát triển ở các vùng da liền kề. Điều này gây nên tình trạng sưng và nhức ở trẻ.
Nên cắt móng tay cho trẻ sơ sinh khi nào?
Mặc dù bố mẹ có thể cắt móng tay cho trẻ sơ sinh trong tháng nhưng không nên cắt ngay sau khi sinh em bé. Vậy nên cắt móng tay cho trẻ sơ sinh khi nào? Các chuyên gia cho rằng nên cắt móng tay cho em bé cách 1 tuần sau khi sinh. Bởi vì lúc mới sinh, móng tay em bé dù dài nhưng khá yếu và mềm. Bố mẹ nên đợi 1 tuần sau, lúc này móng tay đã bắt đầu cứng và khoẻ hơn.
Thời điểm nên cắt móng tay cho trẻ sơ sinh
Sau khi sinh em bé được 1 tuần, bố mẹ có thể cắt móng tay cho con. Nhưng bố mẹ nên cắt móng tay cho trẻ sơ sinh khi nào để đảm bảo an toàn, bé không cựa quậy. Thời điểm “vàng” để cắt tỉa móng tay cho con chính là lúc con ngủ hoặc lúc con vừa tắm xong.
- Sau khi tắm xong, móng tay của trẻ sẽ mềm đi và rất dễ cắt. Lúc này, bố mẹ cần lưu ý cắt nhẹ tay để không làm xước móng hay gãy móng của trẻ.
- Khi con ngủ, bố mẹ nên chủ động cắt móng vì lúc này con không cựa quậy, cử động hay di chuyển. Điều này giảm tình trạng bố mẹ cắt phạm vào da và khiến con bị thương.
Tần suất nên cắt móng tay cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh có tốc độ mọc móng tay rất nhanh, bố mẹ thường phải ngạc nhiên khi mới cắt mà móng tay của con đã dài. Do đó, phụ huynh cần phải cắt khoảng 1-2 lần/ tuần. Trong những tuần đầu tiên, bố mẹ phải cắt liên tục vì móng phát triển rất nhanh. Sau đó, bạn có thể giảm tần suất lại dựa theo tốc độ mọc móng tay của con, khoảng 1-2 lần/ tháng là đủ.
Hướng dẫn cắt móng tay cho trẻ sơ sinh đúng cách
Để tránh các trường hợp gây tổn thương trẻ sơ sinh trong quá trình cắt móng tay, bố mẹ cần tìm hiểu cách cắt móng tay đúng cho con là như thế nào. Dưới đây là chuẩn bị dụng cụ và các bước để cắt móng cho trẻ sơ sinh:
Chuẩn bị dụng cụ cắt móng cho trẻ sơ sinh
Với trẻ sơ sinh, bố mẹ cần chuẩn bị bộ dụng cụ cắt móng chuyên dụng dành cho con. Sản phẩm này được bày bán rộng rãi ở siêu thị hoặc các cửa hàng mẹ và bé. Về cơ bản, bộ dụng cụ này có cấu trúc nhỏ hơn so với bộ kềm móng tay của người lớn. Lực cắt của bộ kìm chuyên dụng cho trẻ sơ sinh cũng hạn chế hơn, tránh làm gãy hoặc xước móng của con.
Các bước cắt móng tay cho trẻ sơ sinh
Khi đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và lựa chọn thời điểm hợp lý, bố mẹ cắt móng tay cho trẻ sơ sinh theo các bước sau:
- Bước 1: Bạn dùng tay để giữ đầu ngón tay cần cắt. Bố mẹ cần phải giữ chắc sao cho bé không thể cử động, nhúc nhích.
- Bước 2: Bắt đầu cắt theo hình dạng ngón tay của trẻ nhưng đừng cắt sát quá làm lộ phần thịt dưới móng tay.
- Bước 3: Dùng dũa để dũa nhẹ nhàng để tráng móng tay nhọn, gồ ghề khiến trẻ dễ bị xước khi chạm vào mặt hoặc cơ thể.
Xem thêm: Những kiểu cắt móng tay sai cách và tác hại đến sức khỏe
Lỡ cắt phạm móng tay khiến trẻ chảy máu phải xử lý như thế nào?
Trong quá trình cắt móng tay, bố mẹ cần cẩn thận hết sức để tránh tình trạng cắt phạm vào phần da và khiến con bị tổn thương. Tuy nhiên, sẽ không thể tránh khỏi một vài trường hợp trẻ sơ sinh bị chảy máu vì cắt móng tay. Trong tình huống như thế này, bố mẹ sẽ phải xử lý như thế nào?
Tốt nhất, bố mẹ phải thật sự bình tĩnh để sơ cứu cho trẻ. Nếu thấy móng tay của con chảy máu, bạn cần phải lấy miếng bông băng hoặc khăn mềm để đè chặt vào vùng da chảy máu trong vài phút. Trong lúc này, bạn có thể tranh thủ xoa dịu con để con bình tĩnh và ngừng khóc.
Khi thấy máu ngưng chảy, bố mẹ dùng miếng băng cá nhân cho em bé để quấn lại. Bạn có thể dùng bao tay của trẻ sơ sinh để đeo cho con, tránh cho con ngậm tay vào miệng.
Lưu ý quan trọng khi cắt móng tay cho em bé sơ sinh
Sau khi tìm hiểu vấn đề nên cắt móng tay cho trẻ sơ sinh khi nào, chắc hẳn bậc phụ huynh đã hiểu rõ thời điểm chính xác nên tỉa cắt móng cho trẻ. Bên cạnh đó, các ông bố bà mẹ nên lưu ý những điều sau:
- Bố mẹ lưu ý không nên cắt sâu vào móng tay của trẻ sơ sinh. Cắt sâu là một trong những lý do khiến trẻ bị nhiễm trùng móng.
- Không nên dùng miệng để cắn móng tay của trẻ sơ sinh. Chúng ta sẽ không thể biết rằng miệng chứa nhiều vi khuẩn hay không và có thể lây nhiễm qua cho trẻ trong quá trình bé chưa đủ sức đề kháng.
- Trẻ em đang quấy khóc, di chuyển, cử động thì không nên cắt móng tay cho trẻ. Nếu con của bạn khá hiếu động và hay cựa quậy, bạn nên chọn thời điểm con ngủ để cắt tỉa móng.
- Với những bố mẹ tin vào “có kiêng có lành” thì không nên cắt móng tay cho con vào ngày 1 mùng đầu tháng. Bởi người xưa thường nói cắt móng tay vào ngày đầu tháng là không tốt, dễ bệnh.
Như vậy, bố mẹ nên lưu ý chọn đúng thời điểm phù hợp để cắt móng tay cho trẻ sơ sinh. Và câu hỏi nên cắt móng tay cho trẻ sơ sinh khi nào đã được giải đáp thông qua bài viết trên. Hy vọng các bạn có thể tham khảo và áp dụng thông tin của bài viết trong quá trình chăm con nhỏ. Hãy tiếp tục theo dõi bài viết để cập nhập thêm các thông tin hữu ích khác nhé!