Mụn bọc ở mũi bị chai và cách điều trị hiệu quả
- Mặc định
- Lớn hơn
Mụn bọc ở mũi bị chai không những gây mất thẩm mỹ gương mặt mà còn dai dẳng bám theo da mặt không thấy có dấu hiệu hồi phục. Vậy làm cách nào để đá bay nốt mụn bị chai này hãy đọc ngay bài viết này để hiểu hơn về loại mụn này và có cách điều trị đúng cách.
Vài nét về mụn bọc ở mũi bị chai?
Mụn bọc ở mũi bị chai là biểu hiện chai cứng của trên bề mặt da, đầu mụn tròn cứng, nhẵn bóng, đây là hiện tượng đông cứng bên dưới nốt mụn. Thông thường mụn bọc khô cồi và trồi cồi mụn lên nhưng vì một số nguyên nhân khiến nốt mụn bị chai, bám sâu dưới da mà không có dấu hiệu trồi lên cũng như biến mất, càng ngày nốt mụn càng cứng hơn, không còn cảm giác đau mà còn gây thâm tím thậm chí còn thâm đen.
Mụn chai ở mũi không những khiến gương mặt thiếu sức sống gây mất thẩm mỹ trầm trọng mà còn khó trị nếu không biết cách điều trị.
Cách nhận dạng mụn bọc bị chai:
- Quan sát bằng mắt thường khó thấy nhân mụn
- Mụn thường mọc độc lập không mọc thành cụm
- Mụn bọc bị chai có kích thước lớn, đầu mụn dạng tròn, tương đối nhẵn bóng
- Mụn bọc bị chai sưng to, gây đỏ da thậm chí là thâm tím
- Có thể gây đau nhức ngay cả khi không chạm vào, có mủ
- Sờ có cảm giác cộm, chai cứng, sần sùi
Cách phân loại mụn chai lâu năm
Theo các chuyên gia phân tích, mụn chai lâu năm được phân thành 2 loại phổ biến:
Mụn chai không bị viêm
Đúng với tên gọi của nó, mụn chai không viêm chính là những nốt mụn bị chai, nhưng không hề sưng viêm hay mưng mủ. Mụn bị chai trong trường hợp này chính là do lớp tế bào chết tự nhiên không được xử lý sạch, qua thời gian, các lớp chồng lên nhau và tạo nên lớp tế bào sừng dày.
Hầu hết những nốt mụn này đều không có nhân. Khi xử lý, bạn sẽ thấy dịch vàng hoặc trắng đi kèm máu chảy ra. Vì không có nhân mụn nên sau khi được nặn, mụn chai không viêm sẽ không để lại sẹo lõm trên da.
Mụn chai bị viêm
Nghiêm trọng hơn mụn chai không viêm, mụn chai bị viêm là những nốt mụn có dấu hiệu sưng, đỏ, gây đau, nhức và có hình thành mủ, nhân mụn bên trong nốt mụn. Khi xử lý, bên trong sẽ chảy ra dịch vàng, mủ, máu cùng nhân mụn nếu nhân mụn đã chín. Loại mụn này cần được xử lý đúng cách để không gây sẹo cũng như khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn.
Để đảm bảo an toàn, mụn bọc viêm cần được nặn bởi những chuyên gia cũng như kỹ thuật viên chuyên nghiệp, đảm bảo chuẩn y khoa.
Nguyên nhân hình thành mụn bọc ở mũi bị chai
Trước khi chúng ta đi đến cách trị mụn chai ở mũi chúng ta cần phải hiểu rõ nguyên nhân khiến nốt mụn bọc bị chai để có phương pháp tránh và tìm cách điều trị hợp lý.
- Mụn bọc bị chai là do thói quen dùng tay sờ vào nốt mụn, nặn mụn không đúng cách, nặn mụn khi mụn vẫn chưa “già”, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm cho đến khi nó bước vào giai đoạn lành hẳn thì nó hình thành lớp sừng, khiến nốt mụn bị chai.
- Ngoài ra, mụn bọc bị chai còn xuất phát từ một số yếu tố như nắng, gió, bụi bẩn, vi khuẩn, mỹ phẩm cũng là nguyên nhân khiến nốt mụn bọc ở mũi tiến triển nặng hơn và rơi vào giai đoạn mụn bị chai.
- Bên cạnh đó, chế độ ăn uống không hợp khoa học, nghỉ ngơi không điều độ, sử dụng các chất kích thích sẽ khiến các chất độc tích tụ lại trong mụn khiến cho nốt mụn chai sần khó trị.
- Nồng độ hormone thay đổi làm nốt mụn có xu hướng nặng hơn
- Căng thẳng kéo dài cũng là nguyên khiến nốt mụn bọc ở mũi bị chai
- Không tẩy trang kỹ sau khi trang điểm
- Lạm dụng thuốc kháng sinh làm cho khả năng thanh lọc và đào thải độc tố cơ thể giảm
- Không điều trị mụn bọc kịp thời khiến nhân mụn trở nên khô cứng
Mụn chai hình thành như thế nào?
Mụn trở thành mụn chai sẽ trải qua 4 giai đoạn kể từ lúc mụn xuất hiện, đến khi nốt mụn đã bị cứng đi:
Bã nhờn hoạt động mạnh
Trong trường hợp cơ thể bị thay đổi như dậy thì, đang mang thai, sau sinh, thay đổi chế độ ăn uống quá nhiều, … thì hormone trong cơ thể cũng sẽ thay đổi theo. Chính điều này đã kích thích sự hoạt động của các tuyến bã nhờn.
Lỗ chân lông xuất hiện nhân mụn
Bã nhờn, dầu thừa kết hợp với bụi bẩn, tế bào chết, vi khuẩn sẽ tích tụ trong lỗ chân lông. Nếu da không vệ sinh kỹ lưỡng, các thành phần này sẽ ngày càng tích lũy sâu trong lỗ chân lông, gây bít, tắc và hình thành nên mụn đầu đen, mụn ẩn, mụn đầu trắng.
Mụn nhiễm khuẩn, phát triển thành mụn viêm
Lỗ chân lông bị bít tắc chính là điều kiện lý tưởng đến các vi khuẩn P.Acne trú ngụ và phát triển mạnh mẽ trên da. Khi “ghi nhận” được sự hiện diện của các “vị khách không mời” này, da sẽ bật chế độ tự động bảo vệ, bạch cầu sẽ cố gắng kháng vi khuẩn, đây là lý do hình thành các nốt sưng, tấy và có cảm giác đau. Lúc này, mụn đã phát triển thành mụn viêm, vi khuẩn càng nhiều, mụn viêm càng nặng.
Nốt mụn bị chai
Trong trường hợp mụn bị viêm nhưng không được điều trị, xử lý kịp thời, chăm sóc đúng cách, nhân mụn sẽ gom cồi nhưng không được kích thích trồi lên bề mặt da và nặn triệt để. Cộng thêm các tác động như sờ tay lên mặt, da không tẩy tế bào chết, mụn bị chà sát, … lớp tế bào sừng sẽ hình thành và tạo lớp dày. Từ đó, mụn sẽ bị chai, sạm, cứng.
Một số cách trị mụn bọc ở mũi bị chai bằng nguyên liệu thiên nhiên hiệu quả
Trị mụn bọc ở mũi bị chai bằng tỏi
Tỏi là một loại gia vị trong gian bếp của chúng ta, và cũng là một nguyên liệu được dùng rất nhiều trong các công thức chăm sóc da và điều trị da mà các tín đồ yêu thích làm đẹp chắc hẳn đều đã biết. Với những thành phần có trong tỏi bao gồm chất allicin và sulphur là hai thành phần có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, và sát khuẩn cực kì cao. Bởi chính nguyên nhân này của tỏi nên nó mới được đưa vào công thức trị mụn bọc bị chai, nhằm tiêu diệt các vi khuẩn gây mụn và giảm sưng viêm hiệu quả.
Đặc biệt với nốt mụn nhân cứng như mụn bọc bị chai thì tỏi có khả năng làm mềm nhân mụn và làm mỏng lớp sừng trên bề mặt da cực kì tốt. Chính vì thế lựa chọn sử dụng tỏi vào công thức trị mụn ở mũi bị chai là giải pháp bạn nên áp dụng để đá bay nốt mụn bọc chai sần cứng ở mũi.
Cách thực hiện
Chuẩn bị 1 củ tỏi và lột sạch vỏ, sau đó rửa sạch, đem giã nát hoặc xay nhuyễn để lấy nước cốt tỏi nguyên chất. Sau khi thu được hỗn hợp nước cốt tỏi cho vào hũ thủy tinh bỏ vào tủ lạnh khoảng 10 phút. Trong thời gian đó bạn nên rửa mặt thật sạch, sau khi nước cốt tỏi đã đủ thời gian dùng được, bạn dùng tăm bông thấm nước cốt tỏi và thoa lên vị trí nốt mụn. Đợi khoảng 10 phút thì rửa lại thật sạch bằng nước mát.
Công thức này nên thực hiện 2-3 lần/ tuần để thấy được nốt mụn ở mũi bị chai dần biến mất.
Trị mụn bọc ở mũi bị chai bằng chanh
Sử dụng chanh là một trong những giải pháp hoàn hảo mà bạn nên áp dụng để điều trị nốt mụn bị chai sần của mình. Với công dụng của nước cốt chanh có khả năng kháng viêm, ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây mụn. Ngoài ra trong chanh có hàm lượng axit tương đối có thể kiềm dầu, khiến làn da vùng mụn luôn được sạch sẽ, khô ráo.
Cách thực hiện
Chuẩn bị một quả chanh, vắt lấy nước cốt và pha cùng với 1 thìa mật ong trộn thật đều hỗn hợp này. Sau đó thoa lên nốt mụn bọc ở mũi, thư giãn khoảng 15-20 để hỗn hợp thẩm thấu vào da, cuối cùng là rửa lại thật sạch bằng nước lạnh.
Với công thức này bạn có thể áp dụng 3-5 lần/ tuần để thấy được hiệu quả tốt nhất. Và một lưu ý quan trọng khi bạn sử dụng chanh để thoa lên nốt mụn hãy che chắn và bôi kem chống nắng thật kỹ trước khi ra ngoài. Vì chanh có axit cao nên rất dễ bắt nắng.
Cách trị mụn bọc ở mũi bị chai bằng rau diếp cá
Rau diếp cá là một loại rau quen thuộc đối với chúng ta, sức sống của rau diếp cá rất mãnh liệt, dù rằng chúng rất mong manh. Rau diếp cá được các chuyên gia đưa vào rất nhiều công thức trị mụn, các sản phẩm trị mụn, chăm sóc da cực kì lành tính. Rau diếp cá có khả năng kháng khuẩn cao, tính mát và đặc biệt trị mụn hiệu quả. Đặc biệt các nốt mụn bị chai sẽ nhanh chóng được làm mềm và dẫn biến mất nếu như bạn áp dụng các bước sau đây:
Cách thực hiện
Rửa sạch rau diếp cá và để ráo nước, sau đó xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố. Tiếp theo dùng rây để lọc lấy nước cốt, bỏ bã. Tiếp theo, dùng tăm bông thấm nước cốt rau diếp cá và chấm lên vị trí nốt mụn bọc ở mũi bị chai nhiều lần. Sau đó thư giãn khoảng 15-20 phút thì rửa lại bằng nước sạch nhé!
Trên đây là những thông tin về mụn bọc ở mũi bị chai để bạn hiểu rõ hơn về nó, đồng thời với những gợi ý về một số cách điều trị mong rằng chúng sẽ giúp bạn sớm loại những nốt mụn bọc bị chai.
Cách phòng ngừa mụn bị chai xuất hiện
Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mụn bị chai chính là thói quen không xử lý mụn và thường xuyên sờ tay lên mặt. Do đó, việc ngăn ngừa mụn bọc ở mũi bị chai cũng rất đơn giản khi bạn thực hiện một số lưu ý sau:
Mụn được điều trị càng sớm càng tốt
Dù da mặt đang xuất hiện bất kỳ loại mụn nào: mụn đầu đen, đầu trắng, mụn ẩn, … tốt nhất nên được điều trị ngay để rút ngắn quá trình trị mụn, cũng như ngăn chặn không để mụn phát triển nặng, để lại hậu chứng về sau: mụn bị chai, mụn viêm nặng, sẹo rỗ, thâm mụn, …
Lấy nhân mụn chuẩn y khoa
Hành động lấy nhân mụn rất quan trọng. Nếu không muốn để lại biến chứng, mụn cần được nặng theo chuẩn y khoa và đúng cách. Tốt nhất nên tìm đến các đơn vị điều trị mụn, da liễu để khám và xử lý mụn.
Bỏ thói quen sờ tay lên mặt, hoặc sờ mụn
Hành động sờ tay lên mặt khiến nốt mụn bị chai và thâm đen.
Xây dựng chế độ ăn khoa học
Luôn uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, uống nước ép, trái cây, ưu tiên nhiều rau quả, hạn chế thức ăn ngọt, béo, cay, nóng, đồ uống có cồn, … là những gì mà bạn cần thực hiện hằng ngày để ngăn chặn mụn hình thành, phát triển nặng hơn.
Thực hiện chăm sóc da 2 lần/ ngày
Da cần được chăm sóc và làm sạch 2 lần/ ngày, vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy. Thực hiện tẩy tế bào chất và đắp mặt nạ dưỡng chất cho da 2-3 lần/ tuần. Luôn chống nắng và sử dụng kem dưỡng ẩm mỗi ngày để bảo vệ làn da.
Trên đây là bài viết được chia sẻ từ Trường Đào Tạo Thẩm Mỹ Quốc Tế Seoul Academy. Hy vọng rằng những chia sẻ của chúng tôi đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về trị mụn chai ở mũi. Chúc bạn sớm loại bỏ những nốt mụn bọc bị chai và nhanh chóng lấy lại làn da không tỳ vết của mình nhé!
Maithanhtuan
Mụn bọc bị chai giờ nó như thịt dư vậy có thể đi tiểu phẫu đc ko ạ
1 Năm trước
Seoul Academy
Chào anh Tuấn. Anh cho em xin tấm hình về tình trạng thịt dư hiện tại của anh nhé
1 Năm trước