Mẹo học lý thuyết lái xe B2 450 câu hỏi 100% đậu, dễ nhớ
Với 450 câu hỏi lý thuyết khi thi bằng lái xe B2, người học dễ bị nhầm lẫn. Khi đó, bạn cần phải tìm kiếm cách học nhanh, dễ hiểu, dễ nhớ để hạn chế tỷ lệ rớt bài thi lý thuyết, phải thi lại nhiều lần. Nếu đang lo lắng vấn đề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây với những mẹo học lý thuyết lái xe B2 450 câu hỏi đảm bảo 100% đậu và vô cùng dễ nhớ.
Cấu trúc của phần thi lý thuyết bằng B2
Thông thường, cấu trúc bài thi bằng lái xe ô tô B2 bao gồm phần thi lý thuyết, phần thi sa hình, phần thi lái xe mô phỏng, phần thi lái xe đường trường. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ về cấu trúc và mẹo học bài thi lý thuyết.
Cấu trúc bài thi lý thuyết của hạng B2 sẽ bao gồm 30 hỏi. Các câu hỏi sẽ được trải đều với nhiều nội dung khác nhau, liên quan đến bằng xe B2, cụ thể là:
- Câu hỏi về khái niệm và những quy tắc khi tham gia giao thông: 9 câu.
- Câu hỏi về nghiệp vụ vận tải, văn hoá, đạo đức của người lái xe, cách sửa chữa cơ bản và kỹ thuật lái xe ô tô: Mỗi câu dành cho mỗi chủ đề.
- Thế sa hình: 9 câu.
- Hệ thống các biển báo giao thông: 9 câu.
Nếu học mẹo, bài thi sẽ chia thành 15 câu phần chữ, 7-8 câu phần biển báo và 7-8 câu phần sa hình.
Với 30 câu hỏi thi lý thuyết, thí sinh phải hoàn thành trong vòng 20 phút. Điều kiện đỗ bài thi lý thuyết chính là hoàn thành đúng từ 26 câu trở lên. Như vậy, bạn chỉ được phép sai 4 câu trong bài thi này. Vây, làm thế nào để chắc chắn đậu bài thi, bạn có thể theo dõi những mẹo học 450 câu lý thuyết lái xe B2 ở phần tiếp theo!
Mẹo học lý thuyết lái xe B2 450 câu hỏi
Với những ai không có thời gian học hay thường bị nhầm lẫn khi đọc quá nhiều phần lý thuyết thì mẹo học lý thuyết lái xe B2 450 câu hỏi là điều cần thiết. Dưới đây sẽ là “tất tần tật” về 450 câu lý thuyết và mẹo để ghi nhớ đáp án theo cách dễ học, 100% đậu.
Trong phần lý thuyết được chia thành 3 phần: phần chữ, phần biển báo và phần sa hình.
Phần 1: Phần chữ
Trong phần chữ, câu hỏi sẽ bao gồm từ câu 1 đến câu 255. Khi làm bài thi, sẽ có 15 câu phần chữ xuất hiện, tức là phần chữ sẽ chiếm một nửa bài thi. Như vậy, bạn cần chú ý các mẹo sau:
Mẹo học đáp án nhanh
Đối với những câu hỏi có những đáp án, bao gồm:
- Bị nghiêm cấm
- Bắt buộc
- Bên phải
- Giảm tốc độ
- Không được
Khi đó, bạn sẽ chọn luôn những đáp án trên để mất thời gian học và làm bài thi. Vì đây thường là những đáp án đúng.
Mẹo học hạng GPLX, tuổi và quy định của GPLX
Ta có bảng để học lý thuyết sau:
Hạng | Tuổi | Quy định |
B2 | 18 | Điều khiển xe đến 9 chỗ, xe tải dưới 3,5 tấn |
C | 21 | Điều khiển xe đến 9 chỗ, xe tải trên 3,5 tấn |
D | 24 | Điều khiển xe từ 10-30 chỗ |
E | 27 | Điều khiển xe trên 30 chỗ |
FC | Điều khiển xe đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc | |
FE | Điều khiển ô tô chở khách nối toa |
Ví dụ: Hỏi về bằng lái hạng B2 khi đáp án có “điều khiển xe đến 9 chỗ, xe tải dưới 3,5 tấn” thì bạn chọn luôn đáp án đó. Ngoài ra, hạng B2 cùng dành cho người có độ tuổi 18 trở lên.
Lưu ý quy định về FE và FC:
- FE: E đặt là em, em nhỏ hơn chị nên e chọn ý số 1
- FC: C đặt là chị, chị lớn hơn em nên chị chọn ý số 2
Câu hỏi về nồng độ cồn
Đối với xe ô tô, bạn chọn đáp án không có số.
Đối với xe mô tô, bạn chọn đáp án có số lớn nhất.
Câu hỏi về tốc độ
Đối với những câu hỏi về tốc độ, bạn chỉ cần ghi nhớ như sau:
- Xe chạy với tốc độ 80km hoặc 40km → Chọn đáp án số 1
- Xe chạy với tốc độ 70km → Chọn đáp án số 2
- Xe chạy với tốc độ 60km → Chọn đáp án số 4
- Xe chạy với tốc độ 50km → Chọn đáp án số 3
Câu hỏi về khoảng cách trên đường cao tốc
Đối với câu hỏi khoảng cách trên đường cao tốc, bạn chỉ cần nhớ phép toán đơn giản là: lấy số lớn – 30 = đáp án.
Câu hỏi về niên hạn sử dụng của xe ô tô
Về niên hạn sử dụng xe ô tô, được chia thành:
- Ô tô chở người: 20 năm.
- Ô tô chở hàng: 25 năm.
Câu hỏi về tuổi tác
Đối với những câu hỏi về tuổi tối thiểu và tối đa, bạn cần chọn:
- Tuổi tối thiểu (đủ bao nhiêu tuổi) → Chọn đáp án số cao nhất
- Tuổi tối đa → Chọn đáp án số nhỏ nhất
Mẹo chọn những đáp án có con số
Tương tự như mẹo chọn đáp án nhanh, những đáp án đúng có các con số dưới đây mà bạn cần học thuộc và chọn là:
- Đỗ xe cách lề 0.25m
- 5 năm
- 5 mét
- Nhỏ hơn 70km/h
- Hành lý không quá 20kg
Câu hỏi về vòng xuyến
Đối với dạng câu hỏi về vòng xuyến, bạn cần lưu ý:
- Khi đi đến vòng xuyến, nếu có biển báo hiệu thì nhường bên trái (Có → Trái)
- Khi đi đến vòng xuyến, nếu không có biển báo hiệu thì nhường bên phải (Không → Phải)
Mẹo chọn đáp án “tất cả, hai đáp án”
Bạn cần chọn đáp án “tất cả” hoặc chọn hết hai đáp án khi có các câu hỏi như sau:
- Bị nghiêm cấm
- Đạo đức người lái xe
- Văn hoá giao thông
- Nghiệp vụ vận tải
Câu hỏi về cảnh sát giao thông
Đối với những câu hỏi về cảnh sát giao thông, chúng ta sẽ có:
- CSGT giơ 1 tay → Chọn đáp án số 2
- CSGT giơ 2 tay → Chọn đáp án số 1
Nếu có phần xoay hình, nếu thấy có CSGT hoặc công an giao thông thì bạn cần chọn ý số 3
Mẹo có cái này thì chọn cái kia
Nếu học theo những câu dài, bạn sẽ dễ bị nhầm lẫn hoặc khó nhớ, vậy hãy thử thay đổi theo cách học “có cái này, chọn cái kia” như sau:
- Truyền lực → Truyền mômen
- Ly hợp → Truyền hoặc ngắt
- Hộp số → Chuyển động lùi
- Hệ thống lái → Thay đổi hướng
- Hệ thống phanh → Giảm tốc độ
- Công dụng của động cơ → Nhiệt biến thành cơ
- Dây đai an toàn → Hãm giữ chặt
- Kính chắn gió → Kính nhiều lớp
- Động cơ diezen không nổ → Bỏ ý không có tia lửa điện
Ngoài ra, chọn đáp án “về số thấp, về số 1” khi gặp câu hỏi có:
- Xuống dốc
- Đường ổ gà
- Đường ngập nước
- Đường vòng
Một số mẹo khác về phần chữ
Đối với người lái xe, quy định không được làm việc quá 10 tiếng/ 1 ngày và không lái liên tục quá 4 tiếng.
Phần 2: Phần biển báo
Trong bộ đề 450 câu hỏi về lý thuyết bằng B2 thì từ câu 256 đến câu 355 sẽ học về các loại biển báo. Nên bạn cần nhận diện các loại biển báo giao thông và tiến hành học phần mẹo để làm bài thi dễ hơn.
Nhận diện biển báo giao thông
Bạn cần nắm chắc 5 nhóm biển báo giao thông chính:
- Biển báo cấm → Hình tròn viền đỏ, nền trắng
- Biển báo nguy hiểm → Hình tam giác vàng viền đỏ
- Biển báo hiệu lệnh → Hình tròn xanh
- Biển chỉ dẫn → Hình vuông hoặc chữ nhật xanh
- Biển báo phụ → Hình vuông hoặc chữ nhật trắng/ đen
Mẹo học lý thuyết lái xe B2 về phần biển báo
Đối với phần lý thuyết có câu về biển báo, bạn chỉ cần ghi nhớ công thức đơn giản:
Cấm “nhỏ” đồng thời cấm “lớn”
Cấm “lớn” thì không cấm “nhỏ”
Trong đó, thứ tự xe được xếp từ nhỏ đến lớn là: Xe con → Xe khách → Xe tải → Xe máy kéo → Xe đầu kéo kéo rơ moóc.
Ví dụ 1: Biển báo cấm xe con sẽ cấm luôn xe ba bánh (xe lam, xe ba gác,…) và cấm tất cả những loại xe lớn hơn xe con. Có thể hiểu là xe con không đi vào được đường A thì những xe to hơn không thể đi vào được đường A → Cấm “nhỏ” đồng thời cấm “lớn”
Ví dụ 2: Biển báo cấm xe tải sẽ cấm những xe lớn hơn như xe máy kéo, xe đầu kéo kéo rơ moóc nhưng không cấm xe con và xe khách → Cấm “lớn” thì không cấm “nhỏ”
Chỉ cần nhớ công thức trên, bạn có thể hoàn thành đa số câu hỏi về biển báo.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý các biển báo đặc biệt sau:
- Biển “STOP” → Tất cả các xe phải dừng lại, kể cả xe ưu tiên.
- Biển báo cấm ô tô vượt → Tất cả các loại xe ô tô đều không được vượt.
- Biển báo hình chữ nhật có chữ trên biển → Biển báo hiệu cầu vượt liên thông.
- Biển bảo hình tròn không có chữ trên biển → Biển báo hiệu cầu vượt cắt ngang.
- Biển báo hình vuông màu canh vẽ mũi tên dài bên phải nằm song song với xe khách và mũi tên ngắn hướng thẳng đứng → có làn đường dành cho ô tô.
- Biển báo màu xanh hình vuông vẽ mũi tên dài nằm dưới song song với xe khách và mũi tên ngắn hướng mũi tên dài về bên phải → Rẽ ra đường có làn đường dành cho ô tô khách.
Phần 3: Phần sa hình
Ở phần 3, lý thuyết về sa hình sẽ có phần khó học và khó nhớ hơn. Vì vậy, bạn cần chú ý những mẹo học lý thuyết lái xe B2 450 câu hỏi sau đây:
- 5 bước giải sa hình
Bước 1: Xét theo vị trí xe: Xe nào vào giao lộ trước thì được đi trước.
Bước 2: Xét theo xe ưu tiên: Xe cứu hỏa → Xe quân sự → Xe công an → Xe cứu thương.
Bước 3: Xét theo biển báo: Xe nào thấy biển báo ưu tiên sẽ được đi trước.
Bước 4: Xét theo yếu tố quyền tay phải không vướng: Xe nào đường phía bên tay phải không có xe thì được đi trước.
Bước 5: Xét theo hướng đi ưu tiên đi trước: Hướng rẽ phải → Hướng đi thẳng → Hướng rẽ trái.
Dựa trên 5 bước làm bài lý thuyết phần sa hình, bạn chỉ cần xét tuần tự từ bước 1 đến bước 5. Ví dụ: Xét bước 1 đến bước 2 đến bước 3,… nếu không có bước 4 thì bỏ và xét tiếp bước 5. Theo quy tắc như trên, bạn có thể giải được hết phần câu lý thuyết sa hình.
Lưu ý về mẹo học 450 câu lý thuyết lái xe B2
So với phần thi thực hành, phần thi lý thuyết dễ đậu hơn khi học bằng lái xe ô tô B2. Tuy nhiên, số lượng câu hỏi khiến nhiều người phải đau đầu khi học và nhớ. Vậy khi học mẹo cần có lưu ý gì, hãy theo dõi phần dưới đây:
- Chăm chỉ đến lớp: Học mẹo chỉ dễ khi bạn có nền tảng và hiểu những kiến thức cơ bản về lái xe ô tô và những thông tin liên quan. Khi đó, việc đến lớp chăm chỉ để được nghe giáo viên hướng dẫn là cách đơn giản nhất giúp bạn học mẹo nhanh hơn, dễ ghi nhớ hơn.
- Thực hành để quen với thực tế: Khi thực hành, bạn sẽ nhớ lâu hơn những kiến thức về lý thuyết đã học. Từ đó, việc ghi nhớ 450 câu với những mẹo trên cũng đơn giản hơn.
- Cố gắng đọc và tự giải hết 450 câu hỏi: Học mẹo là cách nhanh nhất và dễ nhất để bạn làm được phần lý thuyết. Tuy nhiên, trường hợp học mẹo chỉ nên là phương án dự trù để đảm bảo tỷ lệ đậu cao hơn. Không nên phụ thuộc vào học mẹo, không đọc qua và thử giải bộ đề lý thuyết trước sẽ khiến bạn bị ngợp và dễ “tạch” khi thi lý thuyết.
Những mẹo học lý thuyết lái xe B2 450 câu hỏi ở bài viết của Seoul Academy sẽ giúp các bạn dễ học, dễ nhớ, dễ áp dụng cũng như thêm phần tự tin khi làm bài thi chính thức. Chúc các bạn đạt được thành công trong kỳ thi bằng lái xe B2 sắp tới. Hãy theo dõi Seoul Academy để cập nhập thêm những thông tin mới nhất về học bằng lái xe ô tô nhé!