Những kiểu cắt móng tay sai cách và tác hại đến sức khỏe
- Mặc định
- Lớn hơn
Kiểu cắt móng tay sai cách gây ra không ít hậu quả không ngờ đến sức khoẻ của chúng ta. Vì vậy, bạn cần chú ý trong kỹ thuật thực hiện để tránh ảnh hưởng đến móng cũng như nhiễm khuẩn hoặc gây đau nhức do sai cách.
Móng tay và công dụng ít ai biết đến
Móng tay người được xem là một trong những bộ phận cứng rắn nhất của cơ thể (cùng với răng và xương). Móng cấu tạo bởi nhiều lớp chất sừng (Keratin), gồm có 3 lớp:
- Đĩa móng (nail plate): Cấu tạo chủ yếu bởi lớp sừng dày và phát triển suốt đời, là lớp bên ngoài cùng
- Giường móng (nail bed): Phần mô mềm ở dưới móng, có nhiều mao mạch máu, đây là thành phần chính giúp móng trở nên hồng hào
- Mầm móng: Chịu trách nhiệm nâng đỡ và phát triển móng
Những trường hợp cắt móng sai thường gặp
Do không chú ý, một số bạn thường mắc phải những sai lầm khi tiến hành cắt móng. Một số tình huống gặp phải gồm:
- Cắt móng quá sâu, đi vào phần thịt trên đầu ngón tay
- Lấy khóe móng sâu
- Dũa móng không cố định một hướng
- Cắt móng tay khi móng đang khô
Ngoài ra, khi chuẩn bị cắt móng nhưng bạn quên bước vệ sinh dụng cụ cũng là lỗi sai cơ bản nhất. Khi tự làm tại nhà nhiều bạn bỏ qua bước này do nghĩ là dụng cụ của gia đình, chỉ người nhà sử dụng. Tuy nhiên, vi khuẩn tích tụ là lý do dẫn đến nhiễm khuẩn ở móng nếu bạn không cẩn thận.
Tác hại của cắt móng sai cách
Việc sở hữu một bộ móng tay khỏe mạnh, giúp chúng ta bảo vệ các đầu ngón tay – nơi có rất nhiều dây thần kinh. Không những vậy, móng còn có chức năng bảo vệ, tăng độ nhạy cảm xúc giác ở các đầu ngón tay. Tuy vậy, nhiều người không chú ý bảo vệ, thực hiện kỹ thuật cắt móng sai cách làm ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe.
Chảy máu, gây vết thương hở
Cắt quá ngắn, cắt sát phần thịt là kiểu cắt móng tay sai cách mà hầu hết ai cũng từng mắc phải. Chắc hẳn không ít lần chúng ta bị chảy máu, hoặc tệ hơn là sưng, viêm,.. Bạn cần chú ý chiều dài của lưỡi bấm móng, dụng cụ làm móng để cắt với độ sâu vừa phải, tránh làm bị thương bản thân.
Gây đau nhức
Cắt móng tay quá sát, làm mỏng đi hay tổn thương các mô mềm ở ngay các đầu ngón. Điều này khiến da đầu ngón tay sưng tấy lên, gây đau đớn và chảy máu. Tổn thương nhẹ thì một chốc lát sẽ đỡ, nhưng nếu bị nặng đau nhức có thể kéo nhiều ngày.
Gây móng mọc ngược
Móng mọc ngược không chỉ là hậu quả của thói quen lấy khoé móng sâu mà còn là tác hại của kiểu cắt móng tay sai cách. Da là bộ phận cơ thể người có tính đàn hồi, khi móng quá sát da, nó có xu hướng bọc các đầu móng lại. Móng bị bao và mọc bên trong, khi nó dài ra và chọc vào thịt và gây viêm nhiễm trùng quanh móng, rất hay bị tái đi tái lại nhiều lần.
Nguy cơ nhiễm trùng cao
Các vết xước, tổn thương lên mô da ở đầu ngón tay, nơi mà chúng ta thường xuyên tiếp xúc với môi trường bụi bặm xung quanh. Từ đó gây tăng khả năng nhiễm trùng cao, nếu không có các biện pháp chữa trị có thể dẫn đến nguy cơ hoại tử.
Ngoài ra, kiểu cắt móng tay sai cách bạn cần tránh khác là cắt quá sâu vào phần rãnh khoé ở hai đầu móng. Điều này rất dễ nhận ra ở những chị em thường xuyên đi làm móng ở các cơ sở làm đẹp, phần móng hai bên khoé được yêu cầu lấy sâu hơn để giảm đau. Hành động động này có thể dẫn đến phản ứng do nhiễm vi khuẩn- gọi là Paronychia.
Tình trạng này một khi đã xuất hiện thì rất khó để chấm dứt hoàn toàn. Sưng viêm lâu ngày gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt mỗi ngày, để lâu ngày còn có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, nấm móng, gây mất thẩm mỹ lâu dài.
Đừng đưa bản thân vào những nguy cơ tiềm tàng, nếu bạn đã từng có phạm phải kiểu cắt móng tay sai cách ở trên thì nên dừng ngay lại và tìm hiểu các biện pháp khắc phục cũng như cách cắt móng tay đúng đắn hơn.
Biện pháp khắc phục tình trạng cắt móng hư
Nguyên nhân dẫn đến đau nhức, nguy cơ nhiễm trùng là do áp dụng cắt móng tay sai cách. Vì vậy, bạn cần điều chỉnh kỹ thuật thực hiện, ngoài ra, nếu đã bị tổn thương, bạn cần chú ý:
- Cố gắng chịu khó ngâm tay vào nước muối mỗi ngày tầm 5-10 phút.
- Hạn chế động nước, hãy nên mang bao tay chống nước mỗi khi sinh hoạt hay sử dụng các hoá chất(giặt đồ, rửa chén,…)
- Cắt triệt để phần móng chọc vào thịt
- Dùng kháng sinh, hoặc thuốc mỡ bôi lên vùng da bị tổn thương
- Theo các chuyên gia, tại một nail spa, một khách hàng có thể lây bệnh nấm móng cho các khách hàng khác nếu không có các biện pháp phòng ngừa. Nếu tình trạng không quá nghiêm trọng, bạn có thể tự cắt tại nhà.
- Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ làm móng
- Nếu tình trạng sưng viêm kéo dài, nên đi khám bác sĩ để có những điều trị kịp thời và dùng thuốc theo đơn.
Chú ý thao tác cắt móng để tránh sai kỹ thuật
Để không phạm phải kiểu cắt móng tay sai cách, bạn cần chú ý thao tác thực hiện. Cụ thể, những điểm cần lưu ý gồm:
- Trước khi cắt nên ngâm móng với nước tầm 5-10 phút làm móng mềm hơn và dễ cắt.
- Chừa lại phân từ 2mm phần móng mọc ra, tránh cắt quá sát.
- Cắt hai đầu móng quá ngắn cũng là kiểu cắt móng tay sai cách, cắt theo bờ xa móng, tuy nhiên nên giữ chiều dài móng hai bên bằng nhau
- Bỏ thói quen cắn móng, hoặc cạy móng, nếu móng mọc khoé dài, cắt đi thay vì xé đi
Ngoài ra, bên cạnh hạn chế kiểu cắt móng tay sai cách, bạn cần biết cách chăm sóc và duy trì một bộ móng khỏe mạnh
- Dũa móng: dũa bờ tự do giúp ngăn ngừa tách và nứt móng.
- Chăm sóc đúng cách phần tiểu bì móng, nếu phần tiếu bì mọc quá dày và gây mất thẩm mỹ, bạn có thể cắt đi, nhẹ nhàng tách phần da ra khỏi móng.
- Sơn móng: sơn móng chủ yếu là để che khuyết điểm móng và tăng độ cứng cho những móng yếu, tuy nhiên cách này cũng đem lại không ít rủi ro, tác dụng phụ không mong muốn. Bạn nên chọn lọc, và tìm hiểu kĩ những thành phần sơn móng trước khi thực hiện
- Sử dụng các chất giữ ẩm và làm cứng móng
- Bổ sung nhiều thực phẩm có lợi cho sự phát triển móng như thịt, cá hồi, dầu dừa, trứng,…
- Bổ sung vitamin C, sắt, amino axit, gelatin và biotin
Lời kết
Đừng tự khiến bản thân đối diện với nguy cơ nhiễm khuẩn vì kiểu cắt móng tay sai cách. Thao tác này đơn giản nhưng vẫn dễ mắc sai lầm dẫn đến hậu quả không đáng có. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có những biện pháp chăm sóc móng chuẩn xác, bảo vệ sức khỏe cho bản thân.