Khung giờ vàng khi ngủ tốt nhất giúp bạn luôn trẻ khỏe

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Giấc ngủ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cơ thể, sức khoẻ và tuổi thọ của con người. Vậy nên, tìm hiểu khung giờ vàng khi ngủ là điều cần thiết dù ở bất kỳ độ tuổi nào. Ngoài ra, ngủ đúng cách – ngủ đủ giấc cũng là lưu ý quan trọng để con người khoẻ mạnh và giữ gìn thanh xuân. Nếu muốn hiểu rõ hơn những vấn đề xoay quanh giấc ngủ, hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Những lợi ích khi ngủ đúng giờ, đủ giấc

Hiện nay, giấc ngủ không được người trẻ xem trọng vì đa số thời gian đều dành để học hành, làm việc hay chơi game, lướt web,… Tình trạng “đánh đổi sức khỏe” bằng thời gian dần phổ biến và trẻ hoá hơn. Bởi ít ai biết được lợi ích của việc ngủ đúng giờ, đủ giấc là gì. 

Do đó, trước khi tìm hiểu khung giờ vàng khi ngủ, hãy cùng Seoul Academy phân tích lợi ích khi cơ thể được ngủ đúng giờ, đủ giấc ngay sau đây:

  • Tốt cho não bộ: Sau một ngày dài mệt mỏi, giấc ngủ sâu là thời điểm lý tưởng để não bộ phục hồi và hoạt động các chức năng tốt hơn. Khi đó, não bộ được nghỉ ngơi. Vào sáng hôm sau, não sẽ hoạt động tốt hơn, dễ tập trung hơn, xử lý tình huống nhanh nhạy hơn. Ngược lại, nếu ngủ không đủ giấc và giấc ngủ không chất lượng, cơ thể sẽ mệt mỏi và không tỉnh táo để làm việc, học hành.
  • Cải thiện hệ miễn dịch: Một số chức năng của tế bào trong cơ thể được cải thiện tốt hơn khi bạn ngủ đủ giấc, đúng giờ. Chính điều này giúp ngăn ngừa một số căn bệnh nguy hiểm như cúm, HIV, ung thư,…
  • Ngăn ngừa các bệnh về tim mạch: Một trong những nguyên do của bệnh lý tim mạch xuất phát từ việc mọi người không ngủ đúng giờ, đủ giấc. Ngoài ra, khi ngủ trễ, cơ thể dễ đói và ăn vặt vào ban đêm. Điều này khiến cơ thể bị tích mỡ và có nguy cơ béo phì.
  • Ngăn ngừa lão hoá: Đây là lợi ích có thể nhận thấy rõ rệt sau thời gian tuân thủ khung giờ vàng khi ngủ. Các nếp nhăn hạn chế xuất hiện, chậm quá trình lão hoá, tinh thần sảng khoái hơn sau khi tỉnh dậy với giấc ngủ chất lượng. Theo các chuyên gia, các tế bào mới giàu sức sống sẽ thay thế tế bào chết, tế bào già cỗi của da khi chìm sâu vào giấc ngủ.
  • Bảo vệ sức khỏe gan: Ban đêm là khung giờ mà gan thực hiện các chức năng thải độc, trao đổi chất, chuyển hoá các chất lọc trong cơ thể,… Lúc này, ngủ trễ đồng nghĩa với việc gan không có thời gian để “làm việc”. Lâu dài, chức năng của gan sẽ bị suy giảm và cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 
Ngủ đúng giờ mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe
Ngủ đúng giờ mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe

Khung giờ vàng khi ngủ là khi nào?

Sức khỏe là lợi thế cạnh tranh của con người trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Và một trong những yếu tố giữ gìn sức khoẻ từ trẻ đó chính là điều chỉnh chế độ ngủ, tức là ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc. Thế nhưng, không phải ai cũng biết về khung giờ đi ngủ và thức dậy lý tưởng.

Các chuyên gia khuyên rằng từ 23h đến 1h sáng là khoảng thời gian cơ thể hoạt động các chức năng tốt nhất khi bạn chìm sâu vào giấc ngủ. Thế nhưng, đây không phải là thời điểm mà bạn mới bắt đầu đi ngủ. Để đảm bảo giấc ngủ có chất lượng, bạn cần 1-2 tiếng trước đó để cơ thể thư giãn và nghỉ ngơi. Tức là khoảng 21h – 22h là khung giờ vàng mà mọi người nên bắt đầu đi ngủ. Theo thời gian dài, duy trì thói quen ngủ ở khung giờ vàng sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và nhanh nhẹn, tỉnh táo hơn.

Khung giờ vàng khi ngủ là 21h - 22h
Khung giờ vàng khi ngủ là 21h – 22h

Với khung giờ vàng khi ngủ như trên thì nên thức dậy vào thời gian nào là hợp lý? Trung bình một người lớn cần ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi ngày. Chính vì vậy, khung giờ lý tưởng để thức dậy vào buổi sáng là 5h – 6h sáng. Ở thời điểm này, cơ thể sẽ hoàn toàn tỉnh giấc mà không bị buồn ngủ, mệt mỏi hay khó chịu bởi không khí trong lành và không gian yên tĩnh. Khi đó, tinh thần và cơ thể sẽ hoàn toàn được nạp lại năng lượng tích cực để bắt đầu ngày mới.

Ngủ bao lâu là đủ giấc? Các khung giờ cho từng độ tuổi

Bên cạnh việc ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc là yếu tố quan trọng để cơ thể khỏe mạnh và là bí kíp để kéo dài tuổi thọ. Theo đó, ở mỗi độ tuổi sẽ có thời gian ngủ khác nhau. Tham khảo bảng dưới đây để hiểu rõ thêm:

Độ tuổi Số giờ ngủ/ mỗi ngày
0-3 tháng tuổi 14-17 tiếng
4-11 tháng tuổi 12-15 tiếng
1-2 tuổi 11-14 tiếng
3-5 tuổi 10-13 tiếng
6-13 tuổi 9-11 tiếng
13-18 tuổi 8-10 tiếng
18-60 tuổi tối thiểu 7 tiếng – tối đa 10 tiếng mỗi ngày
61-64 tuổi 7-9 tiếng
65 tuổi trở lên 7-8 tiếng
Mỗi độ tuổi sẽ có số giờ ngủ khác nhau
Mỗi độ tuổi sẽ có số giờ ngủ khác nhau

Với quy tắc đối chiếu độ tuổi với số giờ ngủ mỗi ngày như trên, người càng trẻ thì số giờ ngủ càng nhiều. Nếu vào ban ngày, não bộ không tập trung, hay ngáp và buồn ngủ thì đây là dấu hiệu của vấn đề ngủ không đủ giấc.

Làm thế nào để đi ngủ đúng giờ? Mẹo giúp ngủ đúng giờ

Nhận thức được tầm quan trọng của giấc ngủ cũng như khung giờ vàng khi ngủ là tốt. Nhưng không phải ai cũng có thể đi ngủ vào 21h – 22h và thức dậy lúc 5h – 6h sáng hôm sau. Hơn nữa, nhiều người bị khó ngủ hoặc mắc các triệu chứng rối loạn giấc ngủ dù đã cố gắng nhắm mắt ngủ. Vậy phải làm thế nào để ngủ đúng giờ? Seoul Academy bật mí một số mẹo để dễ ngủ đúng giờ như sau:

  • Mẹo số 1: Không ăn trước khi đi ngủ ít nhất 3 tiếng. Tức là, nếu bạn đi ngủ lúc 21h thì bạn không được ăn sau 18h tối. Nhưng bạn cũng không nên để bụng quá đói trước khi đi ngủ. Khi cơ thể vẫn còn no hoặc ở tình trạng đói, cơ thể dễ bị rối loạn tiêu hoá và gây khó ngủ.
  • Mẹo số 2: Không sử dụng các chất kích thích như cafe, trà,… vào chiều tối, đặc biệt là những bạn mắc bệnh khó ngủ. 
  • Mẹo số 3: Không sử dụng điện thoại hay thiết bị điện tử trước khi ngủ. Thay vào đó, mọi người nên thư giãn bằng việc đọc sách, nghe nhạc, thiền,…
  • Mẹo số 4: Chuẩn bị không gian ngủ thoải mái, sạch sẽ, thơm tho. Hãy dọn dẹp căn phòng ngủ của bạn, hút bụi sạch sẽ, có thể sử dụng thêm tinh dầu để “thanh lọc” không gian ngủ!
  • Mẹo số 5: Không nên ngủ “giấc ngủ ngắn” vào buổi chiều hoặc chiều tối. Thói quen ngủ trong khung giờ 16h – 20h khiến mọi người khó ngủ vào ban đêm. Nếu muốn nghỉ ngơi, hãy ngủ vào 11h-1h trưa nhé!
  • Mẹo số 6: Duy trì thói quen ngủ sớm hằng ngày. Theo thời gian dài, cơ thể sẽ quen với giấc ngủ sớm. Khi đến giờ, cơ thể sẽ có phản xạ không điều kiện và bị buồn ngủ.
Mẹo dễ ngủ giúp bạn tránh tình trạng mất ngủ lâu dài
Mẹo dễ ngủ giúp bạn tránh tình trạng mất ngủ lâu dài

Tư thế ngủ đúng dễ chìm vào giấc ngủ

Với khung giờ vàng khi ngủ và một số mẹo dành cho những đối tượng khó ngủ như trên, bạn có thể kết hợp thêm các tư thế ngủ đúng để dễ chìm vào giấc ngủ hơn. Cụ thể là:

  • Đầu tiên, muốn ngủ ngon, dễ ngủ thì cơ thể khi nằm ngủ phải được thả lỏng, hít thở đều. Việc thả lỏng cơ thể cũng giúp bạn không bị mỏi vào sáng hôm sau.
  • Chọn tư thế nằm ngửa là hợp lý nhất khi ngủ. Cột sống, cổ và lưng được thư giãn hoàn toàn. Ngoài ra, bạn có thể kê thêm gối nhỏ ở dưới để gác chân. Như vậy, bạn sẽ bớt bị đau lưng cũng như giảm áp lực lên cột sống. Nằm ngửa cũng hạn chế da mặt bị nếp nhăn.
  • Nếu cảm thấy không thoải mái với tư thế nằm ngửa khi ngủ, bạn có thể nằm ngủ với tư thế nghiêng 1 bên. Tuy nhiên, đôi khi ngủ nghiên sẽ gây đau vai, hàm bị căng cứng. Lúc này, bạn cần kê thêm gối giữa 2 chân để căn chỉnh hông và cột sống.
Tư thế ngủ tốt nhất để chìm vào giấc ngủ là nằm ngửa
Tư thế ngủ tốt nhất để chìm vào giấc ngủ là nằm ngửa

Bài viết của Seoul Academy là toàn bộ nội dung về khung giờ vàng khi ngủ và thời điểm thức dậy lý tưởng trong ngày. Hy vọng thông tin trên sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức bổ ích. Hãy áp dụng ngay từ hôm nay để giữ gìn sức khoẻ và thanh xuân của mình nhé!

Xem thêm: Tổng hợp top 10 thức uống giúp tỉnh táo mà không cần cà phê

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

author-mobile
co-hang

Nguyễn Thuý Hằng

Trưởng Nhóm Giảng Viên, Chăm Sóc Da - Spa tại Seoul Academy – Trường Đào tạo Thẩm mỹ Quốc tế với hơn 12 năm kinh nghiệm Ngành Chăm Sóc Da, chứng chỉ thẩm mỹ Cidesco Thụy Sỹ 2011, chứng chỉ chuyên sâu Body Cibtac Singapore, ban giám khảo Hiệp hội ngành làm đẹp Asian.

BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
đăng ký ngay