Hướng dẫn các cách ứng xử của giáo viên với học sinh phù hợp

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Cách ứng xử của giáo viên với học sinh có vai trò vô cùng quan trọng với mục đích sau cùng của giáo dục. Đây có thể xem là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến hiệu quả đạt được của quá trình dạy vào học. Mặc dù hiểu được điều này nhưng hiện nay, thực trạng mối quan hệ giữa hai bên đang có những vấn đề tiêu cực. Vậy phải làm thế nào để tạo dựng lại chuẩn mực ứng xử thầy và trò này?

Tầm quan trọng của cách ứng xử của giáo viên với học sinh

Giáo viên là người trực tiếp ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách và tiếp thu kiến thức của học sinh. Còn cha mẹ có vai trò là hậu phương vững chắc để con em hoàn thành tốt nhiệm vụ này của mình. Vì vậy, nếu tạo lập được mối quan hệ giữa thầy và trò như ý thì hiệu quả đạt được là vô cùng tuyệt vời. Cụ thể, áp dụng đúng các quy tắc hành xử của thầy cô với học sinh giúp: 

Tạo môi trường học tập hoàn thiện

Thầy cô lắng nghe và yêu thương học sinh, các em ngoan ngoãn và học hành chăm chỉ chính là môi trường giáo dục hoàn thiện nhất. Để làm được điều này thì việc đối xử và giao tiếp của giáo viên với học sinh rất quan trọng. Chỉ có sự quan tâm, giảng dạy đúng mực mới khiến các em cố gắng học tập hơn để trở thành người có ích cho xã hội.

Ứng xử đúng mực tạo môi trường lớp học hoàn thiện

>>> Xem thêm: Cách ứng xử của giáo viên với phụ huynh – Như thế nào là phù hợp?

Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa học sinh và thầy cô 

Việc ứng xử đúng cách của thầy cô sẽ giúp mối quan hệ với các em học sinh trở nên tốt đẹp hơn. Các em hiểu được mình cần phải lịch sự và tôn trọng người dạy dỗ mình, đây chính là mối quan hệ văn minh nhất. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào việc giáo viên có cách giao tiếp như thế nào với mỗi tình huống thực tế. Và dĩ nhiên, để đạt được kết quả tuyệt vời cần có sự nỗ lực từ phía giáo viên rất nhiều.

Giảm áp lực và mệt mỏi 

Nếu mối quan hệ giữa hai bên tốt đẹp, môi trường học tập lành mạnh và hoàn thiện thì cả giáo viên và học sinh đều sẽ cảm thấy vui vẻ, thoải mái. Mỗi ngày đến trường là một ngày phấn khởi, học thêm nhiều điều hay lẽ phải. Giáo viên có được tâm trạng phù hợp để nỗ lực hơn, truyền đạt nhiều kiến thức hữu ích. Nhờ đó mà khi các em tốt nghiệp sẽ có đủ kiến thức, kỹ năng để giúp xã hội.

Cách hành xử đúng đắn giúp cả thầy và trò đều vui vẻ

Giúp học sinh phát triển trí tuệ và đạo đức

Việc áp dụng cách ứng xử của giáo viên với học sinh chuẩn mực còn giúp hình thành nên thế hệ “măng non” như mong muốn. Các em không chỉ phát triển về trí tuệ mà còn có lối sống, đạo đức phù hợp với xã hội văn minh. Trách nhiệm tạo nên những công dân tốt đẹp có ích cho đất nước của người giáo viên vô cùng lớn lao. Và ứng xử đúng cách chính là công cụ để thầy cô làm điều này.

Thực trạng mối quan hệ giữa thầy và trò tại nước ta 

Mỗi học sinh sẽ có một tính cách khác nhau, môi trường sống khác nhau nên từ đó hình thành nên cách đối nhân xử thế khác nhau. Cách đối xử này có thể đúng hoặc sai, và thầy cô cùng cha mẹ phải là người uốn nắn các em tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, khá nhiều học sinh đã thể hiện sự phản kháng rõ ràng của mình. Một số trường hợp học sinh đánh giáo viên đã xảy ra, gây xôn xao dư luận. 

Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp thầy cô vì chưa kịp điều tiết cảm xúc mà đã khiến học sinh tổn thương vì lời nói, hành động. Một số người lại không hiểu rõ và biết cách ứng xử của giáo viên với học sinh chuẩn mực, vô tình làm các em tự ti với bạn bè. Những hành động trên của cả hai bên đều có nguyên nhân phía sau, và vô hình chung đã khiến mối quan hệ khăng khít bị rạn nứt. 

Dù vậy, đây chỉ là một phần nhỏ trong rất đông các lớp học ở ngoài kia, nơi mà vẫn có những giáo viên hành xử vô cùng đúng mực. Vì vậy, nếu cảm thấy bản thân làm chưa tốt, những người đang giữ vai trò đào tạo có thể ngồi lại và nhìn về những gì đã xảy ra. Tìm hiểu rõ mọi vấn đề và học hỏi cách hành xử đúng đắn của một nhà giáo sẽ giúp xóa tan mọi hiểu lầm trong lớp học.

Cách ứng xử của giáo viên với học sinh chuẩn mực 

Thầy cô là người dẫn dắt học sinh phát triển đúng định hướng xã hội, mang đến kiến thức để các em xây dựng tương lai Tổ quốc. Đây là trách nhiệm và đồng thời cũng là nỗi mong mỏi của bất cứ ai đang theo nghề giáo. Thế nhưng, trên thực tế, việc thực hiện được nghĩa vụ này không hề dễ dàng. Những “người lái đò” đang ngày ngày cống hiến hoặc tương lai gõ đầu trẻ nên biết rằng phải:  

Công bằng giữa các em 

Yếu tố quan trọng nhất để học sinh phát triển toàn diện, cả về tính cách, thể chất và tinh thần chính là sự công bằng. Giáo viên đối xử công bằng với học sinh phải khiến các em cảm nhận được không em nào thua kém em nào, và các em có quyền được yêu thương ngang nhau. Người thầy cô không nên để cảm xúc cá nhân xen lẫn vào việc giảng dạy dẫn đến các hậu quả đáng ngại trong quá trình làm việc của mình. 

Công bằng là yếu tố quan trọng trong quá trình làm nghề giáo

>>> Xem thêm: 5 bước lập kế hoạch giảng dạy đầy đủ và thu hút học sinh

Lắng nghe chia sẻ của học sinh 

Bên cạnh công bằng, giáo viên còn cần lắng nghe và tôn trọng ý kiến của học sinh. Các em đang ở trong độ tuổi hình thành nên sự cảm quan với thế giới xung quan, học cách đối nhân xử thế. Chỉ cần một sai sót nhỏ trong việc thiếu quan tâm, lơ là học sinh, người thầy cô sẽ cảm nhận ngay được sự thay đổi. Hơn nữa, nếu không lắng nghe, giáo viên sẽ càng thêm mệt mỏi vì không hiểu học trò. 

Vì vậy, nếu có em học sinh phạm lỗi, thay vì chỉ trích gay gắt, người thầy, người cô nên chọn cách nhẹ nhàng hơn. Không có chuyện gì xảy ra là không có lý do, chỉ là người trong cuộc có thể hiểu hay không. Đôi khi, giáo viên sẽ cảm thấy bất ngờ với những gì học sinh chia sẻ và có thêm nhiều kinh nghiệm để giảng dạy. Bởi vốn dĩ, không có ai sinh ra đã trở thành người tốt ngay lập tức. Vì vậy hãy lắng nghe học sinh để có cách ứng xử của giáo viên với học sinh tốt nhất trong nhiều trường hợp.

Lắng nghe và tôn trọng giúp mối quan hệ cô trò khăng khít

Ứng xử đúng đắn, không phân biệt 

Ở tuổi học trò, các em vô cùng nhạy cảm, chỉ cần một hành động nhỏ cho thấy sự thiên vị, các em sẽ nhận ra ngay. Điều này có thể thấy rõ ràng trong việc một đứa bé sẽ tự nhiên gần gũi hơn với người mà mình cảm thấy an toàn. Do đó, dù vô tình hay hữu ý, thầy cô nên cố gắng hạn chế việc ứng xử phân biệt này. Bất cứ em học sinh nào cũng cần được yêu thương và quan tâm khi đến lớp. 

Có cách giao tiếp phù hợp với từng học sinh 

Mỗi đứa trẻ sở hữu một tính cách khác nhau, và điều này càng rõ ràng khi các em bước vào tuổi dậy thì. Muốn uốn nắn được các em vào nề nếp, ngoan ngoãn và biết phân biệt đúng sai thì cách ứng xử của giáo viên với học sinh rất quan trọng. Tùy vào mỗi em mà người thầy cô cần có cách giao tiếp khác nhau, thay vì áp đặt chung một phương pháp gây phản tác dụng. 

Mỗi em học sinh cần được giao tiếp bằng một cách khác nhau

Xây dựng hình mẫu tấm gương sáng cho học sinh noi theo 

Thầy cô luôn là tấm gương mẫu mực, tuyệt vời để các em học sinh noi theo, trong cả cách nói chuyện, học tập hay xử lý tình huống. Vì thế, nếu đã nhận trọng trách làm “người lái đò”, giáo viên cần xây dựng hình mẫu chuẩn mực trước các em. Trong đó, nhất thiết người thầy cô phải cho các em thấy, mỗi người đều phải có tấm lòng bao dung, hiếu thảo, chan hòa và nghĩa tình. 

Thầy cô phải là tấm gương sáng cho học sinh

Những hạn chế trong giao tiếp và ứng xử của giáo viên với học sinh 

Mặc dù chúng ta luôn bàn luận về vấn đề cách cư xử của giáo viên với học sinh sao cho đúng. Nhưng thực tế, khi áp dụng, giáo viên cũng gặp rất nhiều hạn chế và khiến quá trình tiếp cận, làm thân với học sinh trở nên khó khăn hơn: 

Không cùng thế hệ, ngôn ngữ khác biệt

Khó khăn của nghề giáo viên gặp phải khi nói chuyện với học sinh chính là sự khác biệt về tuổi tác, thế hệ. Chỉ cách nhau 5 tuổi, giáo viên đã cảm thấy có rào cản về ngôn ngữ đối với thế hệ gen Z hiện nay. Học sinh thời nơi khác xưa với trước đây, hầu hết đều được tiếp cận với công nghệ, internet từ sớm. Do đó, học sinh sẽ có những thay đổi và tâm sinh lý khác biệt. 

Trong khi đó, giáo viên đang còn ở thế hệ cũ, không thể tiếp cận nhanh chóng những điều mới mẻ trong xu hướng: từ thời trang, cách nói chuyện, những lời đùa xu hướng, … Từ đó, giữa giáo viên và học sinh luôn xảy ra những bất đồng trong ngôn ngữ và cách cư xử. 

Học sinh và giáo viên đang có khoảng cách tuổi rất lớn
Học sinh và giáo viên đang có khoảng cách tuổi rất lớn

Giáo viên vẫn coi học sinh là con nít 

Với sự tiếp cận với máy tính từ sớm, học sinh dù nhỏ tuổi hay đã học cấp 3 đều đã có những suy nghĩ riêng của mình và luôn muốn được người khác công nhận, tôn trọng ý kiến cá nhân. Ấy thế nhưng, hầu hết giáo viên lại luôn coi học sinh là những đứa trẻ chưa hiểu chuyện, chưa suy nghĩ sâu xa về một vấn đề. 

Vậy nên, một số giáo viên thường phớt lờ ý kiến cũng như chia sẻ của học viên, luôn giữ định kiến mình là đúng với lý do muốn tốt cho học sinh. Điều này khiến học sinh “không phục” và cảm thấy bản thân mình không có tiếng nói. Từ đó, khoảng cách giữa học sinh và giáo viên ngày càng xa. 

Học sinh và giáo viên vẫn chưa có tiếng nói chung 

Học sinh và giáo viên cách độ tuổi khá lớn, do đó từng hành vi, suy nghĩ và cách thể hiện bên ngoài đều khác nhau. Do đó, cả 2 đối tượng này rất khó để có tiếng nói chung. Khi tiếng nói chung chưa có, ai cũng nghĩ mình là đúng thì tình trạng không hiểu nhau sẽ xảy ra. 

Học sinh tiểu học vẫn đang còn quá nhỏ 

Đối với các học sinh tiểu học, khoảng cách giữa học sinh và giáo viên càng lớn hơn khi học sinh đang còn quá bé và luôn có cảm giác sợ sệt giáo viên của mình. Do đó, bé không thể thoải mái với từng hành động cũng như giao tiếp của mình. Đây cũng chính là một trong những hạn chế trong giao tiếp ứng xử của giáo viên tiểu học với học sinh. 

Học sinh tiểu học vẫn chưa cởi mở với giáo viên
Học sinh tiểu học vẫn chưa cởi mở với giáo viên

Xem thêm: Những khó khăn của giáo viên tiểu học đang phải đối mặt hiện nay

Lời kết

Có thể thấy, không dễ để hình thành và phát triển cách ứng xử của giáo viên với học sinh chuẩn mực. Tuy nhiên, Seoul Academy tin rằng, bất cứ người thầy cô nào khi đã chấp nhận gánh vác trọng trách cao quý này đều muốn mang đến giá trị tốt đẹp. Vì vậy, mỗi chúng ta đều cần phải cố gắng hơn nữa, để quá trình gieo hạt sẽ có ngày thu được quả ngọt, tạo nên những công dân tốt đẹp cho đất nước.

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

author-mobile
co-hang

Nguyễn Thúy Hằng

Trưởng Nhóm Giảng Viên, Chăm Sóc Da - Spa tại Seoul Academy – Trường Đào tạo Thẩm mỹ Quốc tế với hơn 12 năm kinh nghiệm Ngành Chăm Sóc Da, chứng chỉ thẩm mỹ Cidesco Thụy Sỹ 2011, chứng chỉ chuyên sâu Body Cibtac Singapore, ban giám khảo Hiệp hội ngành làm đẹp Asian.

BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN