Hợp đồng học nghề là gì? Quy định về mẫu hợp đồng đào tạo nghề
Ngày nay, việc sử dụng hợp đồng đào tạo dạy nghề để bảo đảm quyền lợi của học viên và trung tâm đào tạo nghề. Nhưng hợp đồng học nghề có được xác lập và đúng theo quy định của pháp luật hay không thì nhiều người vẫn chưa hiểu rõ. Dưới đây là các quy định về hợp đồng học nghề cũng như những thông tin liên quan để học viên và trung tâm dạy nghề có thể tham khảo thêm.
Hợp đồng học nghề là gì?
Học nghề là hình thức đào tạo nghề phổ biến ở nước ta. Đối với học nghề, pháp luật cũng như Bộ Lao động có những nội dung, phân loại,… rất đặc biệt về hợp đồng học nghề.
Dưới góc độ pháp lý, hợp đồng học nghề chính là văn bản minh chứng cho sự thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ giữa người học nghề (còn được gọi là học viên) và người đứng đầu cơ sở đào tạo nghề. Định nghĩa này được trích trong quy định của Luật dạy nghề 2006.
Không giống như ngày trước, học nghề hiện nay cần được xác lập bằng hợp đồng học nghề. Điều này giúp học viên yên tâm về quyền lợi học tập cũng như giúp doanh nghiệp đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ và học viên cần tuân thủ quy chế của nhà trường.
Trường hợp nào cần giao kết hợp đồng dạy học nghề?
Thông thường, hợp đồng học nghề sẽ được giao kết trong một số trường hợp nhất định để bảo vệ quyền lợi của đôi bên, cụ thể như sau:
- Học nghề trình độ sơ cấp.
- Học nghề tại các cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.
- Doanh nghiệp tuyển người vào học nghề để làm việc cho doanh nghiệp.
- Học nghề tại các cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.
Hợp đồng học nghề được giao kết bởi người học nghề và trung tâm đào tạo nghề, còn được gọi là bên A và bên B.
Quy định về mẫu hợp đồng đào tạo nghề mới nhất
Chính vì hợp đồng dạy nghề có tầm quan trọng nhất định với 2 bên liên đới nên các quy định về hợp đồng học nghề cũng cần phải tìm hiểu kỹ càng và rõ ràng. Đê từ đó, bạn có thể lập được bản hợp đồng chuẩn và đúng pháp luật.
Hợp đồng học nghề có những nội dung gì?
Theo quy định, nội dung hợp đồng học nghề phải được được điểm đầy đủ thông tin của 2 bên giao kết hợp đồng cũng như quyền hạn và nghĩa vụ. Nhưng để biết cụ thể hợp đồng học nghề có những nội dung gì, bạn có thể tham khảo những hạng mục dưới đây:
- Tên nghề học hay tên nghề đào tạo, kỹ năng nghề.
- Địa điểm học và địa điểm thực tập.
- Khoá học được hoàn thành trong thời gian bao lâu?
- Mức học phí đóng để học nghề.
- Vi phạm hợp đồng sẽ phải bồi thường những gì?
Trong đó: Các thỏa thuận trong nội dung hợp đồng học nghề được được trái với pháp luật và đạo đức. Những nội dung trên sẽ được liệt kê theo từng điều khoản, lập thành 2 bản và mỗi bên giữ một bản.
Hợp đồng học nghề có thời hạn bao lâu?
Hợp đồng học nghề có thời hạn bao lâu? Đó là câu hỏi được nhiều người học nghề muốn tìm hiểu để đi đến quyết định có nên học nghề hay không. Thực tế, pháp luật không quy định về thời hạn học nghề. Điều này có nghĩa là trung tâm đào tạo nghề và học viên có thể tự thỏa thuận về vấn đề thời hạn học nghề.
Tuy nhiên, hợp đồng đào tạo nghề có thể bị vô hiệu với mức độ vô hiệu từng phần và vô hiệu toàn bộ.
- Hợp đồng vô hiệu từng phần là khi có một hoặc một số nội dung trong hợp đồng bị trái theo quy định của pháp luật. Nhưng các điều khoản khác vẫn được giữ nguyên và có hiệu lực.
- Hợp đồng học nghề vô hiệu toàn phần là khi hợp đồng có toàn bộ nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật.
Hợp đồng học nghề được ký mấy lần?
Bên cạnh thời hạn học nghề, hợp đồng học nghề được ký mấy lần là điều mà nhiều bạn học viên thắc mắc. Bởi vì học viên cũng như trung tâm đào tạo nghề khi lập bản hợp đồng phải ký và giữ bản hợp đồng của mỗi bên.
Hiện nay, không có quy định nào bắt buộc hợp đồng học nghề được ký kết với số lần nhất định. Khi đó, học viên hay người học nghề có thể ký nhiều lần cho đến khi đủ điều kiện thèm theo. Việc giới hạn số lần ký tên chỉ áp dụng đối với hợp đồng thử việc, hợp đồng lao động,…
Mẫu hợp đồng học nghề chuẩn theo pháp luật
Đối với mẫu hợp đồng học nghề, người học nghề và trung tâm đào tạo chỉ cần biên soạn đầy đủ nội dung đã quy định như ở phần trên. Lưu ý là bản hợp đồng học nghề sẽ được lập thành 2 bản, trong đó mỗi bên sẽ giữ một bản.
Dưới đây là mẫu hợp đồng học nghề đúng nhất với quy định của pháp luật mà bạn có thể tham khảo:
HỢP ĐỒNG HỌC NGHỀ
(Số:…………/HĐHN)
Hôm nay, ngày……………tháng………..năm, Tại…………………..
Chúng tôi gồm có:
BÊN DẠY NGHỀ (BÊN A):………………………
Địa chỉ:……………………………………………………
Điện thoại:……………………………………………….
E-mail:……………………………………………………..
Do ông (bà):……………………………………………..
Chức vụ:…………………………………………………..làm đại diện.
BÊN HỌC NGHỀ (BÊN B):…………………………..
Họ và tên:…………………………………………………….
Sinh ngày/ tháng/ năm:………………………………….
Trình độ văn hoá:…………………………………………..
Hộ khẩu thường trú tại:………………………………….
Chỗ ở hiện tại:………………………………………………
Giấy tạm trú số……………do Công an……………cấp ngày…………………
Điện thoại:……………………………………………………
CMND:………………………………… hoặc hộ khẩu số:…………………………………..
Cấp ngày………..tháng……….năm…………., Tại…………………
Hai bên cùng thỏa thuận ký hợp đồng với những nội dung sau:
ĐIỀU 1: NGHỀ HỌC VÀ ĐỊA ĐIỂM HỌC
1.1. Trung tâm đào tạo nghề……….cho anh (chị)……………..theo đúng hợp đồng số……từ ngày……tháng……năm……..đến ngày…….tháng…….năm…….
1.2. Địa điểm học:
Tại Trung tâm dạy nghề:………………………………
Công ty:…………………………………………………….
- Cơ sở 1:…………………………………………..
- Cơ sở 2:…………………………………………..
ĐIỀU 2: CHẾ ĐỘ HỌC NGHỀ
2.1. Thời gian học nghề:……….. tháng (Bằng……tuần,……….giờ)
2.2. Thời gian học trong ngày:
Sáng từ …..đến…….
Chiều từ…….đến…….
Tối từ………đến………
2.3. Chế độ nghỉ ngày chủ nhật và tất cả ngày Lễ Tết theo quy định của Nhà nước.
2.4. Học sinh được cấp phát
- Thẻ học viên
- Tài liệu học tập: Đại cương và chuyên ngành
2.5. Người học được học trong điều kiện và vệ sinh theo quy định hiện hành của Nhà nước.
ĐIỀU 3: QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B
3.1. Nghĩa vụ của bên B:
- Bên B phải làm đầy đủ thủ tục nhập học và đóng học phí theo quy định mới được vào học.
- Trong học tập tuyệt đối chấp hành nội quy của lớp học, quy chế của trung tâm và quy định của pháp luật. Nếu vi phạm phải bồi thường toàn bộ học phí của khoá học và những tổn thất gây ra, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
3.2. Quyền của bên B:
- Học viên có quyền đề xuất, đóng góp ý kiến kiến xây dựng để đảm bảo quyền lợi cho mình và xây dựng trung tâm ngày càng phát triển.
- Người nhập học hoặc đang học nếu vì lý do nào đó mà chưa tham gia học được thù trung tâm sẽ xét để bảo lưu và được học lại (Thời gian bảo lưu không quá…… tháng).
- Bên B được học tập lý thuyết và thực hành nghề đảm bảo đủ thời gian, nội dung chất lượng theo chương trình của trung tâm đã đề ra theo quy định của Bộ LĐTB&XH.
- Bên B được kiểm tra trình độ lý thuyết, tay nghề và được cấp chứng chỉ theo quy định. Những học viên có kết quả học tập tốt có nguyện vọng được giới thiệu thực tập tại……………. và tiếp tục đăng ký học các lớp nâng cao.
ĐIỀU 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A
4.1. Nghĩa vụ
Thực hiện đầy đủ những điều kiện cần thiết đã cam kết trong hợp đồng đào tạo nghề để bên B học tập đạt hiệu quả, bảo đảm theo hợp đồng đã ký.
4.2. Quyền hạn
Bên A có quyền điều chuyển bên B giữa các lớp và thay đổi, tạm hoãn, kỷ luật và chấm dứt hợp đồng với các trường hợp bên B vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật.
Học viên được hoặc phải chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề trước thời hạn trong các trường hợp (có đầy đủ giấy tờ hợp pháp và có căn cứ rõ ràng) sau đây:
- Đi nghĩa vụ quân sự
- Lý do sức khoẻ
- Vi phạm pháp luật của Nhà nước và quy chế của trung tâm đào tạo
ĐIỀU 5: ĐIỀU KHOẢN CHUNG
5.1. Những thỏa thuận khác: …………………………………………………….
5.2. Hợp đồng đào tạo nghề có hiệu lực từ ngày…….tháng……năm…….đến ngày……tháng……..năm………
Hợp đồng đào tạo nghề được lập thành 02 bản mỗi bên giữ một bản có giá trị như nhau.
Khi nào hợp đồng học nghề chấm dứt?
Theo quy định, bản hợp đồng học nghề chấm dứt khi người học nghề đơn phương chấm dứt hợp đồng và không được trả lại học phí. Trong một số trường hợp đặc biệt như người học nghề đi nghĩa vụ quân sự theo lệnh kêu gọi của nhà nước, do ốm đau nặng, tai nạn, trong thời kỳ thai sản hay điều kiện gia đình khó khăn thì người học nghề được trả lại học phí của thời gian học còn lại.
Ngoài ra, nếu trung tâm đào tạo nghề đơn phương chấm dứt hợp đồng học nghề thì phải báo cho người học nghề biết trước, khoảng thời gian ít nhất 3 ngày. Hơn nữa, cơ sở dạy nghề phải trả lại toàn bộ học phí cho người học nghề. Ngoại trừ một số điều kiện bất khả kháng theo quy định của pháp luật dân sự.
Nói tóm lại, hợp đồng học nghề là văn bản cần thiết để đảm bảo quyền lợi của học viên cũng như trung tâm đào tạo nghề. Chính vì vậy, việc tìm hiểu hợp đồng và các quy định về hợp đồng học nghề càng sớm càng tốt. Hi vọng qua bài viết của Seoul Academy, các bạn có thể chắt lọc được nhiều thông tin hữu ích cho bản thân và nghề nghiệp sau này. Chúc các bạn thành công!
Bạn có nhu cầu tìm hiểu khóa học nghề – Liên hệ Seoul Academy ngay để nhận tư vấn miễn phí.