Giỗ tổ nghề may là ngày nào? Những điều cần biết về ngày giỗ tổ
Giỗ tổ nghề may mặc đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của những người làm nghề. Nhằm giúp cho những người trong nghề biết rõ hơn về ngày lễ này, dưới đây là những thông tin mà bạn nhất định không nên bỏ qua.
Giỗ tổ nghề may là ngày mấy?
Không chỉ riêng mỗi nghề may mà các nghề như điện ảnh, diễn viên, nail, spa… đều có một ngày giỗ tổ nghề trong một năm. Nhiều người thắc mắc rằng giỗ tổ ngành may là ngày nào thì câu trả lời là ngày 12/12 âm lịch hàng năm.
Trong một năm, những người làm trong nghề may mặc sẽ phải cúng giỗ tổ nghề may một lần vào chính ngày đó. Vào ngày này, các nơi như Trạch Xá (Hà Nội) và Hội An (Quảng Nam) là hai địa điểm thường xuyên làm lễ cúng rất lớn và nhộn nhịp nhất.
Giỗ tổ nghề may bắt nguồn thì từ một người phụ nữ làm nghề dệt may tại làng Trạch Xá (Hà Nội). Bà chính là người đã truyền đạt nghề may cho những người trong quê hương của bà. Từ sau khi bà mất đi, người dân đã chọn ngày 12/12 âm lịch là ngày lễ để cúng giỗ nghề, đồng thời tôn bà là người tổ nghề may. Cũng chính từ đó, nghề may càng trở nên phát triển và được nhiều người con gái Việt Nam lựa chọn để theo đuổi nghề.
Trong những năm trở lại đây, tầm quan trọng của ngày giỗ nghề may đã được nhiều người quan tâm và chú trọng và họ mong muốn thể hiện tấm lòng chân thành của mình đến với bậc thầy tổ nghề.
Vì sao phải cúng giỗ tổ nghề may?
Giỗ tổ nghề may không chỉ là một hành động tôn sùng tổ nghề mà còn là một nét đẹp truyền thống văn hóa của những người làm việc trong ngành may mặc. Giỗ tổ nghề may mang lại nhiều ý nghĩa khác nhau mà những người trong nghề cần biết để lưu giữ nét đẹp của truyền thống này.
Trước hết, cúng giỗ tổ nghề may là một hành động nhằm tôn vinh, tôn trọng và thể hiện lòng thành tâm của mình đến với Tổ nghề. Đây chính là hành động thể hiện sự biết ơn đến với người đã sáng lập ra nghề. Tinh thần “ uống nước nhớ nguồn” luôn sống mãi trong tâm của những người làm nghề may.
Hơn nữa, giỗ tổ nghề may còn là một dịp giúp cho những người trong ngành có cơ hội gặp mặt, trò chuyện, chia sẻ cho nhau những câu chuyện nghề nghiệp của mình. Nhân cơ hội gặp gỡ này, các thợ hãy nên làm quen nhau để cùng học hỏi thêm nhiều kỹ năng làm việc từ những người trong ngành.
Bên cạnh đó, hành động này cũng có ý nghĩa mong muốn Tổ nghề có thể phù hộ cho công việc thuận lợi và làm ăn phát đạt ngày càng lớn hơn. Mục đích của lễ này còn thể hiện mong muốn tránh xa những rủi ro, xui xẻo và tránh được những điều không may mắn để cho công việc của mình.
Các người thợ may có thể lập bàn thờ tại các đền miếu hoặc tại nhà, cửa hàng của mình để tiện lợi làm các lễ cúng bái. Sau một năm làm việc thành công và phát đạt, họ sẽ làm lễ tạ ơn để thể hiện lòng thành cảm ơn chân thành đến Tổ nghề may đã phù hợp cho công việc.
Nên chuẩn bị những gì trong ngày giỗ tổ nghề may?
Biết ngày giỗ nghề thôi là chưa đủ mà các người thợ cần phải biết chuẩn bị những vật dụng để làm lễ trong ngày giỗ tổ nghề may. Tuy nhiên tùy thuộc vào từng nét văn hóa của từng vùng miền và khả năng kinh tế sẽ có những cách chuẩn bị khác nhau để làm mâm cúng giỗ tổ nghề may để dâng hương.
Để giúp cho những người trong ngành may bỏ sót những điều quan trọng, dưới đây là những vật mà bạn nhất định phải chuẩn bị đầy đủ cho ngày làm lễ giỗ tổ nghề.
- Nến và nhang: Đây đều là những vật vô cùng quan trọng và không thể thiếu ở bất cứ các dịp cúng bái nào tại Việt Nam. Bạn có thể lựa chọn những loại nến có các hình hoa văn để làm cho mâm lễ nổi bật hơn.
- Mâm ngũ quả: Nên chuẩn bị đầy đủ mâm ngũ quả để dâng hương. Bạn có thể tùy chọn những loại quả mà mình yêu thích để sử dụng cho mâm lễ. Tuy nhiên, bạn nên ưu tiên lựa chọn 5 loại trái cây cúng tổ nghề may như chuối, Phật thủ, dưa hấu, nho, đu đủ và chọn loại quả to, căng và tròn để nhìn hài hòa hơn.
- Hoa: Ưu tiên chọn những bông hoa như hoa cúc vàng, hoa ly, hoa hồng. Bạn có thể chọn màu hoa yêu thích nhưng nên phù hợp với tình huống của mình.
- Trầu cau: Sử dụng cau tươi hoặc cau khô đều có thể được.
- Gà luộc: Bất cứ mâm cỗ nào cũng đều có sự xuất hiện của con gà luộc. Nên chọn những con gà to, màu đỏ và chắc chắn để cửa hàng luôn hoan hỉ và phát tài. Tuy nhiên nếu như có điều kiện hơn, bạn có thể lựa chọn đầu heo để thay thế.
- Các loại giấy cúng tổ nghề.
Bên cạnh đó, bạn có thể chuẩn bị thêm các loại như bánh, xôi, chè, kẹo, gạo, muối…. để làm cho mâm cúng giỗ tổ ngành may được đầy đặn và sang trọng hơn.
Các nghi thức trong ngày cúng giỗ tổ nghề may
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ cho mâm cúng giỗ tổ nghề may sẽ đến phần các nghi thức thực hiện trong ngày giỗ nghề may. Thường thì người chủ trì cho buổi lễ thường sẽ là những người cao tuổi, đa phần là những người có tài cao. Chính người này sẽ đứng ra đọc các bài cúng giỗ tổ thợ may và làm lễ.
Lễ cúng thường được thực hiện vào buổi sáng sớm hoặc giữa buổi sáng. Người thợ cần phải chuẩn bị đầy đủ các đồ vật, mâm lễ để dâng hương lên Tổ nghề. Mỗi người cần phải chỉnh chu về trang phục và không được sử dụng những loại trang phục hở hang làm mất lịch sự.
Trong lễ khấn vái là những lời cảm ơn Tổ nghề đã sinh ra nghề và đã tạo ra công việc cho họ. Người chủ trì sẽ đảm nhận đọc hết toàn bộ bài cúng giỗ tổ thợ may to, rõ ràng và thực hiện theo đúng quy trình.
Những điều cần chú ý khi làm giỗ tổ nghề may
Khi thực hiện nghi thức giỗ tổ nghề may, các người thợ cần phải hiểu hết về những nghi thức và mọi quy trình thực hiện để tránh những điều không mong muốn. Bên cạnh đó, để ngày giỗ nghề được diễn ra tốt đẹp và thành công hơn, dưới đây là những điều cần chú ý khi làm giỗ tổ nghề may.
- Cần có sự đầu tư, chỉnh chu về các nghi thức bao gồm cách chuẩn bị các lễ vật và các bài cúng để thể hiện lòng thành kính đến Tổ nghề.
- Nên chọn buổi sáng để thực hiện nghi thức cúng giỗ tổ nghề là tốt nhất.
- Những loại vật dâng hương đều phải là những đồ tươi, mới và lúc mua không được trả giá, kì kèo sẽ làm ảnh hưởng đến lợi lộc cho gia chủ.
- Những người thực hiện nghi thức cúng giỗ tổ nghề may cần phải ăn mặc lịch sử, chỉnh chu.
- Tâm của những người trong nghề cần phải nghiêm túc, một lòng hướng đến những người đã sáng lập ra nghề.
- Nên làm nghi thức giỗ nghề đúng ngày.
Giỗ tổ nghề may là một truyền thống đẹp đẽ cần được phát huy cho những thế hệ sau này. Đối với những người trong nghề cũng cần tìm hiểu sâu hơn để biết được những điều nên và không nên làm trong ngày giỗ quan trọng này.
Xem thêm: Học may ở đâu tốt TPHCM? Top 8 địa chỉ học nghề may uy tín