- Default
- Bigger
Hiện nay, sinh viên tốt nghiệp kinh tế đối ngoại không chỉ có kiến thức chuyên môn vững vàng mà còn sở hữu những kỹ năng mềm trong giao tiếp, ngoại ngữ, đàm phán… Đây chính là những lợi thế cạnh tranh của sinh viên kinh tế đối ngoại trong thị trường đầy biến động. Vậy học kinh tế đối ngoại ra làm gì? Khám phá những nghề nghiệp phù hợp cùng mức lương hấp dẫn cho sinh viên kinh tế đối ngoại.
Học kinh tế đối ngoại ra làm gì?
Sinh viên học ngành kinh tế đối ngoại có rất nhiều lựa chọn nghề nghiệp hấp dẫn kể cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Một số công việc phổ biến khi sinh viên ra trường như:
- Chuyên viên phân tích kinh tế/thị trường
- Làm việc tại các doanh nghiệp quốc tế
- Làm việc tại ngân hàng thương mại
- Làm việc trong cơ quan nhà nước
- Làm việc trong ngành tài chính
- Giảng viên/ nghiên cứu viên
- Tự khởi nghiệp
Chuyên viên phân tích kinh tế/thị trường
Đây là một trong những vị trí hấp dẫn nhưng cũng đầy thách thức của sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế đối ngoại. Công việc của phân tích viên sẽ bao gồm các đầu mục cụ thể như:
- Nghiên cứu và thu thập dữ liệu: Phân tích và nghiên cứu chuyên sâu và tình hình kinh tế vĩ mô, các chính sách và xu hướng thị trường trong và ngoài nước.
- Phân tích, đánh giá dữ liệu và thông tin: Phân tích, dự báo xu hướng thị trường và đưa ra các khuyến nghị cho các doanh nghiệp hoặc tổ chức.
- Xây dựng báo cao và đề xuất: Tổng hợp các kết quả phân tích thành báo cáo chi tiết và đề xuất với ban lãnh đạo liên quan đến lĩnh vực mà doanh nghiệp đang phát triển.
Các chuyên viên phân tích có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Các doanh nghiệp có các hoạt động kinh doanh, lĩnh vực tài chính, ngành công nghệ thông tin…
Làm việc tại các doanh nghiệp quốc tế
Nếu bạn đang băn khoăn không biết học kinh tế đối ngoại ra làm gì thì có thể tham khảo các doanh nghiệp quốc tế. Sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế đối ngoại có nhiều cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp quốc tế bởi khả năng ngoại ngữ và chuyên môn.
Một số vị trí phù hợp cho sinh viên học kinh tế đối ngoại khi làm việc tại các doanh nghiệp quốc tế có thể kể đến như: Chuyên viên kinh doanh quốc tế, chuyên viên xuất nhập khẩu, chuyên viên quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu, chuyên viên tài chính quốc tế…
Làm việc tại ngân hàng thương mại
Tốt nghiệp ngành học kinh tế đối ngoại ra làm gì? Chắc chắn không thể bỏ qua các công việc phù hợp tại những ngân hàng thương mại, đặc biệt là những vị trí liên quan đến các hoạt động kinh doanh và tài chính quốc tế.
Một số vị trí tại ngân hàng thương mại mà bạn có thể ứng tuyển khi học kinh tế đối ngoại như:
- Chuyên viên tín dụng doanh nghiệp
- Chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp
- Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế
- Nghiệp vụ ngân hàng đầu tư
Làm việc trong cơ quan nhà nước
Sinh viên học kinh tế đối ngoại còn có nhiều cơ hội làm việc trong các cơ quan nhà nước, góp phần vào việc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. Bạn có thể làm việc tại Bộ ngoại giao, bộ công thương, bộ kế hoạch và đầu tư… Với các vị trí cụ thể như:
- Chuyên viên kinh tế đối ngoại,
- Chuyên viên thương mại,
- Chuyên viên kinh tế đối ngoại,
- Chuyên viên phân tích kinh tế tại các ngân hàng nhà nước, các sở công thương, sở kế hoạch và đầu tư tại địa phương…
Làm việc trong ngành tài chính
Ngành tài chính là một trong những lĩnh vực hấp dẫn, đầy tiềm năng cho sinh viên tốt nghiệp kinh tế đối ngoại. Với khối kiến thức, khả năng phân tích, sinh viên ngành kinh tế đối ngoại có thể đảm nhận nhiều vị trí khác nhau trong ngành tài chính.
Một số vị trí công việc phổ biến trong ngành tài chính có thể kể đến như:
- Chứng khoán: Thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán trên thị trường, tối ưu hóa lợi nhuận cho khách hàng.
- Quỹ đầu tư: Xây dựng và quản lý danh mục đầu tư cho khách hàng, tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.
- Bảo hiểm: Tận dụng các kiến thức về kinh tế đối ngoại phân tích cho khách hàng hiểu rõ những rủi ro về kinh tế, thiết kế các sản phẩm bảo hiểm phù hợp với nhu cầu của khách hàng, bảo vệ mọi người khỏi các rủi ro tài chính khác.
Giảng viên/ nghiên cứu viên
Đối với những người yêu thích các hoạt động nghiên cứu, chia sẻ kiến thức thì con đường trở thành giảng viên/nghiên cứu viên cũng là một lựa chọn vô cùng đáng giá đối với sinh viên học kinh tế đối ngoại.
Cụ thể giảng viên sẽ có nhiệm vụ giảng dạy các môn học liên quan đến kinh tế đối ngoại tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Đồng thời hướng dẫn sinh viên thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn tốt nghiệp.
Trong khi đó, nghiên cứu viên sẽ thực hiện nghiên cứu các vấn đề kinh tế đối ngoại. Các nghiên cứu viên thường sẽ làm việc tại các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu hoặc các tổ chức quốc tế.
Nhìn chung đây cũng là một trong những nghề nghiệp có mức thu nhập ổn định, có nhiều cơ hội thăng tiến.
Tự khởi nghiệp
Tự khởi nghiệp, xây dựng doanh nghiệp và theo đuổi đam mê cũng là lựa chọn rất thích hợp với những người theo học ngành kinh tế đối ngoại. Với kiến thức và kỹ năng đa dạng về lĩnh vực kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế và khả năng ngoại ngữ, sinh viên tốt nghiệp kinh tế đối ngoại hoàn toàn có thể tự khởi nghiệp lĩnh vực mà mình yêu thích.
Một số lĩnh vực khởi nghiệp tiềm năng có thể kể đến như: Xuất nhập khẩu, thương mại điện tử, du lịch, công nghệ, giáo dục…
Để tự khởi nghiệp, bạn cần chuẩn bị ý tưởng kinh doanh, lên kế hoạch kinh doanh chi tiết, chuẩn bị nguồn vốn, xây dựng đội ngũ nhân sự và trang bị kiến thức, kỹ năng để tự lèo lái con thuyền của chính mình.
See also: Học trung cấp nghề gì dễ xin việc làm ngay sau khi ra trường?
Học kinh tế đối ngoại có dễ xin việc không?
Câu trả lời là CÓ. Hiện nay cơ hội nghề nghiệp đối với cử nhân ngành kinh tế đối ngoại là vô cùng lớn. Bạn có thể ứng tuyển từ các cơ quan Nhà nước đến các doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức quốc tế. Bởi vậy bạn hoàn toàn không cần lo lắng về vấn đề việc làm sau này.
See also: Học trung cấp nghề gì dễ xin việc làm ngay sau khi ra trường?
Với những giải đáp của chúng tôi về học kinh tế đối ngoại ra làm gì? Hy vọng bạn sẽ tìm được câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề này. Từ đó có thể cân nhắc kỹ lưỡng xem mình có thực sự phù hợp với nghề này hay không. Chúc bạn lựa chọn được hướng đi đúng đắn để phát triển sự nghiệp trong tương lai.