- Default
- Bigger
Việc phun môi tại các cơ sở thẩm mỹ thiếu uy tín là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng phun môi bị đốm trắng. Vậy phun môi bị nổi mụn trắng là do đâu, làm thế nào để khắc phục? Tham khảo bài viết của Seoul Academy sau đây để được giải đáp chi tiết nhé!
Phun môi bị đốm trắng có gây nguy hiểm không?
Hiện tượng môi nổi các nốt mụn nước li ti hoặc đốm trắng sau khi phun xăm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Điển hình có thể kể đến các nguyên nhân sau đây:
- Dụng cụ phun xăm không được vệ sinh đúng cách: Trong quá trình phun xăm, nếu dụng cụ không được vô trùng tuyệt đối, các loại vi khuẩn có thể xâm nhập vào vết thương hở trên môi gây nhiễm trùng và hình thành nên mụn mủ trắng.
- Kỹ thuật phun xăm: Phun môi bởi kỹ thuật viên có tay nghề non kém, đi kim quá sâu hoặc không đều tay có thể gây tổn thương môi nghiêm trọng hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn ngày càng phát triển hoặc kích ứng da.
- Mực phun xăm kém chất lượng: Sử dụng mực phun xăm không rõ nguồn gốc, có giá rẻ có thể biểu hiện bằng việc nổi mẩn đỏ, ngứa hoặc các đốm mụn trắng nhỏ li ti.
- Do cơ địa khách hàng: Một số người có cơ địa nhạy cảm có thể bị dị ứng với thành phần trong mực phun xăm, gây ra tình trạng nổi đốm trắng trên môi.
- Chăm sóc sau phun không đúng cách: Sau khi phun xăm không kiêng khem đúng cách, ăn uống các loại thực phẩm dễ gây kích ứng như hải sản, đồ nếp, rau muống, thịt bò… hoặc không kiêng cữ đúng theo hướng dẫn cũng có thể gây ra tình trạng phun môi bị đốm trắng.
- Nhiễm virus Herpes: Virus Herpes thường tiềm ẩn trong cơ thể và có thể tái hoạt động khi có tác động lên vùng môi. Các tổn thương nhỏ trên bề mặt môi trong quá trình phun tạo điều kiện cho virus bùng phát, gây ra các mụn nước nhỏ, thường mọc thành chùm và có đốm màu trắng

See also: Phun môi bị đốm đen: nguyên nhân và cách khắc phục
Các bước xử lý phun môi bị nổi mụn trắng an toàn
Khi phát hiện môi có dấu hiệu nổi mụn trắng, bạn cần bình tĩnh và thực hiện các bước xử lý sau đây một cách cẩn thận để đảm bảo an toàn và tránh làm tình trạng tệ hơn. Cụ thể các bước xử lý tình trạng phun môi bị nổi mụn trắng an toàn bạn cần áp dụng như sau:
Bước 1: Thăm khám bác sĩ da liễu hoặc chuyên gia
Đây là bước đầu tiên cũng là quan trọng nhất khi phát hiện tình trạng phun môi bị đốm trắng. Bạn nên liên hệ ngay với địa chỉ phun xăm uy tín hoặc đến gặp bác sĩ da liễu. Các bác sĩ da liễu sẽ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng đốm trắng trên môi, từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.

Bước 2: Vệ sinh môi đúng cách
Vệ sinh và khử trùng môi đúng cách tại nhà là biện pháp quan trọng giúp bạn xử lý tình trạng phun môi bị nổi mụn trắng một cách an toàn, tránh khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
Bạn vệ sinh môi tại nhà bằng cách sử dụng tăm bông sạch thấm nước muối sinh lý. Sau đó nhẹ nhàng chấm và lau sạch vùng môi bị nổi mụn trắng cũng như toàn bộ bề mặt môi. Quá trình làm sạch tránh chà xát mạnh bởi có thể khiến môi bị tổn thương thêm.
Bạn vệ sinh môi đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày hoặc vệ sinh ngày sau mỗi bữa ăn để giữ cho môi luôn sạch sẽ, khô thoáng, nhanh chóng phục hồi lại trạng thái ban đầu.

Bước 3: Sử dụng thuốc theo chỉ định (nếu cần)
Bên cạnh việc chú ý làm sạch môi tại nhà, dựa trên chẩn đoán nguyên nhân, bác sĩ có thể kê đơn thuốc phù hợp với từng tình trạng đốm trắng trên môi. Thường bác sĩ sẽ kê cho bạn sử dụng thuốc kháng sinh nhẹ giúp hỗ trợ quá trình phục hồi da. Những loại thuốc này có thể bôi trực tiếp lên vùng da môi bị tổn thương.
Tuy nhiên, bạn chỉ sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về bôi hoặc uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Việc dùng sai thuốc có thể làm tình trạng nghiêm trọng hơn.
Bước 4: Tránh sờ, cạy hoặc nặn mụn
Trong quá trình chăm sóc sau phun môi bị đốm trắng, bạn tuyệt đối tránh sờ, cạy hoặc nặn mụn trên môi. Việc tự ý cạy, nặn mụn trắng có thể làm vỡ các nốt mụn, gây chảy máu, tạo vết thương hở mới. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng lan rộng, khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn, có thể để lại sẹo xấu và ảnh hưởng đến màu môi sau này.

Bước 5: Theo dõi tình trạng môi tại nhà
Sau khi thực hiện các bước xử lý và chăm sóc tình trạng phun môi bị đốm trắng kể trên, bạn cần tiếp tục chăm sóc và theo dõi tình trạng môi trong 3 – 5 ngày tới. Chắc chắn các đốm trắng có giảm dần và không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường như mụn lan rộng kèm theo cảm giác đau nhức.
Nếu thấy xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn hãy quay lại gặp bác sĩ ngay để được can thiệp xử lý kịp thời.
Tham khảo thêm: Dấu hiệu phun môi bị hỏng và cách xử lý chuẩn y khoa
Mẹo dưỡng và chăm sóc môi khi bị nổi mụn trắng
Trong quá trình điều trị và chờ môi lành lại hẳn, việc chăm sóc môi đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một số lưu ý cách chăm sóc môi sau khi bị nổi mụn trắng bạn cần chú ý như:

- Giữ vệ sinh môi tuyệt đối: Thực hiện vệ sinh môi bằng nước muối sinh lý nhẹ nhàng 2-3 lần/ngày. Đảm bảo tay luôn sạch trước khi chạm vào môi, tốt nhất là hạn chế chạm tay vào môi.
- Thoa thuốc đúng chỉ định: Nếu được kê đơn thuốc bôi, bạn hãy thoa một lớp mỏng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
- Bổ sung thực phẩm có lợi: Uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây, ăn thức ăn mềm, rau xanh giúp dễ tiêu hóa.
- Kiêng thực phẩm không tốt: Kiêng khem đúng cách các loại thực phẩm dễ gây sưng, mưng mủ, kích ứng hoặc thâm sẹo như: thịt bò, thịt gà, hải sản, trứng, rau muống, đồ nếp, đồ cay nóng, chất kích thích (rượu, bia, cà phê).
- Bảo vệ môi: Tránh để môi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, bụi bẩn. Đeo khẩu trang sạch khi ra ngoài. Đồng thời không để nước dính vào môi khi tắm rửa, đánh răng…
- Không liếm môi, không bóc vảy: Thói quen này có thể đưa vi khuẩn vào vùng tổn thương và làm chậm quá trình lành thương trên môi.
Một vài câu hỏi liên quan
Dưới đây là giải đáp một số câu hỏi liên quan đến tình trạng phun môi bị đốm trắng thường gặp mà chị em thường quan tâm.
Phun môi bị nổi mụn trắng có nguy hiểm không?
Thông thường, phun môi bị nổi mụn trắng không quá nguy hiểm nếu chúng chỉ là những nốt nhỏ không kèm triệu chứng viêm nhiễm nghiêm trọng và được phát hiện sớm, xử lý đúng cách. Tuy nhiên, nếu chủ quan với tình trạng mụn trắng kèm sưng tấy, đau nhức hoặc chảy mủ… thì rất có thể dẫn đến các biến chứng như:
- Nhiễm trùng lan rộng, sưng tấy, đau nhức kéo dài.
- Ảnh hưởng đến quá trình lên màu của môi, gây loang lổ, không đều màu.
- Để lại sẹo xấu, thâm môi vĩnh viễn.

Phun môi bị nổi mụn trắng uống thuốc gì?
Tùy vào từng nguyên nhân gây ra tình trạng phun môi bị nổi mụn trắng mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Thông thường bác sĩ sẽ kê thuốc kháng virus hoặc thuốc kháng sinh nhẹ để giảm viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng. Tuy vậy, bạn tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ, chuyên gia vì điều này có thể gây ra các tác dụng không mong muốn.
Môi bị nổi mụn trắng bao lâu thì hết?
Thông thường, nếu được can thiệp đúng cách, tình trạng mụn trắng sẽ cải thiện đáng kể trong vòng 1-2 tuần, phụ thuộc vào nguyên nhân nổi mụn, cách xử lý và chăm sóc cũng như cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, quá trình để môi lành hoàn toàn và lên màu đẹp có thể cần thời gian lâu hơn.
Khóa đào tạo kỹ thuật viên phun xăm chuyên nghiệp
Phun xăm là một trong những ngành nghề phổ biến trong nhóm nghề thẩm mỹ. Nghề này được giới trẻ săn đón hiện nay bởi mức thu nhập hấp dẫn. Seoul Academy là một trong những địa chỉ học phun xăm thẩm mỹ uy tín mà bài viết muốn giới thiệu cho những bạn quan tâm.
Tham gia tattoo course tại Seoul Academy, các bạn sẽ được học song song lý thuyết đan xen thực hành. Bạn sẽ được đào tạo bài bản các kiến thức, kỹ năng về nghề phun xăm, bao gồm:
- Kiến thức tổng quan về nghề phun xăm
- Học cách phân tích cấu trúc da và nhận diện từng khuôn mặt
- Kỹ năng vẽ môi, mày, mí trên giấy
- Cách sử dụng máy phun xăm
- Cách nhận biết các loại mực phun, màu phun,…
Cơ hội giảm đến 30% học phí chỉ có trong tháng. Click ngay!

Phun môi bị đốm trắng, nổi mụn trắng là tình trạng dễ gặp nếu như nàng làm đẹp tại cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng. Vì vậy, lựa chọn cơ sở làm đẹp uy tín, chất lượng là tiêu chí quan tâm hàng đầu. Nàng đừng quá ham rẻ mà lao vào những cơ sở kém chất lượng để tránh những rủi ro không đánh có.

