Is it toxic to smell nail polish?

Font size
  • Default
  • Bigger
()

Sơn móng là một trong những sở thích đặc biệt của các chị em phụ nữ. Nhiều người thực hiện sơn móng liên tục trong tháng với mong muốn có một bộ móng thật lộng lẫy, che đi khuyết điểm của đôi bàn tay. Thế nhưng mùi sơn móng lại rất nồng và nhiều người tự hỏi, ngửi mùi sơn móng tay có độc không? 

Is it toxic to smell nail polish? 

Theo các nghiên cứu, chất Benzen, formaldehyde có trong sơn móng tay cực kỳ gây hại cho người sử dụng. Nếu phải hít thường xuyên sẽ cảm thấy choáng, buồn nôn và mệt mỏi, mất tinh thần và nặng hơn gây suy hô hấp, ung thư phổi, ung thư máu, ung thư họng, …

Sau khi vào cơ thể thông qua đường hô hấp, hơi của chất này sẽ lưu lại gan, tủy sống, hay các tế bào mỡ. Từ đó những cơ quan này sẽ chịu tác động từ Benzen và gây một số loại bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. 

Chị em phụ nữ rất thích sơn móng
Chị em phụ nữ rất thích sơn móng

Bên cạnh Benzen, Acetone cũng là một loại chất có trong sơn móng gây hại không thể bỏ qua. Acetone được dùng để rửa móng, làm sạch móng, tan sơn… Mùi của Acetone khi hít vào sẽ rất hại cho phổi, gây mất thăng bằng cơ thể. Đồng thời chất này còn khiến móng này càng mỏng, giòn và nhanh gãy. Ngoài ra, mùi của sơn móng còn ảnh hưởng đến mắt và cổ họng.

Một số tác hại khác của sơn móng tay 

Sau khi giải đáp “Ngửi mùi sơn móng tay có độc không?”, nhiều người cho rằng chỉ cần mang khẩu trang để hành nghề hoặc sơn móng là được. Tuy nhiên, bên cạnh mùi có chất độc hại, thì bản thân sơn móng tay cũng chứa nhiều chất độc hại ảnh hưởng trực tiếp khi sử dụng trên móng thật của chúng ta. 

Vàng móng, xanh móng 

Để có được rất nhiều màu sắc khác nhau, sơn móng tay thường chứa các thành phần sắc tố từ khoáng sản và bột màu tổng hợp. Trong trường hợp sử dụng liên tục sơn móng, tiếp xúc trong thời gian dài, móng thật sẽ chuyển sang màu xanh hoặc vàng. Và đây cũng là dấu hiệu xấu cảnh báo về sức khỏe của móng. 

Vàng móng là trường hợp thường thấy sau khi sơn móng
Vàng móng là trường hợp thường thấy sau khi sơn móng

Nấm móng tay 

Thêm một tác hại do sơn móng tay gây nên chính là bệnh nấm móng tay. Nấm móng do vi nấm candida hoặc trichophyton gây ra. Tình trạng này diễn ra phổ biến đối với những chị em thường xuyên thay đổi màu sơn trong móng. Việc sơn móng sẽ làm cho chúng ta không thể nhận biết sớm nếu móng bị bệnh do màu móng che mất phần da dưới móng. 

Nấm móng xuất hiện sẽ có màu trắng đục ở gần gốc móng, tiếp đến khiến phần da gốc móng bị sưng lên, nặng sẽ mưng mủ và khiến vùng móng đó bị lở, loét, buộc phải tháo móng thật để xử lý. Bệnh nấm móng rất dễ bị lây truyền qua việc dùng chung bộ kềm cắt móng, cắt da hay dũa móng. 

Nấm móng chân
Nấm móng chân

See also: Hướng dẫn học vẽ móng những kiểu đơn giản nhất

Móng yếu, mỏng và nhanh gãy 

Để sơn móng, thợ làm móng sẽ mài một lớp mỏng trên móng tay thật để tăng tính ma sát, độ bám cho sơn móng tay. Đồng thời giúp màu sơn được mịn, lên đúng màu.

Cộng thêm những chất độc hại có trong thành phần sơn móng hay những loại chất tẩy móng, làm sạch móng, sẽ khiến móng ngày càng mỏng đi, mất lớp bảo vệ tự nhiên trên móng, móng ngày càng yếu dần, giòn và dễ gãy. Thậm chí sự phát triển của móng cũng bị đình trệ. 

Ảnh hưởng đến sức khỏe, thai nhi 

Trong quá trình làm nail, các chất độc có trong sơn móng hay sản phẩm làm móng thường vô tình văng, đậu trên các vật dụng cá nhân, thậm chí là bàn tay của mình. Những lúc này, nếu nàng không làm sạch tay mà cho lên miệng, các chất đi vào cơ thể sẽ gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi của chúng ta. 

Vậy nên, tuyệt đối không cho tay lên miệng, hay dụi mắt trong quá trình làm nail và sau 5 tiếng khi hoàn thành bộ nail. Trong trường hợp bắt buộc, hãy rửa tay thật sạch. 

Chất độc hại trong móng ảnh hưởng đến thai nhi
Chất độc hại trong móng ảnh hưởng đến thai nhi

Cách nhận biết sơn móng tay độc hại 

Mặc dù đã hiểu rõ “Mùi sơn móng tay có độc không?” nhưng dịch vụ làm móng vẫn là một trong những nhu cầu tìm đến của rất đông chị em phụ nữ yêu thích làm đẹp. Tuy nhiên, hiện nay trong thị trường cũng đã xuất hiện một số dòng sản phẩm sơn móng được giảm thiếu rất nhiều các thành phần độc hại, và được kiểm soát tốt về lượng thành phần đúng quy định.

Do đó, để tránh những nguy cơ gây hại từ sơn móng, bạn nên biết cách nhận biết đâu là sơn móng độc hại. 

Đọc bảng thành phần 

Một số thành phần gây hại khi sơn móng và hít phải như: 

  • Benzen 
  • Acetone
  • Toluene
  • Dibutyl phthalate
  • Formaldehyde

Hãy tìm những dòng sản phẩm chiết xuất nguyên liệu thiên nhiên và không chứa các 3 thành phần trên. Hoặc thành phần cực kỳ ít. Đây là những dòng sản phẩm ít độc hại hơn các sản phẩm được bán trôi nổi trên thị trường.

Nhận biết những lọ sơn kém chất lượng 

Bên cạnh bảng thành phần, một số đặc điểm của sản phẩm kém chất lượng sẽ như: 

  • Không có nhãn mác rõ ràng, in ấn kém chất lượng, dễ bong tróc. 
  • Logo nhãn hiệu không đúng, nhái lại từ các nhãn hiệu lớn. 
  • Không thể quét mã vạch của sản phẩm trên trang web của các thương hiệu. 
  • Không có tem chống hàng giả.

Để tránh những trường hợp trên, chúng ta cần lựa chọn địa chỉ mua hàng chất lượng, uy tín, hoặc đến cửa hàng chính hãng để mua… cũng như nắm  được rõ “Ngửi mùi sơn móng tay có độc không?” 

Lựa chọn sơn móng chất lượng khi sử dụng
Lựa chọn sơn móng chất lượng khi sử dụng

See also: Kinh Doanh tiệm nail ở quê và 6 điều cần ghi nhớ nếu muốn thành công

Những lưu ý khi sơn móng hay đến các salon sơn móng 

Vì hít phải các chất độc hại có trong sơn móng cũng có hại đến sức khỏe. Nên dù có sơn móng hay đến các salon sơn móng vì mục đích khác, hãy lưu ý:

  • Phụ nữ mang thai, đang cho con bú tuyệt đối không nên sơn móng hoặc đến salon. 
  • Chọn các dòng sản phẩm có thành phần tự nhiên, từ thương hiệu uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. 
  • Không sử dụng màu sơn có màu đậm hoặc mùi quá nồng. 
  • Luôn mang khẩu trang đối với khách hàng. Khẩu trang, găng tay và kính bảo hộ đối với nhân viên sơn móng. 
  • Thoa dầu dừa lên móng mỗi ngày sau khi tẩy móng để giúp móng khỏe mạnh. Nếu móng bị vàng, hãy đắp mặt nạ cho móng bằng chanh tươi và rửa sạch lại với nước. 
  • Không quên bước dưỡng móng, sơn lót trước khi sơn móng. 
Mang khẩu trang để hạn chế ngửi mùi sơn móng
Mang khẩu trang để hạn chế ngửi mùi sơn móng

Sơn móng giúp che đi khuyết điểm của móng và khiến nhiều người trở nên tự tin hơn. Tuy nhiên, nếu bạn không muốn gặp các trường hợp độc hại được chia sẻ trên, chúng ta vẫn có quyền không làm móng và chỉ thực hiện sơn móng trong những dịp quan trọng. 

Mặc khác, nếu là tín đồ của sơn móng, hãy cố gắng bảo vệ móng của mình với những mẹo được bài viết chia sẻ. Và lưu ý chăm sóc móng tay mỗi ngày để tăng sức đề kháng cho móng. 

Trên đây là bài viết về “ Mùi sơn móng tay có độc không”. Hy vọng với những thông tin này, nàng đã bỏ túi cho mình các kiến thức quan trọng và áp dụng tốt vào cuộc sống của mình. Mọi thông tin thắc mắc, hãy để lại dưới phần bình luận nhé.

Bạn thích học nghề nail nhưng đang loay hoay tìm địa chỉ uy tín, nếu vậy hãy tham khảo ngay các khóa học cũng như chất lượng đào tạo tại Seoul Academy thông qua hotline 1800 0084 và các bài viết trên website seoulacademy.edu.vn, chắc chắn bạn sẽ không thất vọng.

/5 ( vote)

No reviews yet!

author-mobile
stock

Nguyen Thuy Hang

Head of Instructor, Skin Care - Spa at Seoul Academy - International Aesthetic Training System with over 12 years of experience in Skin Care, Swiss Cidesco Aesthetic Certificate 2011, Body Cibtac Singapore Advanced Certificate, Asian Beauty Industry Association jury.

COMMENT (0 comments)
ARTICLES ON THE SAME TOPIC
RELATED VIDEOS
WHAT THE PRESS SAY ABOUT US
youth
youth
legal life
24h
vnexpress
channel 14
vietbao
long time
EVENT ACTIVITIES