- Default
- Bigger
Cách phạt học sinh mất trật tự trong giờ học là điều mà hầu hết những ai làm nghề giáo đều phải quan tâm và tìm hiểu. Bởi lẽ, nếu sử dụng sai cách phạt, vấn đề việc phản tác dụng rất có thể xảy ra và khiến vấn đề trở nên nên nghiêm trọng hơn nhiều. Do đó, là một giáo viên, bạn cần phải biết xử lý tình huống học sinh mất trật tự trong lớp một cách khoa học, hiệu quả và mang lại sự tích cực cho từng đối tượng.
Lý do khiến học sinh thường xuyên gây mất trật tự trong giờ học
Trước khi đến với những cách phạt học sinh gây mất trật tự trong giờ học, bạn cần hiểu được nguyên nhân dẫn đến việc học sinh làm những hành động khó trị như vậy.
Thông thường, việc gây mất trật tự trong giờ học của học sinh xuất phát từ một số nguyên nhân sau đâu:
- Học sinh vốn dĩ là một người tăng động, hoạt bát quá mức, không chịu ngồi yên một chỗ.
- Học sinh có các vấn đề trong cách giáo dục hay các mối quan hệ với gia đình.
- Học sinh vẫn chưa ý thức được hành vi mà mình đang là nghiêm trọng như thế nào.
- Học sinh thật sự lười biếng và không muốn đến lớp.
- Tâm lý học sinh không được ổn định do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Sau khi đã tìm ra được nguyên nhân, giáo viên cần phải tiếp tục tìm ra cách phạt học sinh mất trật tự trong giờ học một cách thích đáng vào phù hợp với từng độ tuổi.
5 Cách phạt học sinh mất trật tự trong giờ học
Thay vì giáo dục bằng đòn roi, tại sao chúng ta không áp dụng những hình phạt mang tính tích cực và có giá trị hơn. Những hình phạt thiết thực và hữu ích trong cuộc sống sẽ giúp nhiều bạn nhìn nhận vấn đề tốt hơn.
Dưới đây, Seoul Academy sẽ chia sẻ đến bạn một số cách phạt học sinh gây mất trật tự trong giờ học hiệu quả. Hình phạt chỉ thực hiện khi các bạn học sinh không nghe lời sau những lời nhắc nhở của giáo viên.
- 1 người phạm lỗi, cả nhóm chịu phạt
- Phạt làm những điều chưa bao giờ làm trước đó
- Loại bỏ các đặc quyền
- Đối thoại trực tiếp một cách phạt học sinh mất trật tự trong giờ học khá hay
- Thông báo đến phụ huynh – Biện pháp mạnh trong cách phạt học sinh mất trật tự trong giờ học
1 người phạm lỗi, cả nhóm chịu phạt
“Học thầy không tày học bạn”, do đó, đôi lúc học sinh không vâng lời cô giáo. Nhưng lại nghe lời bạn bè.
Nếu lớp có quá nhiều đối tượng học sinh gây mất trật tự trong giờ học. Các hình thức phạt học sinh tiểu học hiệu quả là giáo viên hãy chia lớp ra thành các nhóm học tập nhỏ. Mỗi nhóm sẽ có sẵn 100 điểm. Số điểm sẽ được cộng thêm nếu nhóm có những hoạt động tích cực. Và ngược lại, nếu nhóm/ hay cá nhân trong nhóm có những hoạt động ảnh hưởng đến lớp, ảnh hưởng đến các nhóm khác. Số điểm sẽ bị trừ dần.
Đối với những nhóm có thành tích thấp nhất, bạn hãy phạt cả nhóm bằng những hình phạt như: Dọn vệ sinh lớp, dọn vệ sinh sân trường, nhà vệ sinh trường hay có thể buộc nhóm đó có một tiết mục văn nghệ vào ngày thứ 2 đầu tuần trước trường…
Học sinh cá biệt có thể không nghe theo lời giáo viên. Nhưng chắc chắn họ sẽ không thể vì mình mà làm ảnh hưởng đến bạn bè, vì mình mà bạn bè sẽ phải chịu phạt trong khi họ đã cố gắng rất nhiều đúng không nào. Điều này ai ai cũng sẽ cảm thấy áy náy dù mình ngông cuồng đến mức nào.
Phạt làm những điều chưa bao giờ làm trước đó
Với trước đây, chúng ta thường có những hình phạt như đứng trước trường tự kiểm điểm bản thân hay nên tên cảnh cáo trước trường. Thường những hành động phạt này sẽ khiến người “bị phạt” nghĩ mình là người xấu. Và thậm chí nhiều em không phục với cách xử lý này. Đôi lúc nhiều em học sinh còn nghĩ đây là hình phạt không có tình thương.
Thay vào đó, hãy phạt các em tham gia vào những hoạt động nhóm và phạt thực hiện những việc mà các em chưa được làm trước đó.
Cụ thể, việc gây mất trật tự không phải là hành vi quá lớn. Là giáo viên, bạn có thể tổ chức ra các hình phạt “đáng yêu” và mang tính cộng đồng. Như:
- Trồng cây xanh trong khu vực trường.
- Dọn vệ sinh toàn trường trong 1 tuần.
- Tham gia tiết mục văn nghệ của lớp.
- Đọc 1 cuốn sách trong vòng 1 tuần.
- Thêm bài tập về nhà.
- Tổ chức các buổi thiện nguyện và yêu cầu người bị phạt phải thực hiện trao quà.
- Giúp đỡ các bạn gặp hoàn cảnh khó khăn bằng nhiều hình thức khác nhau.
- Thiết kế chương trình sinh hoạt cuối tuần.
- Học thuộc bài và giảng bài lại cho cả lớp.
Những hành động thiết thực này chính là cách trị học sinh không nghe lời ý nghĩa và nhân văn. Có thể lúc đầu các em sẽ không hiểu. Nhưng dần dần, ý thức làm việc tốt sẽ được thấm sâu vào người của các học sinh cá biệt. Ai Ai trong mình cũng có một phần mềm mỏng. Chẳng qua là chúng ta chưa chạm tới nó mà thôi.
Vì vậy, hãy thông qua những hình phạt đáng yêu như trên. Bạn sẽ hiểu và tiến gần hơn đến tâm hồn của các “đứa trẻ” lớp mình đấy.
Loại bỏ các đặc quyền
Cụ thể, nếu học sinh nhất quyết quá bướng bỉnh và không nghe lời cô giáo. Bạn hãy loại bỏ những đặc quyền của học sinh (nhất định phải bàn bạc trước với phụ huynh). Ví dụ như không cho tham gia vào chuyến dã ngoại của lớp, không cho tham gia hoạt động sinh hoạt của lớp, trong giờ ra chơi phải đến phòng của giáo viên (điều này nhằm quản giáo và cắt thời gian ra chơi của học sinh)….
Khi trẻ không được những đặc quyền như các bạn, trẻ sẽ tự động thấy mình sai ở đâu. Tại sao các bạn lại được tham gia mà mình lại không được… từ đó, học sinh sẽ nhận thức được việc mình gây mất trật tự là đúng hay sai.
Đối thoại trực tiếp một cách phạt học sinh mất trật tự trong giờ học khá hay
Điều này có nhiều giáo viên đã làm. Một phần hiệu quả, nhưng một phần lại không hiệu quả tùy theo đối tượng bướng bỉnh. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể loại bỏ cách phạt học sinh mất trật tự trong giờ học này.
Việc nói chuyện sẽ giúp giáo viên hiểu rõ hành động của học sinh xuất phát từ đâu, học sinh đang suy nghĩ gì. Từ đó có những biện pháp hiệu quả hơn. Không những vậy, sau khi được thổ lộ và tâm sự với giáo viên, nhiều bạn học sinh sẽ nhận ra nhiều điều ý nghĩa và thay đổi suy nghĩ, hành động của mình.
Thông báo đến phụ huynh – Biện pháp mạnh trong cách phạt học sinh mất trật tự trong giờ học
Đây là biện pháp mạnh dành cho những đối tượng học sinh “hết cách giải quyết” và gây mất trật tự trong thời gian dài dù đã nhận các thể loại hình phạt. Phương pháp này thường hiệu quả. Tuy nhiên, điều này không nhằm mục đích phạt học sinh và yêu cầu gia đình có biện pháp mạnh hơn để răng đe con cháu. Hãy nói chuyện và bày tỏ quan điểm của mình với gia đình học sinh, mong gia đình có thể hợp tác, cải thiện học sinh một cách tích cực và quan tâm đến con em mình nhiều hơn.
You may be interested in: 10 Phương pháp dạy con không đòn roi nhưng hiệu quả
Cách quản lý học sinh nghịch ngợm và nói chuyện nhiều trong giờ học
Sau những hình phạt khoa học và tích cực. Cá nhân giáo viên cũng nên biết cách quản lý lớp học của mình một cách chuyên nghiệp. Hạn chế tối đa những hành vi gây mất trật tự của học sinh. Bạn có thể tham khảo một số cách quản lý sau:
Đặt ra những nội quy mà học sinh nào cũng hiểu: Bản thân giáo viên phải có nguyên tắc và thực hiện trên nguyên tắc mà mình đã đưa ra trước lớn. Đồng thời giúp học sinh hiểu được điều gì được làm và điều gì không nên làm.
Có cứng – có mềm
Cần nghiêm khắc thực hiện đúng những quy định của mình. Học sinh làm tốt thì khen thưởng, tuyên dương. Nhưng học sinh vi phạm sẽ phải chịu phạt.
Mở đầu một ngày học thật vui vẻ, thoải mái
Thường học sinh rất thích tham gia các lớp học có giáo viên vui vẻ và phương pháp dạy thú vị. Do đó, hãy cố gắng bắt đầu tiết học của mình một cách vui vẻ và nâng cao tinh thần học cho học sinh của mình. Điều này sẽ khiến học sinh hứng thú hơn trong giờ học.
Luôn nhất quán và công bằng cũng là cách cách phạt học sinh mất trật tự trong giờ học
Hãy luôn nhất quán việc nội dung mà mình đưa ra. Hãy xử phạt và tuyên dương đầy đủ, công bằng đối với tất cả học sinh trong lớp. Tuyệt đối không bỏ qua một hành động gây mất trật ưu hay thiếu thái độ trong lớp học của một bạn học sinh. Sau đó lại phạt một học sinh khác với thái độ tương tự. Điều này khiến học sinh nhận ra sự không công bằng và mất đi kính trọng đối với bạn bè.
Đừng bao giờ coi học sinh gây mất trật tự là học sinh cá biệt
Nhiều giáo viên thường có cái nhìn không tốt về những học sinh gây mất trật tự cũng như thiên vị đối với các học sinh giỏi, chăm, ngoan. Tuy nhiên, hành động này càng khiến các học sinh cá biệt cảm thấy mình thật dư thừa.
Thay vì như vậy, hãy luôn tôn trọng, tốt khen, xấu chê và xử lý công bằng, văn minh.
Ví dụ: Trong lớp học sinh gây mất trật tự và học sinh giỏi gây gỗ nhau. Đừng bao giờ đổ lỗi cho học sinh thường gây mất trật tự và chắc chắn rằng học sinh giỏi không làm gì sai. Hãy tìm hiểu cụ thể sự việc trước khi đưa ra phán xét. Hãy để các bạn học sinh hay mất trật tự thấy được họ không phải cá biệt, và giáo viên là một người công bằng, phân minh.
Thay vì nóng giận, hãy hài hước để thay đổi không khí
Trong lúc giảng bài, nếu có một học sinh cố ý gây mất trật tự, thay vì nóng giận, hãy cố gắng thay đổi tình thế một cách hài hước và giải tỏa sự căng thẳng.
Sự hài hước có thể khiến hành động của học sinh trở nên dịu dàng hơn, học sinh vâng lời hơn và thoải mái hơn trong giờ học của bạn.
Lời khuyên dành cho giáo viên về cách xử lý tình huống học sinh mất trật tự trong lớp
Có thể ví giáo viên là những nghệ sĩ và cách dạy học sinh là một nghệ thuật. Nếu bạn không biết cách phạt học sinh mất trật tự trong giờ học hay các học sinh cá biệt, vấn đề ở học sinh càng trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Nên nhớ rằng, học sinh là những tâm hồn bé nhỏ, đừng quá cứng nhắc trong cách dạy dỗ, đừng lạnh lùng với học sinh hay bỏ rơi và cho học sinh cảm thấy sự không quan tâm từ bạn. Hãy nghiêm khắc nhưng vừa cứng, vừa mềm để học sinh cảm nhận được vấn đề khi làm sai và được tôn trọng khi làm đúng.
Ngoài ra, giáo viên của thể hợp tác và trao đổi với phụ huynh để có những biện pháp tốt hơn, cải thiện suy nghĩ cũng như tính cách của trẻ.
Hy vọng với những chia sẻ về cách phạt học sinh mất trật tự trong giờ học ở trên, bạn đã bỏ túi cho mình phương pháp dạy tích cực và sáng tạo hơn. Chúc tất cả áp dụng thành công và cải thiện được tính cách học sinh của mình. Trên đây là bài viết chia sẻ của Seoul Academy – Trường đào tạo thẩm mỹ hàng đầu Việt Nam.