- Default
- Bigger
Kinh nghiệm thuyết trình là những điều mà hầu hết ai cũng cần đến. Bởi lẽ, thuyết trình là một điều thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta. Dù bạn là học sinh, sinh viên hay đã đi làm, hoạt động thuyết trình luôn có. Nắm được điều này, Seoul Academy sẽ chia sẻ đến bạn 15 kinh nghiệm thuyết trình vàng giúp bạn có một bài thuyết trình thật hoàn hảo.
Kỹ năng thuyết trình là gì?
Kỹ năng thuyết trình được hiểu là khả năng mà người nói muốn truyền đạt đúng mục đích và nội dung của mình đến nhóm người nghe thông qua hình thức thuyết trình một cách dễ hiểu, dễ nghe, hấp dẫn. Thông qua lời nói và phương thức thuyết trình, người thuyết trình phải hướng người nghe đến mục tiêu của mình, cụ thể như: giải quyết vấn đề, tiếp nhận thông tin, chia sẻ kiến thức, …. Đạt được những điều trên, người thuyết trình đã thành công.
Để mang đến một buổi thuyết trình đầy hiệu quả, người thuyết trình cần thực hiện các chuẩn bị về tài liệu, tinh thần và kỹ năng thuyết trình thật tốt. Ví dụ như: ngoại hình, giọng điệu, bài thuyết trình, những rủi ro gặp phải, ngôn ngữ cơ thể, …
Những yếu tố tạo nên buổi thuyết trình thành công
Một buổi thuyết trình hiệu quả sẽ bao gồm nhiều yếu tố góp phần. Để được điều này, chúng ta cần phải rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm. Một số yếu tố thuyết trình hiệu quả sẽ bao gồm:
- Ngoại hình của người thuyết trình phải gọn gàng, lịch sự, thu hút.
- Người thuyết trình phải có thần thái, tự tin, thoải mái và tự nhiên.
- Bài thuyết trình có mở đầu ấn tượng để thu hút sự quan tâm, chú ý của người nghe.
- Bài thuyết trình phải có cấu trúc rõ ràng, rành mạch, không vòng vo, không lan man.
- Người thuyết trình có giọng nói rõ ràng, dễ nghe, càng truyền cảm hứng càng tốt.
- Trong lúc thuyết trình, người thuyết trình phải luôn hướng nghè nghe theo mình, phải có tương tác với người nghe để tạo không khí.
- Luôn có sự chuẩn bị về những thắc mắc của người nghe và giải đáp một cách rõ ràng, rành mạch.
- Luôn tươi cười, rạng rỡ trong lúc thuyết trình.
- Thông tin thuyết trình phải hữu ích và rõ ràng.
- Thời gian thuyết trình phải được phân chia khoa học, hợp lý.
Tất cả những yếu tố này sẽ được đúc kết và nhận được sau thời gian dài luyện tập. Không ai sinh ra đều có thể thành công ngay trong buổi thuyết trình đầu tư. Vậy nên, hãy bỏ qua sự sợ hãi, rụt rè, hãy luôn tự tin vào bản thân và cố gắng hết mình.
15 Kinh nghiệm thuyết trình hoàn hảo cho người rụt rè
Việc liên tục tiếp thu những kinh nghiệm thuyết trình từ những người khác, sau đó cố gắng rèn luyện một cách chăm chỉ, chắc chắn bạn sẽ trở thành người thuyết trình chuyên nghiệp, từ tin. Dưới đây là một số kinh nghiệm thuyết trình hoàn hảo dành cho những bạn rụt rè bạn có thể tham khảo:
Xác định trọng tâm nội dung thuyết trình
Thuyết trình không hề là một chuyện dễ dàng. Đặc biệt khi bạn là một người rụt rè và thường xuyên xấu hổ, lo sợ. Có lẽ, khi tìm hiểu “Làm thế nào để thuyết trình tốt”. Có lẽ bạn sẽ bắt gặp những điều như: học thuộc nhuần nhuyễn nội dung, viết nội dung ra giấy nhắc bài, hay thậm chí viết càng nhiều trên slide càng tốt. Tuy nhiên, những điều này sẽ tạo bạn một thói quen dựa dẫm. Đôi khi, bạn cần đến những kinh nghiệm để khắc phục hạn chế của mình.
Hãy nhớ, đừng quá tham lam vào nội dung khi bạn thuyết trình, trước hết, hãy xác định trọng tâm nội dung mà bạn muốn truyền tải đến người nghe là gì. Hãy cô đọng những ý chính và cho người nghe nghe những điều họ muốn. Điều này nhằm mục đích tránh việc thuyết trình lan mang, không tập trung. Hoặc người nghe không hiểu bạn đang muốn nói về gì.
Hạn chế việc viết ra nội dung quá dài dòng
Thực tế cho thấy chúng ta không thể nào học thuộc lòng hết tất cả những gì tìm được. Do đó sau khi đúc kết nội dung, hãy tập cách “take note”. Điều này có nghĩa bạn chỉ nên viết ngắn gọn những ý cần trình bày. Hãy tìm các keyword khiến bạn liên tưởng đến điều mà mình muốn nói.
Không nên viết ra quá nhiều, vì nếu như vậy, bạn sẽ chỉ nhìn vào giấy vào đọc hết những gì mình ghi ra.
Theo nghiên kinh nghiệm cho thấy, cả một bài thuyết trình, người nghe chỉ nhớ được một vài ý tưởng nổi bậc và dễ hiểu mà thôi. Đừng cố nhồi nhét thông tin, hãy chọn lọc cho mình 3 quy ý tưởng mà bạn muốn trình bày mà thôi. Điều này được áp dụng theo “Quy tắc Ba” của Aristotle. Và thực tế, dù bạn có nói nhiều đến bao nhiêu thì người nghe cũng chỉ nhớ những ý trọng tâm mà thôi.
Đầu tư vào powerpoint
Đầu tư ở đây là đầu tư vào diện mạo, hình ảnh và các bố trí powerpoint thuyết trình của bạn. Một powerpoint đẹp, rõ ràng sẽ thu hút người xem hơn là những trang powerpoint chèn chịt chữ đúng không nào.
Hãy vận dụng quy tắc 10 – 20 – 30 khi làm slide. Đây là kinh nghiệm thuyết trình rất hiệu quả từ Guy Kawasaki (Một trong những nhà Marketing đại diện cho Apple). Quy tắc trình bày slide này có nghĩa là trong một bản powerpoint thuyết trình, không nên có nhiều hơn 10 slides. Bài thuyết trình không dài quá 20 phút và cỡ chữ không nhỏ hơn 30.
Theo nguyên tắc này, bạn sẽ khiến người nghe có một thiện cảm, không nhàm chán và đồng thời, bạn cũng đang giới hạn được thời gian và kiến thức thuyết trình của mình.
Slide cần nhắm vào những keyword chính, hình ảnh bắt mắt.
Tương tác với người nghe
20 phút nghe đối với nhiều người cũng quá nhiều. Đặc biệt ở lớp đại học, người nghe phải nghe rất nhiều nhóm thuyết trình. Điều này dễ dẫn đến sự chán nản. Sức người nghe sẽ bị đuối khi nghe các nhóm thuyết trình cuối. Thật không công bằng đúng không nào. Do đó, để thay đổi không khí, hãy tăng tương tác người nghe trong lúc bạn thuyết trình.
Bạn có thể thêm những câu hỏi vào bài thuyết trình của mình, hay hỏi ý kiến của người nghe về vấn đề mà mình đang trình bày. Dĩ nhiên, tốt hơn khi bài thuyết trình được tham gia từ cả hai phía.
Đôi lúc bạn cũng có thể biến bài thuyết trình của mình thành một buổi thảo luận. Đây cũng là một ý kiến hay đấy.
Luôn đảm bảo powerpoint có thể mở ở bất kỳ trình duyệt nào
Lỗi powerpoint là lỗi rất hay gặp phải ở những bạn không có kinh nghiệm. Do đó, để đảm bảo powerpoint của bạn có tương thích với máy chuẩn bị chiếu hay không, hãy copy file và thử trước một ngày để chắc chắn rằng bạn không sai sót về lỗi file.
Đầu tư vào giọng của mình
Thuyết trình cũng như bạn đang kể một câu chuyện có nội dung. Muốn người nghe chăm chú vào bài thuyết trình, giọng của bạn phải to, rõ và tốt hơn, hãy thay đổi giọng đọc truyền cảm hơn. Giọng thuyết trình phụ thuộc vào nội dung thuyết trình, có lên, có xuống, có cao, có thấp… Điều này sẽ khiến bạn tạo được sức thu hút với người nghe. Vì vậy, đầu tư vào giọng nói là ,ôt trọng những kinh nghiệm thuyết trình quan trọng.
Sử dụng body language
Ngôn ngữ hình thể sẽ giúp bạn rất nhiều trong thuyết trình. Nó có thể ăn gian được khi bạn muốn dành chút thời gian cho mình. Hoặc muốn thể hiện một ý nào đó mà bạn quên mất “từ vựng”.
Ngoài ra, hãy thường xuyên mỉm cười và giao tiếp bằng mắt với người nghe. Việc mỉm cười và giao tiếp bằng mắt sẽ xây dựng được mối quan hệ giữa người nói và người nghe. Nó sẽ giúp bạn có suy nghĩ rằng “À mình có người đồng hành, có người đang lắng nghe mình”. Điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng ít ai có thể làm được. Điều họ làm chính là lơ đi và tránh ánh mắt của người khác, chỉ mong sau nhanh chóng hết buổi thuyết trình của mình.
Tập dợt trước bài thuyết trình đến khi tự tin
Chỉ khi tự tin bạn mới dễ dàng điều hướng được bài thuyết trình của mình. Để được vậy, nếu có lịch thuyết trình từ trước, hãy tranh thủ thời gian của mình để rèn luyện. Bạn có thể thực hiện cách đứng trước gương và trình bày. Đây là cách khá hiệu quả được nhiều người áp dụng. Hãy luyện tập cho đến khi nắm vững bài thuyết trình và tự tin vào bản thân của mình.
Đầu tư vào trang phục để bản thân được tự tin
Trang phục được coi là một trong những yếu tố quan trọng góp phần để tạo nên một bài thuyết trình thành công. Vậy nên, vào ngày thuyết trình, hãy đầu tư cho mình một bộ trang phục lịch sự, gọn gàng, trau chuốt vẻ bề ngoài một cách hoàn hảo nhất. Việc tự tin vào bản thân sẽ góp phần rất nhiều đến tinh thần thuyết trình của bạn trước nhiều người. Ngoài ra, vẻ đẹp bên ngoài thu hút cũng là điều khiến người nghe ấn tượng về bạn.
Cố gắng sử dụng ngôn ngữ của mình, đừng đọc quá sát với kịch bản
Việc đọc theo đúng kịch bản sẽ khiến bạn rất dễ quên vì bạn sẽ không thể nhớ từng câu từng chữ một cách chính xác nhất. Đây là cách giúp người thuyết trình dễ dàng nắm được thứ tự của bài thuyết trình, cũng như điều hướng nội dung mỗi khi có sự cố xảy ra. Lưu ý, ngôn ngữ phải lịch sự, đúng với tinh thần cần truyền tải của bài thuyết trình.
Hiểu rõ đối tượng người nghe
Đây là kinh nghiệm thuyết trình cực kỳ quan trọng mà ai cũng nên chuẩn bị trước. Bạn cần tìm hiểu đối tượng người nghe ở độ tuổi nào, làm ngành nghề gì, thường có tính cách ra sao. Điều này không đồng nghĩa với việc chúng ta phải đi hỏi từng thính giả một để hiểu họ. Thay vào đó, hãy đánh thẳng đến nhóm đối tượng tham gia đông nhất, những đối tượng mà bạn chắc chắn sẽ tham gia và lắng nghe buổi thuyết trình của mình.
Ví dụ thuyết trình về dự án công nghệ, thì chắc chắn những người tham gia sẽ là người đam mê và yêu thích công nghệ, họ thích sự mới mẻ và cách nối chuyện khôn ngoan, thích sự rõ ràng và sáng tạo, … vậy nên bạn cần phải điều hướng bài thuyết trình của mình một cách thông minh và gần gũi với nhóm đối tượng này.
Thêm một chút hài hước trong bài thuyết trình của mình
Sự hài hước sẽ là bí quyết thuyết trình thành công, cứu nguy rất tốt cho bài thuyết trình của bạn mỗi khi đi vào “lối cụt”, không những thế, việc lồng ghép các yếu tố hài hước trong bài thuyết trình sẽ tăng sự hứng thú ở người nghe và là điểm cộng rất lớn cho một bài thuyết trình chuyên nghiệp. Nếu khơi dậy được điều này, chắc chắn phần trình bày của bạn đã thành công.
Mở và kết bài thuyết trình thật thu hút
Ấn tượng và sự hứng thú ngay bài mở đầu chính là một trong những điểm mạnh cực kỳ lớn cho bài thuyết trình. Hãy đầu tư vào thời gian đầu với một câu chuyện, một âm thanh, hay một sự hài hước để thu hút người nghe.
Tương tự vậy, hãy tạo một cái kết bất ngờ để thính giả có thể lưu giữ trọn vẹn cảm xúc của mình khi nghe thuyết trình. Đừng quá coi thường cái kết, vì chỉ cần kết hờ hợt, bài thuyết trình của bạn đã bị giảm chất lượng đến 70%.
Luôn lắng nghe những góp ý sau thuyết trình
Dĩ nhiên việc lắng nghe đánh giá và góp ý sẽ là kinh nghiệm thuyết trình quý báu của mỗi người. Thông qua sự góp ý này, bạn sẽ nhận ra được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, hiểu được nhiều nhóm đối tượng người nghe. Từ đó dễ dàng cải thiện và giúp mình thêm tự tin hơn mỗi khi đối diện với bất kỳ bài thuyết trình nào.
Liên tục luyện tập và cải thiện kỹ năng thuyết trình của mình
Đây là kinh nghiệm thuyết trình mà dường như ai cũng biết và phải thực hiện. Việc liên tục luyện tập thuyết trình chắc chắn sẽ mang lại kết quả hoàn hảo dành cho bạn. Không sợ sai, không ngại ngùng, hãy mạnh dạng sai và sửa lỗi ngay sau đó. Dần dần bạn sẽ trở thành người chuyên nghiệp và tự tin đứng trước đám đông để trình bày bất kỳ nội dung nào.
Làm sao để thuyết trình thành công?
Nếu chỉ sử dụng những kinh nghiệm thuyết trình được chia sẻ ở trên, bạn sẽ chưa có được một bài thuyết trình hoàn hảo đâu. Bởi lẽ, để thành công hay không, tất cả đều nằm ở bạn. Tuy nhiên, để tự tin khi thuyết trình trước đám đông, điều bạn cần làm trước đó là phải chuẩn bị thật kỹ.
Chuẩn bị nội dung
- Tìm hiểu đối tượng khán giả
- Xác định nội dung và giọng điệu phù hợp cho bài thuyết trình
- Nghiên cứu nội dung nếu cần
- Lập dàn ý cho phần thuyết trình và lên một dung đầy đủ (phần này bạn sẽ gửi đến người nghe để họ nắm hoàn toàn bài thuyết trình của bạn sau khi nghe xong).
- Soạn lời dẫn dắt để thu hút người nghe
- Thêm thắt các câu chuyện hay những câu nói đùa thú vị.
- Suy nghĩ về những gì khán giả sẽ hỏi và chuẩn bị câu trả lời
- Ghi chú ngắn gọn nội dung cần thể hiện ra giấy
Tập thuyết trình
- Tập trình bày thuyết trình dưới gương
- Quay lại phần mà bạn thuyết trình và coi lại. Từ đó đánh giá bản thân và khắc phục các khuyết điểm cũng như canh thời gian thuyết trình
- Ghi nhớ những ý chính khi chỉ lướt sơ qua tờ giấy ghi chú
- Luyện tập khi có bản powerpoint
- Luyện tập thuyết trình cùng người trong nhóm.
Thuyết trình
- Xem lại những gì mình sẽ thuyết trình
- Phát âm to, rõ và tròn chữ
- Quan sát thái độ người nghe và linh hoạt trong cách thuyết trình
- Dùng ngôn ngữ cơ thể
- Tương tác với khán giả
- Luôn tự tin và nhìn vào người nghe
- Đừng suy nghĩ quá nhiều vì điều này sẽ khiến bạn lo lắng hơn.
Lời khuyên dành cho bạn
Với những kinh nghiệm thuyết trình được trình bày ở trên, đây chỉ là những điều bạn cần tham khảo để cải thiện khả năng thuyết trình của mình. Nó có thể phù hợp với những đối tượng này. Và có lẽ không phù hợp với các đối tượng khác. Do đó, hãy tiếp thu một cách có chọn lọc.
Hãy nhớ rằng đừng để cảm giác hồi hộp và lo lắng lấn chiếm sự tự tin của bạn dù đã chuẩn bị rất kỹ. Hãy luôn là chính bạn, một khi có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, không có gì phải đáng lo cả.
Khả năng thuyết trình của bạn sẽ được cải thiện sau những buổi đứng trước đám đông giúp bạn càng ngày càng tự tin trước đám đông. Đừng vội thấy khó mà bỏ cuộc, hãy cố gắng vượt qua chính nỗi sợ của mình trong buổi thuyết trình đầu tiên.
Và hãy nhớ rằng, thay vì nghĩ thuyết trình là một việc bạn cần phải làm. Hãy nghĩ đây là cơ hội để bạn bộc lộ bản thân mình, cũng như là cơ hội để bạn cải thiện khuyết điểm. Nhớ nhé! Trên đây là bài viết về kinh nghiệm thuyết trình của Seoul Academy – Trường đào tạo thẩm mỹ hàng đầu Việt Nam.