- Default
- Bigger
Thế giới đang thay đổi hằng ngày với tốc độ chóng mặt kéo theo những biến động mạnh mẽ của thị trường lao động. Rất nhiều ngành nghề hot trong quá khứ và hiện tại rất có thể sẽ đối mặt với tình trạng bão hòa trong tương lai không xa. Tìm hiểu dự đoán những ngành khó xin việc trong tương lai dưới đây giúp bạn có cái nhìn tổng quan, định hướng nghề nghiệp phù hợp nhất.
Chịu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, thị trường, trong 5 đến 10 năm tới, những ngành khó xin việc hiện tại và trong tương lai 2025 – 2030:
- Thu ngân – nhân viên nhập liệu
- Ngành Kế toán – Kiểm toán
- Ngành Công nghệ sinh học
- Ngành Tâm lý học
- Law
- Báo chí
- Ngành Sư phạm
- Du lịch, nhà hàng – khách sạn
- Ngành Lịch sử
Thu ngân – nhân viên nhập liệu
Ngành thu ngân và nhân viên nhập liệu là một trong những ngành khó xin việc trong tương lai. Lý do là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, đặc biệt là tự động hóa và trí tuệ nhân tạo.
Các hệ thống thanh toán tự động, máy quét, kiosk thanh toán tự phục vụ… hiện nay đang dần thay thế vị trí thu ngân truyền thống tại các cửa hàng, siêu thị. Đồng thời, xu hướng mua sắm trực tuyến ngày càng phát triển làm giảm nhu cầu thanh toán trực tiếp tại các cửa hàng, chính vì vậy và nhu cầu thu ngân cũng dần ít đi trong tương lai.
Đối với nghề nhập liệu, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, tự động hóa quy trình nhập liệu kết hợp cùng các phần mềm quản lý dữ liệu giúp tiết kiệm thời gian và tối ưu chi phí hiệu quả, loại bỏ dần nhu cầu nhập liệu thủ công.
Vì vậy, nếu bạn đang làm việc hoặc có ý định theo đuổi nghề thu ngân hoặc nhập liệu, hãy chủ động trang bị các kỹ năng mới để thích ứng với sự thay đổi của thị trường lao động trong tương lai.
Ngành Kế toán – Kiểm toán
Kế toán kiểm toán thường được xem là ngành nghề ổn định, có nhu cầu tuyển dụng cao từ trước đến nay. Tuy nhiên, trong tương lai ngành này cũng sẽ đối mặt với những thách thức nhất định khiến việc xin việc trở nên khó khăn hơn.
Các phần mềm kế toán hiện đại ngày càng phát triển có khả năng tự động hóa nhiều công việc kế toán như lập báo cáo tài chính, phân tích dữ liệu… Các nhiệm vụ phức tạp của ngành kế toán, công nghệ trí tuệ nhân tạo cũng có thể thực hiện được. Vì vậy, trong tương lai nhu cầu tuyển dụng sẽ tập trung vào các vị trí đòi hỏi kỹ năng phân tích, có am hiểu công nghệ.
Gợi ý cho các bạn top 19 các ngành nghề không lo thất nghiệp trong tương lai mang lại thụ nhập cao cũng như ổn định cho người học
Ngành Công nghệ sinh học
Công nghệ sinh học là ngành có thể ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, trong tương lai ngành này cũng sẽ đối mặt với nguy cơ khó tìm việc làm bởi sự cạnh tranh tăng, đòi hỏi kiến thức và kỹ năng chuyên sâu.
Các vị trí làm việc ngành này thường tập trung tại các thành phố lớn, các viện nghiên cứu nên những người tốt nghiệp ở vùng nông thôn khó có cơ hội tiếp cận việc làm.
Bên cạnh đó, nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ sinh học vừa đòi hỏi mất thời gian, kinh phí và cũng có thể gặp phải các rủi ro. Trong khi mức lương khởi điểm của ngành chưa tương xứng với kỳ vọng của nhiều người.
Ngành Tâm lý học
Tâm lý học hiện đang là ngành học được quan tâm tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc tìm kiếm việc làm trong ngành này vẫn còn gặp nhiều khó khăn do nhu cầu của thị trường chưa cao, nhận thức về tâm lý học còn hạn chế, dịch vụ tâm lý chưa phổ biến và còn hạn chế về cơ sở vật chất và đội ngũ chuyên gia.
Bên cạnh đó, số lượng sinh viên tốt nghiệp ngày càng tăng dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường việc làm, chưa kể có sự xuất hiện của các chuyên gia tâm lý nước ngoài.
Law
Ngành luật luôn được coi là một ngành nghề danh giá, thu hút nhiều người theo học. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường lao động biến động không ngừng, bản thân ngành Luật lại đòi hỏi chuyên môn và các kỹ năng vững chắc, trong khi ngành luật lại được đào tạo đại trà nên số lượng theo ngành tăng nhanh.
Bên cạnh đó, sự phát triển của các ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, phần mềm quản lý hồ sơ pháp lý… đang dần thay thế một số công việc của luật sư. Nền tảng cung cấp dịch vụ pháp lý trực tuyến đang ngày càng phổ biến, tạo ra sự cạnh tranh với các luật sư truyền thống.
Báo chí
Hiện nay ngành báo chí đang có những biến động mạnh mẽ khiến con đường nghề nghiệp của ngành học này trong tương lai có nhiều thách thức. Bởi hiện nay sự bùng nổ thông tin, sự lên ngôi của mạng xã hội, facebook, tiktok, youtube… trở thành kênh thông tin chủ đạo, thu hút lượng lớn người dùng gây ra sự cạnh tranh trực tiếp với báo chí truyền thống.
Bên cạnh đó, hiện nay người đọc có nhiều lựa chọn tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, tốc độ lan truyền thông tin nhanh chóng đòi hỏi nhà báo phải thực sự nhanh nhạy, chính xác… Chính những điều này khiến cho người học nghề báo chí khó xin việc trong tương lai tới.
- Qua đó bạn có thể nhận biết được những ngành khó xin việc và ngành nghề đang thừa nhân lực trong 2025 – 2030
Ngành Sư phạm
Ngành sư phạm hiện nay đang phải đối mặt với nhiều thách thức khiến cho vấn đề việc làm trở nên khó khăn trong tương lai. Lý do là vì lượng sinh viên được đào tạo đại trà và tốt nghiệp hàng năm quá nhiều trong khi nhu cầu tuyển dụng giáo viên hiện nay và xu hướng trong tương lai đòi hỏi bằng cấp chuyên môn, các kỹ năng công nghệ ngày càng cao.
Chính vì vậy, đối với những sinh viên mới tốt nghiệp ngành sư phạm không đảm bảo được các yếu tố trên sẽ cực kỳ khó xin việc.
Du lịch, nhà hàng – khách sạn
Hiện nay ngành du lịch, nhà hàng và khách sạn đang có sự phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên không đồng nghĩa với việc xin việc dễ dàng. Trong tương lai tới, ngành này dự đoán sẽ đối diện với nhiều thách thức khiến cho việc tìm kiếm việc làm trở nên khó khăn hơn.
Lý do là vì ngành du lịch, nhà hàng và khách sạn có sự cạnh tranh gay gắt, có rất nhiều trường đào tạo và ngày càng nhiều sinh viên tốt nghiệp. Đồng thời, dưới sự phát triển của kinh tế, yêu cầu về kỹ năng mềm và kiến thức chuyên môn ngành càng cao.
Ngoài ra, các biến động về dịch bệnh, thiên tai, khủng bố… cũng có ảnh hưởng rất lớn đến ngành, tình trạng cắt giảm nhân sự, khó khăn trong việc phát triển đang diễn ra ngày càng nhiều khiến cho nhu cầu việc làm của ngành này ngày càng giảm.
Ngành Lịch sử
Ngành Lịch sử hiện nay đang gặp khó khăn trong thị trường việc làm. Người học ngành này thiếu sự chủ động và thích ứng cao, các kỹ năng cần thiết còn hạn chế trong khi thị trường việc làm cạnh tranh do số lượng sinh viên tốt nghiệp ngày càng lớn.
Mặc dù khó xin việc nhưng không đồng nghĩa với không có việc làm. Trên thực tế, cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên tốt nghiệp ngành lịch sử vẫn còn nếu người học ngành này biết phát triển kỹ năng toàn diện, có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, thường xuyên học hỏi và cập nhật xu thế mới.
It can be seen that the labor market is constantly changing, so predicting the industries that are difficult to find jobs in the future is necessary to help you prepare best. Continuously improving your knowledge, skills, especially soft skills and the ability to adapt to changes in technology will be the key to help you succeed in any industry.