- Default
- Bigger
Những lưu ý khi chọn nghề là điều mà các bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường nhất định phải biết. Bởi lẽ, để chọn cho mình một nghề nghiệp tương lai phù hợp, bản thân bạn phải cân nhắc và xem xét rất nhiều để đưa ra cho mình quyết định đúng đắn nhất. Trong bài viết dưới đây, Seoul Academy sẽ chia sẻ một cách đầy đủ nhất về những lưu ý khi chọn nghề để giúp bạn dễ dàng định hướng đúng tương lai của mình.
Tầm quan trọng của việc định hướng nghề từ sớm
Việc chọn nghề cũng chính là chọn tương lai của bản thân mình. Nếu định hướng sai lầm, tương lai của bạn sẽ chông chênh và không vững chắc. Đây cũng chính là lý do vì sao việc định hướng nghề nghiệp từ sớm quan trọng và cần thiết như thế nào.
Khi bắt đầu chọn trường hay chọn nghề học, nhiều bạn chông chênh và thắc mắc rất nhiều: nghề nào phù hợp với tôi? Liệu tương lai tôi có thật sự yêu thích nghề này hay không? Trường hợp này đào tạo nghề tốt chứ?…
Việc chọn trường và chọn nghề tuy là hai vấn đề khác nhau. Nhưng thực tế, hai vấn đề này lại liên quan mật thiết với nhau. Cái này hỗ trợ cái kia và ngược lại. Các bạn đang còn ngồi trên ghế nhà trường, trước khi chọn nghề, hãy đánh giá năng lực, bản thân, tính cách và sở thích của mình để có thể lựa chọn cho mình trường học hay ngành nghề phù hợp nhất! Để sau này chúng ta tránh việc hối hận và phải bắt đầu lại từ đầu.
Những lưu ý khi chọn nghề học sinh cần biết
Chọn nghề trước, chọn trường học sau
Như được chia sẻ ở trên, việc chọn nghề và chọn trường tưởng chừng độc lập, nhưng nó lại liên quan mật thiết với nhau. Tốt nhất, thứ tự bạn cần xác định chính là chọn nghề trước, sau đó mới chọn trường học.
Nhiều bạn nghĩ rằng hai bước này bị trái ngược. Tuy nhiên, theo thực tế cho thấy, nhiều bạn chỉ chọn trường mà thờ ơ với ngành nghề mình học. Nhiều bạn lựa chọn trường học vì nó nổi tiếng, danh giá và có nhiều ngành nghề lựa chọn. Không những vậy, nhiều bạn lại chọn đại trường học và ngành học bởi điểm thi đầu vào thấp…
Những điều này chứng tỏ rằng các bạn đã vô tình đánh mất giá trị, sở thích của bản thân để làm hài lòng cha mẹ hay hài lòng những người khác đang nhìn vào bạn.
Việc chọn nghề trước, chọn trường sau là hai bước hoàn toàn hợp lý. Nó nhằm đảm bảo trước khi chọn trường, bạn đã xác định được nghề nghiệp mà mình muốn làm. Và đến khi bạn đã biết mình sẽ trở thành ai. Việc chọn trường sẽ không còn quan trọng nữa. Vì dù không được vào một trường danh giá, uy tín, bạn vẫn có thể phát triển bản thân, nghề nghiệp vì bạn có sự yêu thích và đam mê.
See also: How to know which industry is right for you? Top 5 effective ways
Nếu việc chọn nghề khó như vậy, chúng ta làm sao để chọn được nghề nghiệp phù hợp. Tất cả sẽ có trong phần lưu ý khi chọn nghề tiếp theo.
Chọn nghề cần biết cách chọn lọc những tác động tư tưởng và quan điểm của người khác
Tương lai của bạn là do bạn quyết định. Tuy nhiên, sẽ có nhiều người không nhìn nhận được bản thân mình, cũng như không biết mình phù hợp với điều gì, nghề gì. Trong khi đó, những người xung quan bạn đôi lúc sẽ hiểu bạn hơn. Do đó, bạn cần nhận những lời khuyên và tư vấn từ những người xung quanh.
Tuy nhiên, “chín người mười ý”, chắc chắn bạn sẽ nhận được rất nhiều lời khuyên và quan điểm khác nhau. Như vậy bạn càng rối hơn đúng không?
Do đó, khi chọn nghề dựa trên lời khuyên hay tư vấn của người khác. Bản thân bạn phải biết cách chọn lọt ý kiến của mọi người. Đối chiếu và so sánh những lời từ vấn đó với bản thân của mình. Từ đó, đưa ra câu trả lời chính xác nhất.
Một số điều bạn cần tránh:
- Chọn nghề theo “nhãn mác” của trường đại học.
- Chọn nghề “nhanh – gọn – lẹ” theo ý kiến của phụ huynh.
- Chọn nghề dưới sự áp đặt.
- Chọn nghề theo xu hướng, dễ kiếm tiền.
- Chọn đại, chọn bừa để đối phó.
- Chọn theo định hướng của bạn bè.
- Bạn bè chọn học gì, mình học nấy.
- Chọn những ngành nghề không hề liên quan đến bản thân mình.
- “Hên – xui – may – rủi”.
Tìm hiểu các ngành nghề xã hội quan tâm nhưng khoan làm gì cả
Khi không biết chọn nghề gì là đúng. Trước hết đừng chọn bừa. Thay vào đó, hãy dành thời gian để tìm hiểu các ngành nghề đang được quan tâm trong xã hội. Nghề đó như thế nào, môi trường làm việc ra sao, mức lương, chuyên môn, công việc, lộ trình thăng tiến… Từ đó, hãy lên cho mình danh sách một số ngành nghề bạn nghĩ rằng, nghề đó có một vài phần trăm phù hợp với mình.
Lúc này đừng quyết định gì cả. Việc của bạn là chọn lọc ra những nghề có tiềm năng và nhu cầu trong xã hội. Tìm hiểu ngành nghề xã hội rất quan trọng trong những lưu ý khi chọn nghề.
Khám phá bản thân để quyết định nghề nghiệp phù hợp
Khi đã liệt kê cho mình những ngành nghề triển vọng. Những lưu ý khi chọn nghề tiếp theo bạn cần làm là khám phá bản thân mình.
Thường có bạn chông chênh khi chọn nghề nguyên nhân chủ yếu là không hiểu bản thân mình. Bản thân cũng như một căn phòng, bạn muốn biết thì phải tự mình đi vào và khám phá nó.
Để chọn nghề phù hợp, xuất phát điểm luôn là sự đam mê, yêu thích và sở trường. Vì vậy, khám phá bản thân được coi là hành động cốt lõi trong việc định hướng nghề nghiệp.
Chọn nghề phù hợp với tính cách bản thân
Tính cách là do bản chất. Bạn có thể thay đổi, cải thiện chuyên môn để phù hợp với bản thân. Nhưng “giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”. Do đó, bạn cần phải lựa chọn nghề nghiệp đúng với sở thích, tính cách của mình. Để mỗi ngày làm việc của bạn, là mỗi ngày vui vẻ và phấn hỏi.
Chọn nghề phù hợp với năng lực, khả năng
Nếu khả năng học của bạn bị giới hạn. Hãy chọn những công việc ít phải suy nghĩ. Nếu khả năng của bạn có hạn, hãy lựa chọn những công việc “1 màu” (1 việc làm duy nhất).
Hiện nay, tỷ lệ học sinh lựa chọn nghề nghiệp quá sức rất nhiều. Nguyên nhân chủ ý là do sự áp đặt và định hướng của các bậc phụ huynh nhằm chạy theo thành tích của xã hội. Do đó, sau khi tiếp xúc và học ngành nghề được lựa chọn sẵn. Nhiều bạn cảm thấy bị ngộp thở và áp lực khi việc học không hề đơn giản.
Vì vậy, hãy biết khả năng và đánh đúng năng lực của mình để chọn cho mình ngành nghề phù hợp nhất!
Lựa chọn nghề học phải cân đo đong đếm tài chính – sức khỏe
Nếu bạn có sự yêu thích nhưng sức khỏe không cho phép. Bạn cũng khó mà theo đuổi nghề này đến cùng.
Không những vậy, tài chính của rất quan trọng. Nếu bạn chọn các ngành nghề học yêu cầu chi phí mua dụng cụ học tập tốn kém. Hay vốn dĩ ngành học đó chi phí đã rất cao. Bạn phải cân nhắc về tình hình của mình. Đây quả thật là vấn đề đáng quan tâm.
Việc định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân sẽ góp phần tạo nên sự vững chắc và an toàn cho tương lai của bạn. Do đó, trong quá trình chọn nghề, bạn hãy thật tỉnh táo, và lưu ý hết sức kỹ càng để đưa ra quyết định đúng với bản thân nhất!
Việc lựa chọn nghề như thế nào là phù hợp?
Với những kiến thức trên, có lẽ bạn đã nắm được cách xác định nghề nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên, việc lựa chọn nghề như thế nào? Khi tìm hiểu, chúng ta sẽ có rất nhiều đáp án và bản thân không biết đâu mới là ngành nghề thật sự phù hợp với mình. Nếu bắt gặp trường hợp này, hãy tuy chỉ đúng 5 nguyên tắc dưới đây trước khi đưa ra quyết định:
Thứ nhất: Chỉ lựa chọn những nghề khiến bản thân thích thú và đúng với sở thích của mình
Nếu muốn đi đường dài với nghề trong tương lai, bạn cần phải làm rõ được nguyên tắc này. Nghe có vẻ dễ vì nó liên quan đến sở thích. Nhưng thực tế sở thích của chúng ta có rất nhiều và ở nhiều mức độ khá nhau. Vậy nên, hãy cân nhắc trước khi lựa chọn. Và hãy lựa chọn công việc nào có thể tạo cho bạn động lực để vượt qua các khó khăn.
Thứ 2: Đừng mơ cao, mơ xa, hãy chọn các nghề mà bản thân mình có thể đáp ứng
Mỗi nghề cần một năng lực khác nhau. Do đó, hãy tìm những công việc mà bản thân mình có thể làm được và đáp ứng được tình tính cách, sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hiện tại, chi phí học nghề phù hợp với tài chính, …
Thứ 3: Chỉ chọn nghề khi đã tìm hiểu rõ về nghề (phải học gì, làm những công việc gì, khả năng mở rộng nghề, …)
Đừng bao giờ ôm một giấc mơ đẹp về nghề nghiệp và cố gắng dấn thân vào nó trong khi chưa biết rõ thông tin về nghề. Trước khi quyết định, hãy tra cứu nghề đó làm những công việc gì, học nghề sẽ được học những gì, yêu cầu ra sao, tuổi tác có phù hợp hay không, …
Nếu có người quen làm trong nghề, đừng ngần ngại, hãy hỏi “1000 câu hỏi vì sao” như một đứa trẻ để có thể hiểu rõ hơn về công việc mà mình đang nhắm tới.
Thứ 4: Chỉ chọn những ngành nghề mà xã hội có nhu cầu
Nguyên tắc này khá quan trọng, nó quyết định sự thành công của bạn trong tương lai. Xã hội hiện nay rất phát triển, nên nhu cầu của người dân cũng thay đổi rất nhiều. Đã có rất nhiều ngành nghề bị lãng quên và người hành nghề trở nên thất nghiệp vì không có khách hàng.
Vậy nên, hãy chọn những nghề xã hội cần và thử suy nghĩ, đánh giá liệu nghề đó có bị biến mất trong tương lai hay vẫn có thể trụ vững được.
Cuối cùng: Hãy chọn những nghề bản thân cảm thấy ý nghĩa và có thể nhìn được giá trị của mình
Đừng bao giờ gò ép bản thân phải làm những công việc mà chính mình không thấy được giá trị của nó mang lại. Nếu bạn là con người xã hội, đừng bắt mình phải làm kế toán. Nếu bạn thích hội họa, đừng bắt mình phải làm việc viết nội dung.
Hãy làm những công việc mà bạn thấy ý nghĩa với chính mình và thấy rõ được giá trị của mình trong đó. Đây cũng chính là động lực để giúp bạn thành công và dễ dàng vượt qua các khó khăn trong nghề.
Lợi ích khi chọn nghề nghiệp theo định hướng của gia đình
Việc được cha mẹ định hướng từ sớm là rất tốt. Cha mẹ luôn là những người đi trước, hiểu và biết rõ được những định hướng nào là tốt cho con cái của mình. Không những thế, điều này còn tăng sự gần gũi của cha mẹ với các con.
Không những vậy, chuyên ngành của cha mẹ cũng sẽ giúp ích rất nhiều đối sự tò mò và thắc mắc của em nhỏ, giúp các em không bị mông lung và rơi vào tình trạng tìm hiểu nghề một cách hời hợp, đi sai hướng trong việc lựa chọn nghề.
Bên cạnh những ưu điểm trên, việc chọn nghề nghiệp theo định hướng của gia còn được gia đình thấu hiểu và tạo điều kiện trải nghiệm, cọ sát với công việc để tích lũy kinh nghiệm và học hỏi từ rất sớm. Từ đó khám phá bản thân liệu có phù hợp với hướng đi đó hay không.
Thế nhưng, vẫn có rất nhiều bậc phụ huynh định hướng con cái theo kiểu áp đặt, bắt buộc, ép con mình phải đi đúng con đường đó mà không hề nghe ý kiến của con, cũng như nguyện vọng nghề nghiệp như thế nào. Chính điều này khiến nhiều bé cảm thấy áp lực và chán nản, mang lại nhiều hậu quả về sau.
Hy vọng những lưu ý khi chọn nghề được chia sẻ ở trên sẽ phần nào giúp bạn hạn chế được những khó khăn khi chọn nghề phù hợp. Chúc tất cả nhanh chóng xác định được nghề nghiệp mà mình mong muốn.