Vấn đề đi làm thêm của sinh viên hiện nay: Lợi ích và rủi ro

Font size
  • Default
  • Bigger
()

Hình ảnh sinh viên năng động vừa miệt mài trên giảng đường vừa tất bật với công việc làm thêm đã trở nên vô cùng quen thuộc. Vấn đề đi làm thêm của sinh viên hiện nay không chỉ là một xu hướng mà còn phản ánh nhiều khía cạnh trong đời sống xã hội, định hướng phát triển của giới trẻ. Bên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận, việc làm thêm cho sinh viên cũng tiềm ẩn không ít thách thức. Tìm hiểu ngay!

Thực trạng vấn đề đi làm thêm của sinh viên hiện nay

Xu hướng sinh viên đi làm thêm ngày càng gia tăng, theo thống kê có đến hơn 60% sinh viên tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM tham gia làm thêm trong thời gian học đại học. Điều này đặt ra nhiều vấn đề quản lý thời gian, đảm bảo sức khỏe, chất lượng học tập và đối mặt với các rủi ro từ môi trường làm việc cho sinh viên.

Số lượng sinh viên đi làm thêm ngày càng gia tăng
Số lượng sinh viên đi làm thêm ngày càng gia tăng

Đây là thực trạng khá phổ biến xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Điển hình có thể kể đến như:

  • Áp lực tài chính: Chi phí sinh hoạt, học phí ngày càng tăng khiến nhiều sinh viên tìm đến việc làm thêm như một giải pháp để trang trải cuộc sống, giảm bớt gánh nặng cho gia đình.
  • Nhu cầu tích lũy kinh nghiệm: Sinh viên nhận thức rõ tầm quan trọng của kinh nghiệm thực tế đối với cơ hội việc làm sau khi ra trường. Các công việc làm thêm, dù là part-time hay thực tập, đều mang lại những bài học thực tế quý giá mà giảng đường không thể cung cấp đầy đủ.
  • Mong muốn khẳng định bản thân và mở rộng mối quan hệ: Đi làm thêm giúp sinh viên tự lập hơn, có cơ hội tiếp xúc với nhiều người, mở rộng các mối quan hệ xã hội và hữu ích cho nghề nghiệp sau này.
  • Sự đa dạng của thị trường việc làm part-time: Các công việc dành cho sinh viên ngày càng phong phú, từ phục vụ, bán hàng, gia sư, trợ giảng đến các công việc liên quan đến chuyên ngành như content creator, thiết kế, lập trình, marketing…

Những lợi ích khi đi làm thêm

Đi làm thêm cho sinh viên trong thời gian học đại học mang đến nhiều lợi ích thiết thực, giúp sinh viên phát triển toàn diện cả về kỹ năng lẫn tài chính. Điển hình một số lợi ích nổi bật có thể kể đến như:

Có thêm thu nhập, thoải mái cuộc sống

Đây chính là lợi ích rõ ràng và thiết thực nhất mà đại đa số sinh viên khi đi làm thêm đều mong muốn. Khoản thu nhập từ việc làm thêm giúp sinh viên tự chủ hơn về tài chính, có thể chi trả các khoản phí sinh hoạt, mua sắm cá nhân, học thêm kỹ năng hoặc đơn giản là giảm bớt sự phụ thuộc vào gia đình.

Sự tự chủ này mang lại cảm giác thoải mái và tự tin hơn trong cuộc sống cho sinh viên thời hiện đại.

Đi làm thêm giúp sinh viên có thu nhập trang trải cuộc sống
Đi làm thêm giúp sinh viên có thu nhập trang trải cuộc sống

Có sự trải nghiệm thực tế

Kiến thức sách vở là nền tảng, nhưng trải nghiệm thực tế mới là yếu tố giúp sinh viên hiểu sâu sắc hơn về ngành nghề mình đang theo đuổi. Làm thêm giúp sinh viên tiếp xúc với môi trường làm việc chuyên nghiệp, học hỏi quy trình làm việc, cách ứng xử và giải quyết vấn đề trong thực tế cuộc sống hằng ngày.

Rèn luyện kỹ năng quản lý bản thân, thời gian, sắp xếp công việc

Việc vừa đi học vừa đi làm với lịch học dày đặc, lịch làm thêm kín buộc sinh viên phải học cách quản lý thời gian hiệu quả. Chính vì vậy các công việc làm thêm sẽ giúp sinh viên rèn luyện được các kỹ năng lập kế hoạch, sắp xếp thức tự ưu tiên công việc, tính kỷ luật và trách nhiệm được rèn luyện từng ngày. Đây chính là những kỹ năng vô cùng cần thiết cho sinh viên trong quá trình làm việc sau này.

Vừa học vừa làm với lịch dày đặc buộc sinh viên phải học cách quản lý thời gian, sắp xếp công việc hiệu quả
Vừa học vừa làm với lịch dày đặc buộc sinh viên phải học cách quản lý thời gian, sắp xếp công việc hiệu quả

Tạo Profile tốt

Có kinh nghiệm làm thêm dù là ở vị trí nào cũng là một điểm cộng lớn cho sinh viên khi cập nhật trong hồ sơ xin việc sau khi ra trường. Điều này cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là người năng động, không ngại thử thách, có những va chạm nhất định với các môi trường làm việc thực tế.

Rèn luyện sự năng động

Môi trường làm việc thực tế luôn đòi hỏi sự chủ động, nhanh nhẹn cũng như khả năng thích ứng. Vì vậy mà sinh viên khi đi làm thêm thường sẽ hoạt bát, tự tin hơn trong giao tiếp và xử lý tình huống so với những sinh viên chỉ tập trung vào việc học.

Làm việc trong môi trường thực tế sẽ giúp sinh viên rèn luyện được sự chủ động, nhanh nhẹn
Làm việc trong môi trường thực tế sẽ giúp sinh viên rèn luyện được sự chủ động, nhanh nhẹn

Hiểu được giá trị đồng tiền

Thực tế khi tự tay kiếm ra tiền, sinh viên sẽ biết trân trọng sức lao động, biết quý trọng giá trị của đồng tiền. Từ đó bạn sẽ học được cách chi tiêu hợp lý, tiết kiệm, có kế hoạch tài chính cá nhân rõ ràng, cụ thể hơn.

Có thêm kinh nghiệm

Bên cạnh những kinh nghiệm về môi trường làm việc thực tế, đi làm thêm còn giúp sinh viên tích lũy thêm kinh nghiệm về các lĩnh vực chuyên môn cụ thể nếu công việc liên quan đến ngành học hoặc các kỹ năng bổ trợ như giao tiếp với khách hàng, làm việc nhóm, bán hàng, chăm sóc khách hàng…

Dù là công việc gì cũng sẽ giúp sinh viên có thêm những kinh nghiệm cụ thể
Dù là công việc gì cũng sẽ giúp sinh viên có thêm những kinh nghiệm cụ thể

Khám phá năng lực bản thân

Trong thời sinh viên thử sức với nhiều công việc làm thêm khác nhau giúp sinh viên hiểu rõ hơn về điểm mạnh, điểm yếu, sở thích và đam mê của mình. Đôi khi một công việc làm thêm có thể giúp bạn nhận ra con đường sự nghiệp phù hợp với bạn mà trước đó có thể bạn chưa nhận ra.

Điểm mất khi đi làm thêm của sinh viên

Bên cạnh những lợi ích khi đi làm thêm kể trên, sinh viên cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, rủi ro khi quyết định đi làm thêm có thể kể đến như:

Bên cạnh những lợi ích, sinh viên cũng phải đối mặt với không ít khó khăn khi quyết định đi làm thêm
Bên cạnh những lợi ích, sinh viên cũng phải đối mặt với không ít khó khăn khi quyết định đi làm thêm
  • Ảnh hưởng sức khỏe: Nhiều người làm việc quá sức, thiếu ngủ, ăn uống thất thường do phải chạy đua giữa lịch học và lịch làm có thể gây suy giảm sức khỏe thể chất và tinh thần.
  • Sao nhãng việc học: Vừa làm thêm vừa đi học khiến quỹ thời gian của sinh viên eo hẹp. Khi quá mệt mỏi có thể khiến sinh viên bỏ bê bài vở, vắng học, không có thời gian ôn bài, dẫn đến kết quả học tập giảm sút.
  • Ít thời gian tham gia các hoạt động sinh viên: Khi đi làm thêm, sinh viên sẽ ít có thời gian tham gia các hoạt động ngoại khóa của trường lớp, các câu lạc bộ, đội nhóm, hoặc dành thời gian cho bạn bè, gia đình, sở thích cá nhân.
  • Rủi ro trong công việc: Trong quá trình tìm việc làm thêm, sinh viên cũng có thể gặp phải những công việc không phù hợp, môi trường làm việc độc hại, bị lừa đảo, bị bóc lột sức lao động, trả lương không xứng đáng hoặc gặp các vấn đề về an toàn lao động.
  • Áp lực và căng thẳng: Việc phải cùng lúc đóng nhiều vai trò vừa là sinh viên, vừa là nhân viên và cố gắng hoàn thành tốt mọi thứ gây ra áp lực và căng thẳng tâm lý không nhỏ cho đại đa số sinh viên.
  • Nguy cơ hình thành tư duy lệch lạc: Nếu không cân bằng tốt, một số sinh viên có thể quá coi trọng việc kiếm tiền mà xem nhẹ việc học, dẫn đến những định hướng sai lầm cho tương lai.

Mẹo cân bằng giữa việc học và đi làm cho sinh viên

Để phát huy tối đa các lợi ích và giảm thiểu những tác động tiêu cực đến từ việc làm thêm, sinh viên cần biết cách cân bằng hiệu quả giữa việc học và việc đi làm. Một số mẹo cân bằng hữu ích mà sinh viên có thể tham khảo như sau:

Xác định mục tiêu và lập kế hoạch khoa học khi quyết định làm thêm để cân bằng giữa việc học và làm
Xác định mục tiêu và lập kế hoạch khoa học khi quyết định làm thêm để cân bằng giữa việc học và làm
  • Xác định mục tiêu và thứ tự ưu tiên: Trước khi đi làm thêm, bạn cần xác định mục tiêu rõ ràng, đi làm thêm vì tiền? kinh nghiệm hay kỹ năng? Dù làm gì thì bạn cũng luôn nhớ rằng nhiệm vụ quan trọng nhất của sinh viên vẫn là học tập, đặt việc học lên hàng đầu.
  • Lựa chọn việc làm thông minh: Sinh viên cần ưu tiên những công việc có thời linh hoạt, không ảnh hưởng nhiều đến lịch học. Tìm việc gần trường để tiết kiệm thời gian di chuyển. Nếu được, bạn hãy lựa chọn việc làm thêm liên quan đến ngành học để tích lũy kinh nghiệm chuyên môn.
  • Lập kế hoạch khoa học: Bạn có thể sử dụng sổ tay, lịch điện tử hoặc các ứng dụng quản lý thời gian để lên lịch chi tiết cho việc học, làm, nghỉ ngơi, giải trí… Và đặc biệt phải tuân thủ kế hoạch đề ra.
  • Chăm sóc sức khỏe bản thân: Dù đi học, đi làm, sinh viên cũng cần đảm bảo ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, dành thời gian vận động nhẹ nhàng để duy trì sức khỏe, thể chất và tinh thần.
  • Không làm việc quá sức: Bạn cần biết tự lượng sức mình, đừng ôm đồm quá nhiều công việc hoặc làm việc với cường độ cao. Nếu cảm thấy quá tải, hãy cân nhắc giảm giờ làm hoặc ngừng công việc.
  • Học cách từ chối: Hãy học cách nói không với những lời mời hoặc yêu cầu công việc phát sinh ảnh hưởng nghiêm trọng đến lịch trình đã định hoặc quá sức của bạn.

Trên đây là nội dung chia sẻ chi tiết vấn đề đi làm thêm của sinh viên đang gặp phải hiện nay. Đi làm thêm mang đến nhiều lợi ích về mặt tài chính, kinh nghiệm và kỹ năng nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không biết cách cân bằng. Vì vậy, khi kết hợp vừa làm thêm vừa học, bạn cần tỉnh táo, sắp xếp công việc và thời gian hợp lý, luôn đặt việc học lên hàng đầu… Những điều này sẽ giúp bạn biến việc làm thêm thành một trải nghiệm quý giá, góp phần xây dựng một hành trang vững chắc cho tương lai.

See also: Can I work part-time in the dormitory?

/5 ( vote)

No reviews yet!

()

/5 ( vote)

No reviews yet!


COMMENT (0 comments)
ARTICLES ON THE SAME TOPIC
RELATED VIDEOS
WHAT THE PRESS SAY ABOUT US
youth
youth
legal life
24h
vnexpress
channel 14
vietbao
long time
EVENT ACTIVITIES